Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả (Mới nhất)

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh thường quan tâm đến phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nào hiệu quả nhất. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh trạng cụ thể mà đưa ra những phác đồ phù hợp. Do đó, các bạn hãy cùng tìm hiểu về rõ hơn về vấn đề này qua bài viết bên dưới.

phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Viêm đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến

Chẩn đoán bệnh – Cơ sở xây dựng phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Việc chẩn đoán chính xác tình trạng viêm đường tiết niệu sẽ là cơ sở để các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu phù hợp cho bệnh nhân. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh được thực hiện như sau:

Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể chia thành hai nhóm dựa trên giải phẫu sinh lý đường tiết niệu của bệnh nhân như sau:

Chuẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên là tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài từ thận đến miệng niệu quản. Loại nhiễm khuẩn này chủ yếu xảy ra ở nhu mô thận, thành của đài bể thận. Một số triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên thường được chẩn đoán bao gồm:

  • Đau buốt một bên thắt lưng. 
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu đục.
  • Mạch đập nhanh, dồn dập.
  • Người sốt cao từ 39 đến 40 độ C, có biểu hiện rét run.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, người gầy sút trông thấy.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị chít hẹp niệu quản hoặc có sỏi thận thì sẽ sẽ có tình trạng đau quặn ở thắt lưng.

Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới xảy ra ở bàng quang, niệu đạo và thậm chí cả bộ phận sinh dục của nam giới. Một số hình thái của bệnh như:

phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Chẩn đoán lâm sàng viêm đường tiết niệu dưới

Do đó, chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cần dựa trên các biểu hiện:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục có lẫn máu hoặc mủ do những triệu chứng của việc bàng quang bị kích thích.
  • Hạ vị luôn trong tình trạng đau tức.
  • Tuyến tiền liệt và tinh hoàn bị viêm, có thể kèm theo sốt cao trên 39 độ C.
  • Cảm giác bìu dưới bị đau dữ dội do tình trạng viêm mào tinh hoàn.

Với bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, khi khám lâm sàng, nếu ấn vào hạ vị, bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn. Bàng quang bị ứ nước, tuyến tiền liệt sưng to, tinh hoàn nóng và có thể bị sưng đỏ một hoặc cả hai bên.

Chẩn đoán qua phương pháp y khoa

Khi có một vài biểu hiện lâm sàng của viêm đường tiết niệu, bệnh nhân cần đến thăm khám y tế và được chỉ định sử dụng các biện pháp y khoa để xác định bệnh. Một số biện pháp y khoa xác định tình trạng viêm đường tiết niệu bao gồm:

Tiến hành xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Khi lượng bạch cầu trong nước tiểu lớn hơn 100ml, tức là bệnh nhân đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Lưu ý: Trước khi tiến hành lấy mẫu nước tiểu, bệnh nhân cần được sát trùng kỹ càng bộ phận sinh dục. Lần nước tiểu đầu tiên cũng sẽ không được sử dụng bởi chúng có thể chứa tạp khuẩn, sẽ cho kết quả xét nghiệm thiếu chính xác.

Tiến hành chụp hệ tiết niệu

Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp hệ tiết niệu để kiểm tra xem liệu trong đường tiết niệu có sỏi cản quang hay không. Hình thức này sử dụng để phát hiện ra mọi loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Tiến hành xét nghiệm máu

Khi bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu thì những chỉ số trong máu sẽ biến đổi. Do đó, xét nghiệm máu cũng là biện pháp để xác định chính xác tình trạng bệnh.

phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Xét nghiệm máu để xác định tình trạng viêm đường tiết niệu

Các chỉ số của máu khi xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị viêm nhiễm bao gồm:

  • Hàm lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên.
  • Tốc độ lắng máu VS cao hơn nhiều mức bình thường.
  • Định lượng Ure, Creatinin máu – chỉ số đánh giá chức năng thận – biến đổi.

Tiến hành siêu âm

Việc siêu âm là biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu một cách chính xác, thuận tiện và giá thành thấp. Nó cho phép bác sĩ chẩn đoán ra cả tình trạng nghẽn đường tiểu do dị vật, khối u…

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu được chia ra theo từng nhóm đối tượng mắc bệnh, loại bệnh và tình trạng bệnh. 

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu chung

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu trên

Viêm đường tiết niệu trên như viêm thận, viêm bể thận sẽ sử dụng lộ trình thuốc như sau:

  • Sử dụng kết hợp kháng sinh đường uống và gentamicin TB.
  • Gentamicin 80mg: 3-5mg/kg/ngày: Sử dụng trong 7 ngày liên tục. Trong quá trình dùng cần theo dõi tình trạng chức năng thận.
  • Ciprofloxacin 0.5g: 15-20mg/kg/ngày: Sử dụng trong 10 đến 14 ngày.

Khi kết thúc liệu trình điều trị, tiến hành xét nghiệm nước tiểu để xem tiến triển của bệnh rồi có biện pháp xử lý tiếp theo.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu dưới

Để điều trị viêm đường tiết niệu dưới, áp dụng lộ trình thuốc như sau:

  • Sulfamid: Uống 2 viên/ngày
  • Ciprofloxacin 0.5g: Sử dụng 15-20mg/kg/ngày
  • Nitrofuran: Liều lượng dùng là 150mg/ngày
phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Sử dụng thuốc kháng sinh là giải pháp giảm nhanh triệu chứng của bệnh

Các loại kháng sinh trên sẽ được chỉ định sử dụng trong ít nhất 10 ngày để sát khuẩn niệu đạo. Trong quá trình dùng thuốc, cần kết hợp uống nhiều nước hơn ngày thường. Sau khi kết thúc việc dùng thuốc, phải xét nghiệm lại nước tiểu.

Xem thêm

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu cho từng đối tượng

Một số các phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu cho từng đối tượng cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nam có biến chứng

Khi bệnh nhân nam giới được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu có biến chứng hoặc kèm theo viêm tiền liệt tuyến, các bác sĩ sẽ căn cứ tình hình bệnh trạng của bệnh nhân để xử lý.

Một số những thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolones sẽ được sử dụng bao gồm:

  • Uống 2 lần/ngày thuốc Ciprofloxacin 500mg: 2 lần/ngày.
  • Ofloxacin 200mg: Sử dụng với liều lượng 2 lần/ngày.
  • Norfloxacin 400mg: Uống đều đặn theo liệu trình mỗi ngày 2 lần.
  • Uống mỗi ngày 1 lần thuốc Levofloxacin 500mg.

Lưu ý: Nhóm thuốc này dùng trong 28 ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với Fluoroquinolones thì bác sĩ sẽ đổi sang các dạng thuốc khác tương đương.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở người lớn tuổi

Bệnh nhân sẽ được sử dụng phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu với liệu trình kháng sinh 3 ngày nếu thể trạng tốt. Còn nếu kém, có thể sử dụng liệu trình kháng sinh 7 ngày. Tuy nhiên, liệu trình này sẽ có nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe hơn.

phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu cho người già

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần cân nhắc đến độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em như sau:

  • Đối với trẻ bị viêm nặng, cần truyền dịch và sử dụng kháng sinh phù hợp. Thông thường loại kháng sinh đầu tiên được sử dụng cho trẻ là Cephalosporin thế hệ III.
phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Chữa viêm đường tiết niệu cho trẻ em sớm nhằm đạt hiệu quả cao
  • Khi trẻ có khuẩn Gram (+) thì dùng phối hợp Aminoside cùng ampicillin hoặc Amoxicillin/Clavulanate. Sau khi có kết quả của việc nuôi cấy nước tiểu sẽ điều chỉnh loại kháng sinh phù hợp.
  • Trong trường hợp trẻ không thích ứng với Cephalosporin thế hệ III thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng Aztreonam hoặc Aminoside thay thể.
  • Với những trẻ nhỏ tuổi, sẽ tránh sử dụng chloramphenicol, Tetracycline, Rifampicin, Amphotericin B, Amphotericin, ceftriaxone và Sulphamides.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu thì cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Theo đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí mắc bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp. Cụ thể như sau:

  1. Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu dưới ở nữ
  • Lộ trình sử dụng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu dưới ở phụ nữ mang thai sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Hoặc thay đổi  tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng thuốc. 
  • Các thuốc kháng sinh sử dụng cho phụ nữ mang thai bao gồm Cephalexin, Penicillin, Nitrofurantoin.
  1. Đối với viêm bể thận

Khi bị viêm đường tiết niệu dẫn đến viêm bể thận, thai phụ cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị cẩn thận. Các thuốc sử dụng cho điều trị viêm bể thận bao gồm: Ceftriaxone, Aztreonam, Cefepime, Ampicillin, Gentamicin.

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát sau điều trị

Sau khi đã sử dụng các phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu thành công, để phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần chú ý các điều sau:

Không nhịn đi tiểu

Dù có bận rộn đến đâu thì việc nhịn đi tiểu cũng không nên, đặc biệt là khi bệnh nhân có tiền sử viêm đường tiết niệu. Hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu để tránh cho vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh hơn.

Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục

Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục là một biện pháp hữu ích giúp vệ sinh bộ phận sinh dục, đường tiết niệu từ trong ra ngoài một cách hiệu quả. Đồng thời, góp phần đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ quan sinh dục, đường tiết niệu nếu có.

Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm

Các sản phẩm vệ sinh bộ phận sinh dục có mùi thơm có thể khiến cho sự cân bằng khuẩn tốt và xấu bị phá vỡ. Nó làm cho vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển, dẫn đến viêm đường tiết niệu và nhiều bệnh phụ khoa khác.

 Uống nhiều nước hàng ngày

Việc uống nhiều nước mỗi ngày luôn là một biện pháp tốt để phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng viêm đường tiết niệu. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ các vi khuẩn tồn đọng trong đường tiết niệu.

phac do dieu tri viem duong tiet nieu
Uống nhiều nước có lợi để đào thải độc tố, phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu

Bổ sung probiotic

Probiotic giúp làm tăng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiết niệu. Do đó, nó giúp đường tiết niệu tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm.

Bổ sung estrogen cho phụ nữ

Với những phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm đi khiến sự cân bằng trong âm đạo cũng mất dần. Do đó, bổ sung estrogen là điều cần thiết để phần nào giúp khôi phục sự cân bằng này.

Chăm sóc trẻ khoa học và đúng cách

Trẻ nhỏ cần được chăm sóc đúng cách để tránh khỏi tình trạng viêm bàng quang, viêm bể thận. Cha mẹ nên:

  • Thường xuyên thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ.
  • Cho trẻ đi tiểu sau khoảng 2 – 3 tiếng một lần.
  • Đối với bé gái, cần duy trì thói quen vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội xâm nhập vào niệu đạo.
  • Không cho trẻ mặc quần áo quá chật hoặc dùng đồ lót sớm.
  • Cho con uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây hàng ngày.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả mà các bác sĩ đang sử dụng. Với mỗi một bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng, các yếu tố liên quan khác cùng tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn kê của bác sĩ.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *