Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Chính Xác

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được bộ y tế thông qua và có hiệu lực đối mọi thể trạng và đối tượng. Mỗi nhóm thuốc sẽ có tác dụng khác nhau và thường được dùng ở dạng phối hợp để giảm độc tính. Cùng tìm hiểu thêm về tác dụng, quy trình điều trị và phục hồi bệnh trong bài viết dưới đây.

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm dựa trên các nguyên tắc như sau:

  • Điều trị theo đối tượng, sử dụng ít thuốc nhất có thể để khỏi bệnh.
  • Điều trị kết hợp triệu chứng, căn nguyên và duy trì.
  • Kết hợp bài tập/phương pháp phục hồi chức năng sau điều trị.

Mục đích của phác đồ điều trị:

  • Cải thiện mức độ đau và sưng viêm tại khớp thái dương hàm.
  • Cải thiện phạm vi cử động của khuôn miệng.
  • Phục hồi sức khỏe sau thời gian dài không cung cấp được dưỡng chất.

Điều trị tức thì

Điều trị tức thì được chỉ định trong trường hợp cấp tính và có những tiên lượng xấu. Phương pháp này nhằm cắt cơn triệu chứng bao gồm biểu hiện sưng đau quá mức, sốt cao, bất động liên quan kết lân cận…và giảm cảm giác khó chịu đi kèm cho bệnh nhân.

Việc thực hiện điều trị tức thời phải lựa chọn các nhóm thuốc phù hợp, sử dụng liều cao theo chỉ dẫn nhưng phải hạn chế được tác dụng phụ.

Các nhóm thuốc thường sử dụng trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm ở giai đoạn cấp tính:

Thuốc giảm đau NSAIDs

Thuốc giảm đau NSAIDs thường được sử dụng bao gồm diclofenac, meloxicam, etoricoxib, celecoxib. Các thuốc này có hiệu quả nhanh và không đi qua hàng rào máu não nên ít tác dụng phụ trên thần kinh. Việc dùng hàm lượng như thế nào thì phụ thuộc nhiều vào đối tượng, tình trạng và chỉ số cân nặng.

Bệnh nhân ở trường hợp cấp tính thường có khả năng vận động ở khuôn miệng thấp, cho nên có thể sử dụng đường tiêm IV hoặc tiêm trực tiếp vào xương hàm để giảm đau ngay tức thì.

Nếu có thể sử dụng đường uống thì bệnh nhân có thể dùng dạng viên nén hoặc viên ngậm dưới lưỡi cũng có hiệu quả tương tự.

Thuốc tê

Thuốc tê sử dụng ở đây nhằm giảm các cảm giác đau khi phải thực hiện can thiệp ngoại khoa trong tiên lượng xấu. Thường dùng lidocain tiêm trực tiếp vào tổ chức mô mềm ở khớp thái dương hàm.

Dạng type bôi cũng có thể hiệu quả khi bôi trực tiếp lên bề mặt mô mềm.

Thuốc chống phù nề và Corticosteroid

Trong trường hợp bệnh nhân có phù nề nhiều tại hàm và không cử động được, tốt nhất nên ngậm hoạt chất alphachymotrypsin. Đây là thuốc nằm trong nhóm thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm có tác dụng giảm phù nề và chống viêm tại chỗ rất tốt. Bên cạnh đó còn có tác dụng “dẫn” kháng sinh, tăng hiệu lực khi phối hợp. Bệnh nhân có thể ngâm 4 – 6 viên/ngày

phac do dieu tri viem khop thai duong ham
Điều trị bằng corticosteroid

Corticosteroid cũng là thuốc kháng viêm nhưng có tác dụng toàn thân và mạnh hơn rất nhiều so với alphachymotrypsin. Các hoạt chất thường dùng là methylpresnisolon và hydrocortison. Tùy vào biểu hiện viêm mà sử dụng các liều tham khảo dưới đây:

  • Methylpresnisolon: 2 viên/lần x 2 lần/ngày dose 4mg. Đối với dose 16mg chỉ cần uống liều duy nhất vào 8h sáng. Sử dụng như vậy sẽ giảm được tác dụng phụ trên tuyến thượng thận.
  • Hydrocortison: 5 – 50mg dạng tiêm acetat, liều phụ thuộc vào kích thước và khối lượng khớp.

Thuốc an thần

Thuốc an thần được sử dụng khi bệnh nhân bị đau kéo dài hoặc đau quá mức dẫn đến mất ngủ. Tuy nhiên các hoạt chất này không được tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, bởi có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và gây nghiện.

Liều dùng cho người lớn là 5 – 15mg/ngày, đối với đối tượng cao tuổi chỉ sử dụng liều bằng ½ thông thường.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ mặt và thái dương nhằm mục đích cải thiện phạm vi cử động của hàm. Có thể sử dụng các hoạt chất như: Thiocolchicoside, suxamethonium, arduan, norcuron, esmeron…

Về liều dùng tham khảo theo thông tin sau:

  • Thiocolchicoside: 8mg/lần x 2 lần/ngày dose 4mg giữa các bữa ăn chính.
  • Suxamethonium: Tiêm IV 0,7 – 1mg/kg, nhũ nhi 2-3mg/kg, trẻ em 1-2mg/kg. Tiêm IM 2,5-4mg/kg, 150mg là liều tối đa. Sử dụng chủ yếu cho trẻ nhỏ.
  • Arduan: Tiêm IV 0,01 – 0,04mg/kg, dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
  • Norcuron: Tiêm IV 0,01 – 0,05mg/kg, dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
  • Esmeron: Tiêm IV 0,06-0,6mg/kg, dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Thuốc kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh làm giảm nhiễm khuẩn và viêm phù nề cho bệnh nhân. Để phù hợp với mọi đối tượng, dược chất thường sử dụng là beta lactam (augmentin) và spiramycin (rodogyl).

Việc sử dụng các kháng sinh chuyên biệt giúp cải thiện nhanh bệnh và hạn chế tiến triển thất thường ở giai đoạn đầu. Liều lượng sử dụng như sau:

  • Augmentin: Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa, dùng liều 625mg x 2 lần/ngày. Biểu hiện nặng sẽ chỉ định 1000mg x 2 lần/ngày. Uống ngay trước ăn là tốt nhất.
  • Rodogyl: 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày tùy thể trạng.

Điều trị tức thì ngoài thuốc còn có các biện pháp khác như:

  • Chườm nóng hoặc lạnh tại vị trí khớp thái dương hàm để giảm đau và giảm phù nề.
  • Châm cứu tại chỗ.
  • Sử dụng máng nhai giảm vận động cơ miệng.

Đọc thêm

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân được chỉ định trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm khi đã cắt cơn và ổn định triệu chứng bệnh. Lúc này bệnh nhân không còn cảm giác đau, sưng phù nề giảm và cử động tại khớp hàm thuận lợi.

Thực hiện điều trị các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm bằng các liệu pháp dưới đây.

Mài chỉnh khớp cắn

Điều chỉnh khớp cắn sau quá trình bị tổn thương, đưa về vị trí cũ và nếu có các ổ mủ viêm, cần chọc hút dịch để tránh gây tình trạng tái phát. Trong quá trình thực hiện như vậy phải có khử khuẩn kết hợp sử dụng kháng sinh nhóm beta lactam hoặc rodogyl để tránh nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình thao tác.

Sau đó bệnh nhân phải kiêng ăn để tránh bị nhiễm trùng hậu phẫu.

Phục hồi răng

Viêm khớp thái dương hàm có thể do nguyên nhân hư tổn răng, nhiễm trùng răng dài hạn gây ra. Việc phục hồi chức năng răng là điều cần thiết để ngăn ngừa sự xâm nhập của dị nguyên từ các vết thương hở.

Nếu thực hiện phục hồi răng vẫn phải sử dụng thêm các dòng kháng sinh với hàm lượng nêu trên để tránh nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thêm việc đánh răng và súc miệng thường xuyên để bảo vệ răng sau phục hồi.

phac do dieu tri viem khop thai duong ham
Phục hồi chức năng sau điều trị

Chỉnh hình răng mặt

Viêm khớp thái dương hàm chủ yếu vẫn là do thoái hóa và dẫn đến viêm. Khi đã hết các triệu chứng của viêm, bệnh nhân nên tiến hành chỉnh khớp, cấy thêm phần mô sụn và cải thiện hoạt dịch khớp.

Sau chỉnh hình nên sử dụng thêm thuốc tăng tái tạo sụn khớp và cấu trúc xương để tránh tái phát.

Trong trường hợp bệnh nhân không muốn có can thiệp ngoại khoa thì có thể sử dụng máng nhai vào ban đêm dài hạn và nối liền với giai đoạn điều trị thuốc tức thì.

Điều trị duy trì

Thực hiện máng nhai trong điều trị duy trì là biện pháp bảo vệ cơ khớp và cấu trúc răng sau điều trị chủ động.

Máng nhai toàn phần có hướng dẫn răng cửa trong vận động hàm ra trước và răng nanh trong chuyển động hàm sang. Sử dụng với mục đích điều trị duy trì sau khi đã ổn định cả về triệu chứng và căn nguyên.

Bệnh nhân nên thực hiện giai đoạn này để phục hồi chức năng và vận động của cơ mặt, sau đó có thể ăn uống trở lại và có các biện pháp phòng ngừa đi kèm.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời gian điều trị

Trong thời gian thực hiện phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân nên đặc biệt chú ý đến ăn uống và chế độ sinh hoạt để tránh làm nặng thêm bệnh và có biểu hiện bất thường khác.

Lưu ý trong chế độ ăn uống:

  • Chế độ ăn uống khi bị viêm khớp nói chung và viêm khớp thái dương hàm nói riêng đặc biệt quan trọng. Đây là nguyên liệu giúp xương khớp phát triển và hồi phục sau điều trị. Dưới đây là một số lưu ý trong dinh dưỡng mà bệnh nhân cần biết.
  • Trong thời gian điều trị tức thì, bệnh nhân nên sử dụng các loại thức ăn mềm, được ninh nhừ, tốt nhất là dạng nước/cháo loãng và bổ sung từ từ. Ở giai đoạn sau, bệnh nhân có thể ăn uống đồ đặc hơn một chút và bắt đầu thực hiện theo các thao tác nhai được hướng dẫn.
  • Nhóm chất bổ sung nên chứa lượng calo vừa phải, ít chất béo và đường vì dễ gây nặng hơn các tình trạng bệnh.
  • Protein nên cung cấp từ các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành sẽ tốt hơn các loại thịt.
  • Rau xanh nên cung cấp hàng ngày để hỗ trợ chức năng tiêu hóa khi khuôn hàm không thể nghiền nhỏ được thức ăn. Có thể sử dụng rau ngót, cà rốt, cải bắp…nhưng nên tránh rau muống và các rau chứa quá nhiều chất xơ.
  • Tinh bột nên được cung cấp từ gạo trắng, thời điểm này không dùng các laoij hạt/gạo nguyên cám sẽ khó hấp thu và ít năng lượng hơn.
  • Nên hạn chế sử dụng các đồ tanh như trứng, có thể sẽ gây tăng phù nề hoặc viêm.
  • Không nên sử dụng các đồ kích thích, có thể gây tương tác với các thuốc sử dụng hoặc cản trở quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
phac do dieu tri viem khop thai duong ham
Cân bằng các thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng

Chế độ sinh hoạt:

  • Trong thời gian thực hiện phác đồ điều trị, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bao gồm:
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi khi mắc bệnh.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ và thực hiện các vệ sinh răng miệng cần thiết.
  • Có thể thực hiện các bài tập hỗ trợ cử động cơ miệng, tuy nhiên phải thực hiện đúng và có sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.

Cách phòng tránh viêm khớp háng thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm do nhiều nguyên nhân gây ra, gặp ở đa dạng đối tượng và độ tuổi. Do vậy chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

  • Ăn uống lành mạnh, không nên thực hiện quá trình nhai nhiều và ăn các đồ dai thường xuyên.
  • Nhai đều về hai bên để chia đều công suất làm việc. Nếu nhau 1 bên nhiều sẽ dễ gây lệch hàm hoặc thay đổi cấu trúc của xương khớp răng.
  • Sau khi ăn xong phải vệ sinh sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
  • Thực hiện các bài tập chuyển động cơ hàm hàng ngày ngoài quá trình nhai.
  • Thực hiện các bài tập toàn thân để nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe răng miệng, nếu răng có biểu hiện bị sâu hoặc nứt và hư tủy thì nên thay hoặc hàn răng chắc chắn. Trong trường hợp phát hiện thấy nguy cơ mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm là người bệnh phải điều trị ngay.

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được thực hiện theo các bước rõ ràng, do vậy khi thực hiện đúng sẽ đảm bảo khả năng phục hồi và ổn định cao. Ngay khi có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên thăm khám răng miệng và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Nên tìm hiểu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *