Phác đồ điều trị vảy nến chi tiết tổng hợp thông tin ban hành từ Bộ Y Tế

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Phác đồ điều trị vảy nến do Bộ Y tế ban hành được coi như là “kim chỉ nam” cho cả bác sĩ da liễu và người mắc bệnh này. Quan trọng nhất là người bệnh phải thăm khám xác định mức độ và tình trạng vảy nến để từ đó bác sĩ xác định được phác đồ với các phương pháp điều trị phù hợp.

Tổng quan về bệnh vảy nến

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính với tỉ lệ dân số mắc phải trung bình hiện nay là 2 – 3%. Biểu hiện rõ rệt nhất ở bệnh này là trên da xuất hiện các mảng sần đỏ, da chết bong ra có dạng vảy màu trắng bạc. Bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các mảng da bị tổn thương của bệnh vảy nến có ranh giới rõ ràng với vùng da lành lặn xung quanh. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, dùng tay gãi vào các mảng sần làm cho da bong tróc, lộ rõ những đốm máu nhỏ bên dưới.

phac do dieu tri vay nen
Hình ảnh bệnh nhân bị vảy nến thể mảng ở cánh tay

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến là cơ chế di truyền hoặc yếu tố rối loạn miễn dịch. Các yếu tố khác ít tác động hơn như: nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc hay môi trường sinh sống. Ngoài ra, các yếu tố như stress, chấn thương, nghiện rượu bia, chất kích thích… sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Một khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh xác định phải “chung sống” với nó cả đời. Khi áp dụng phác đồ điều trị vảy nến, bác sĩ cần phải cân nhắc về các vấn đề như: tuổi tác, loại vảy nến, mức độ tổn thương da, tiền sử bệnh tật và các loại thuốc mà người bệnh đã sử dụng trước đó.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Khám chẩn đoán bệnh vảy nến

Trước khi đi vào phác đồ điều trị vảy nến chi tiết, chúng ta cần biết được những yếu tố nào giúp xác định hướng điều trị bệnh vảy nến. Đó là bước thăm khám trực tiếp, thông qua biện pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và xác định thể bệnh, mức độ bệnh.

Chẩn đoán lâm sàng bệnh vảy nến

Trong quy trình chẩn đoán bệnh vảy nến, đây là bước thăm khám đầu tiên. Bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng trên da của người bệnh để xác định người đó có bị vảy nến hay không, loại vảy nến đang mắc phải là gì và tình trạng tổn thương da cấp độ mấy. Cụ thể những dấu hiệu của bệnh này như sau:

  • Vị trí tổn thương da: Thường gặp nhất là vùng mặt duỗi của chân, tay; đầu gối; mấu chuyển ở khớp ngón tay, ngón chân; khuỷu tay. Ngôn ngữ chuyên môn gọi các vị trí này là dấu hiệu Koebner.
  • Dạng tổn thương da: Vết sần đỏ dạng hình đồng xu hoặc hình bầu dục; da đóng thành lớp vảy bạc, có viền đỏ rõ ràng nhận biết với vùng da lành lặn xung quanh; dùng tay ấn vào vùng da tổn thương thấy mềm, không đau.
  • Tổn thương ở móng tay, móng chân: Trên bề mặt lớp sừng ở móng tay, móng chân có dạng đốm trắng hoặc viền vàng, không nhẵn nhụi mà gồ ghề như lượn sóng. Ở bệnh nhân nặng còn có thể xuất hiện mủ tụ dưới móng hoặc viền móng, mất móng.
  • Tổn thương ở niêm mạc mắt, lưỡi, miệng họng: Xuất hiện vết đỏ có thể có ít vảy hoặc không có vảy, có ranh giới rõ với vùng da xung quanh. Đặc biệt triệu chứng vảy nến trong miệng, trên bề mặt lưỡi tương tự như bệnh viêm lưỡi dạng bản đồ. Ở bệnh nhân nam, dấu hiệu vảy nến còn xuất hiện ở niêm mạc bao quy đầu.
  • Hình thái tổn thương: Ở các vị trí xuất hiện dấu hiệu bệnh vảy nến sẽ có xu hướng đối xứng nhau.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Khi chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh mô da và hình ảnh soi da để xác định được bệnh nhân mắc loại vảy nến gì, cấp độ bao nhiêu. Ở bệnh nhân bị vảy nến, mô bệnh học đặc trưng có các đặc điểm như: mất lớp hạt, tăng gai, á sừng, viêm thâm nhiễm, lớp gai quá sản.

Hai loại bệnh vảy nến điển hình nhất bao gồm:

  • Bệnh vảy nến thể thông thường: Vảy nến thể đồng tiền, thể mảng, thể giọt
  • Bệnh vảy nến thể đặc biệt: Vảy nến ở lòng bàn tay, bàn chân; vảy nến thể đảo ngược; vảy nến toàn thân; vảy nến móng – khớp.

Chẩn đoán xác định

Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên 3 yếu tố sau đây để đánh giá được tình trạng mắc bệnh vảy nến của bệnh nhân:

  • Tổn thương trên da với hình thái, màu sắc rõ rệt, da bong tróc dạng vảy màu trắng
  • Tiến hành cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính, thấy xuất hiện các đốm máu nhỏ li ti dưới lớp vảy.
  • Hình ảnh mô bệnh học da của bệnh nhân
phac do dieu tri vay nen
Thăm khám da liễu là việc bắt buộc để xác định phác đồ điều trị vảy nến

Bên cạnh đó, bác sĩ còn xác định tình trạng mắc vảy nến của bệnh nhân dựa trên ảnh hưởng về mặt tâm lý. Từ những chẩn đoán này, phác đồ điều trị vảy nến phù hợp sẽ được đưa ra và bệnh nhân tuân thủ thực hiện theo để mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe.

Phác đồ điều trị vảy nến tổng quan theo thông tin từ Bộ Y tế

Bệnh vảy nến hiện nay được điều trị chủ yếu bằng thuốc và quang trị liệu. Dựa trên tình trạng bệnh học cụ thể, xác định đúng mức độ và giai đoạn mắc bệnh vảy nến, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Là bệnh mãn tính nên nếu lạm dụng thuốc bôi, thuốc uống chữa vảy nến không đúng thời điểm có thể khiến bệnh càng trầm trọng và khó điều trị hơn.

Nguyên tắc điều trị bệnh vảy nến

Theo hướng dẫn từ phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế thì người mắc bệnh vảy nến sẽ được chỉ định điều trị tại chỗ hoặc phối hợp điều trị toàn thân dựa trên đánh giá mức độ tổn thương da như sau:

  • Áp dụng phác đồ điều trị vảy nến tại chỗ trong trường hợp bệnh nhân có diện tích tổn thương da <30%.
  • Áp dụng phác đồ điều trị phối hợp tại chỗ và điều trị nội khoa khi tổn thương bề mặt da >30%.

Điều trị bệnh vảy nến tại chỗ

Phác đồ điều trị vảy nến Bộ Y Tế thường được chỉ định cho những bệnh nhân mới phát hiện bệnh, tổn thương da diện hẹp và tại các vị trí dễ dàng tiếp cận được như chân, tay, mặt… Bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc bôi bề mặt da phổ biến sau đây:

Thuốc bôi da calcipotriol

Calcipotriol là một loại thuốc được sử dụng phổ biến đối với bệnh nhân bị vảy nến. Thuốc có tác dụng ức chế sản sinh tế bào sừng và kích thích quá trình biệt hoá các tế bào sừng, da chết này. Thuốc được chỉ định trong mọi trường hợp bị vảy nến giai đoạn tấn công, thường được chỉ định dùng kết hợp với thuốc bôi có chứa corticoid.

Thuốc bôi ngoài da calcipotriol là dẫn chất vitamin D3, dạng gel hoặc dạng mỡ, thường được chỉ định với liều 2 lần/ngày, tổng lượng thuốc dùng mỗi tuần không vượt quá 1000mg.

Thuốc bôi da có chứa corticoid

Chất kháng viêm corticoid khi sử dụng đúng liều lượng sẽ giúp nhanh chóng khống chế tình trạng phát triển của tế bào sừng. Người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị vảy nến bác sĩ đưa ra để tránh tình trạng lạm dụng corticoid gây nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ như rạn da, teo da, giãn mạch…

Các loại thuốc bôi trị vảy nến có chứa corticoid được sử dụng nhiều hiện nay là: Synalar, Diprosone, Tempovate, Sicorten, Flucinar, Eumovate, Lorinden, Betnovate… Liều dùng thuốc thông thường là bôi 1 lớp mỏng lên da 1 lần/ngày.

phac do dieu tri vay nen
Phác đồ điều trị vảy nến tại chỗ

Thuốc bôi ngoài da Salicylic Acid loại 2%, 3%, 5%

Thuốc có dạng gel, thường được sử dụng với liều bôi ngoài da 1 – 2 lần/ngày. Salicylic có tác dụng chống á sừng, điều trị bong vảy, bạt sừng. Thuốc thường được chỉ định dùng kết hợp với thuốc bôi chứa corticoid để tăng hiệu quả kháng viêm, nhất là với những bệnh nhân có biểu hiện thâm nhiễm nền cứng cộm.

Lưu ý, thuốc bôi Salicylic chỉ được dùng trong phác đồ điều trị vảy nến tại chỗ, không được dùng toàn thân vì có thể gây ngộ độc, men gan tăng đột biến thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Thuốc trị vảy nến tại chỗ Dithranol và Anthralin

Hai loại thuốc này được chỉ định cho cả trường hợp điều trị tấn công và điều trị duy trì. Thuốc mang lại hiệu quả cao nhất khi điều trị vảy nến thể mảng, kể cả tổn thương thành mảng lớn. Liều dùng chỉ định thường là bôi ngoài da 1 lần/ngày.

Lưu ý khi bôi Dithranol và Anthralin là cần rửa sạch da sau khi bôi thuốc khoảng 15 – 20′ bằng nước mát, không được tắm nước nóng. Bệnh nhân tuyệt đối không được bôi Dithranol và Anthralin khi có mủ dưới da.

Thuốc bôi ngoài da Goudron

Goudron là thuốc có nguồn gốc từ cây gỗ có nhựa hoặc than đá, được xếp vào nhóm thuốc khử oxy. Thuốc được chỉ định điều trị tấn công, nhằm mục đích làm dịu tổn thương trên da, làm mềm da, tan nhiễm cộm.

Thuốc có đặc trưng dễ nhận biết là màu đen, mùi nồng hơi hắc, khá khó chịu. Vì vậy khi bôi thuốc bệnh nhân cần chú ý cẩn thận dây thuốc lên quần áo khó giặt sạch hoàn toàn. Tốt nhất nên bôi thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ và mặc quần áo tối màu.

Một số loại thuốc bôi da cung cấp dưỡng chất khi điều trị vảy nến

Ngoài các loại thuốc chuyên dùng cho điều trị vảy nến kể trên thì bác sĩ có thể kê thêm vitamin A và kẽm oxit cho người bệnh. Các loại thuốc này có tác dụng giảm kích ứng, làm dịu vùng da bị tổn thương và giảm bớt hiện tượng dày sừng.

Phác đồ điều trị tận gốc bệnh vảy nến không kháng sinh hiệu quả, an toàn

Hiện nay, Nhất Nam Y Viện là nơi tái hiện hoàn hảo các bài thuốc quý của Thái Y Viện triều Nguyễn và ứng dụng trong điều trị viêm da. Từ việc kế thừa bài thuốc chữa viêm da cho vua Gia Long của Ngự y triều Nguyễn, các bác sĩ đã hoàn thiện bài nam dược trị vảy nến Nhất Nam An Bì Thang và xây dựng phác đồ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ.

phac do dieu tri vay nen
Nguồn gốc của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang

Phác đồ điều trị 3 giai đoạn giúp điều trị bệnh chuyên sâu

Phác đồ điều trị vảy nến bằng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang sẽ trải qua 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, thuốc sẽ có những tác động khác nhau vào cơ giúp chữa lành tổn thương da bên ngoài, bồi dưỡng và tăng cường sức khỏe từ bên trong, ngăn chặn quá trình rối loạn biệt hóa tế bào sừng hình thành vảy nến.

  • Giai đoạn đầu: Khi thuốc hấp thu vào cơ thể sẽ phát huy tính năng giải độc, tiêu viêm và thanh lọc cơ thể. Các triệu chứng như mẩn ngứa, khô rát, bong tróc trên da thuyên giảm dần.
  • Giai đoạn hai: Bài thuốc giúp se khít vùng da viêm nhiễm, phục hồi tổn thương, ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan hoặc bội nhiễm.
  • Giai đoạn ba: Các tế bào da phát triển, sản sinh lớp biểu bì da mới giúp vùng tổn thương phục hồi lại trạng thái bình thường. Đồng thời thuốc sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, ngăn ngừa các tế bào tấn công da khiến vảy nến có nguy cơ tái phát nhanh chóng. 

phac do dieu tri vay nen

Phác đồ điều trị vảy nến toàn thân

Khi xác định được diện tích tổn thương bề mặt da lớn hơn 30% hoặc dưới 30% nhưng bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề thì cần thiết phải áp dụng phác đồ điều trị vảy nến toàn thân. Bệnh nhân được chỉ định điều trị kết hợp bằng thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và quang trị liệu.

Điều trị vảy nến bằng biện pháp quang trị liệu

Đây là phương pháp điều trị vảy nến toàn thân được áp dụng phổ biến nhất tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và khoa da liễu các bệnh viện, phòng khám uy tín. Điều trị quang trị liệu mang lại hiệu quả rõ rệt cho bệnh nhân bị vảy nến thể thông thường, nhanh chóng làm dịu da, làm sạch tổn thương vảy nến trên da với tác dụng giảm số lượng và giả hoạt hoá lympho T, chống phân bào, ức chế tổng hợp AND, ức chế tế bào sừng…

Phương pháp này còn được gọi tắt là PUVA trị liệu với phác đồ 3 bước như sau:

  • Chiếu tia UVA – tia cực tím sóng A với tần số bước sóng 320 – 400nm. Tần suất thực hiện là 2 ngày/lần hoặc 3 lần/tuần.
  • Chiếu tia UVB – tia cực tím sóng B với tần số bước sóng 290 – 300nm. Tần suất thực hiện tương tự 2 ngày/lần hoặc 3 lần/tuần. Hiện nay, chiếu tia UVB điều trị vảy nến được đánh giá là mang lại hiệu quả cao hơn khi thay thế bằng UVB dải hẹp.
  • Chiếu tia PUVA: Tức là phối hợp dùng thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen với chiếu tia UVA. Người bệnh được cho dùng thuốc trước khi chiếu tia 2 tiếng. Khi chiếu tia UVA, liều lượng sẽ được tăng dần đều từ 0,5 – 1 J/cm2.

Xem thêm

phac do dieu tri vay nen
Quang trị liệu chữa vảy nến toàn thân

Trong quá trình quang trị liệu, người bệnh thường không phải dùng thêm thuốc bôi hoặc thuốc uống mà sẽ được chỉ định dùng sau khi kết thúc liệu trình. Tùy từng giai đoạn mà tần suất thực hiện chiếu tia sẽ khác nhau, chẳng hạn như khi điều trị tấn công thì cần tăng tần suất lên 3 lần/tuần, thường áp dụng từ 1 – 2 tháng. Còn khi chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì thì tần suất giảm xuống còn 1 lần/tuần, liên tục trong 2 tháng.

Lý do phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị vảy nến phương pháp quang trị liệu này là để hạn chế tác dụng phụ như: đỏ da, bỏng da, nổi mụn nước, ngứa toàn thân, buồn nôn, nôn ói.

Phác đồ điều trị vảy nến toàn thân bằng thuốc uống

Dùng các loại thuốc trị vảy nến đường uống cũng là phương pháp chữa trị hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Người bệnh lưu ý phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vảy nến do bác sĩ chỉ định vì liều dùng và loại thuốc cho mỗi trường hợp cụ thể sẽ khác nhau. Tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc nhờn thuốc, khiến việc chữa bệnh khó khăn hơn.

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh vảy nến:

Nhóm thuốc điều trị vảy nến đường uống retinoid

Đây là một loại dẫn xuất vitamin A giúp điều hòa tăng trưởng tế bào, ức chế quá trình tăng sản biểu bì, từ đó có thể biệt hoá tế bào sừng. Một số loại dược phẩm có chứa retinoid thông dụng như: Tigason, Soriatane. Thuốc thường được kê với liều dùng như sau:

  • 1 – 2 tuần đầu: tăng dần từ 10mg/ngày lên 20mg/ngày
  • Cần tái khám sau 2 tuần dùng thuốc để bác sĩ xác định hiệu quả và điều chỉnh liều lượng
  • Giai đoạn điều trị tấn công cần dùng liên tục 1 – 12 tháng. Sau đó chuyển sang điều trị duy trì thì giảm liều và có thể dùng cách quãng.

Thuốc trị vảy nến dạng uống Methotrexate (MTX)

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị vảy nến thể mảng lan rộng toàn thân; vảy nến đỏ; vảy nến khớp. Methotrexat mang lại hiệu quả ức chế tăng sinh tế bào thượng bì, ức chế miễn dịch, ức chế tổng hợp acid nucleic từ đó giúp chống viêm toàn thân, giảm hoá ứng động của bạch cầu đa nhân.

Thuốc chủ yếu được kê đường uống, một số trường hợp đặc biệt có thể được chỉ định tiêm bắp với liều 10mg/tuần. Cụ thể liều dùng phổ biến của thuốc Methotrexate như sau:

  • Uống 2 viên loại 2,5mg/viên trong tuần đầu tiên. Mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Sau khi uống thuốc cần được xét nghiệm máu đo nồng độ thuốc. Đây là liều dùng test độ đáp ứng thuốc trong tuần đầu tiên.
  • Sang tuần thứ 2, bệnh nhân cần uống 3 viên loại 2,5mg/viên, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.

Thuốc điều trị vảy nến toàn thân đường uống Cyclosporin

Thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân bị vảy nến thể mủ, không thể dùng được thuốc bôi trị vảy nến. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm hoạt tính lympho T ở thượng bì, chân bì của vùng da bị bệnh.

Liều dùng thông thường:

  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2,5 – 5mg
  • Dùng thuốc liên tục trong 4 tuần đầu, sau đó tái khám để bác sĩ xác định mức độ đáp ứng thuốc rồi có thể chuyển sang điều trị duy trì với liều 2,5mg/lần, dùng liên tục trong 6 tuần.
phac do dieu tri vay nen
Thuốc Cyclosporin dành riêng cho bệnh nhân bị vảy nến thể mủ

Ngoài các loại thuốc đặc trị đường uống kể trên, các loại vitamin B12, vitamin C, vitamin H3, Biotin; thuốc kháng histamin tổng hợp cũng thường được chỉ định trong phác đồ điều trị vảy nến toàn thân.

Lưu ý quan trọng khi áp dụng phác đồ điều trị vảy nến

Mặc dù là thông tin chính thống từ Bộ y tế ban hành nhưng phác đồ điều trị vảy nến chỉ có tính chất tham khảo, không được tự ý áp dụng khi không có chuyên môn nghiệp vụ hoặc không có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Điều trị vảy nến là hành trình dài hơi, cần kiên trì thực hiện mới có kết quả và cũng rất dễ tái phát nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng thuốc, phương pháp điều trị và thời gian điều trị.

Bên cạnh việc dùng thuốc đúng liều, tái khám đúng lịch, bệnh nhân cũng cần lưu ý xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt người bị bệnh vảy nến cần tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc các vấn đề về tinh thần khác. Bởi đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc bệnh tiến triển nhanh hay chậm.

Như vậy, phác đồ điều trị vảy nến theo Bộ y tế bao gồm điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống, và quang trị liệu đã được thông tin chi tiết trong bài viết này. Mỗi chúng ta chỉ nên tham khảo, không nên tự ý áp dụng, việc áp dụng phác đồ điều trị vào thực tế cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám bệnh tình cụ thể.

Dành cho bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *