Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế như thế nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế đưa ra đối với từng vị trí, từng nguyên nhân là khác nhau. Bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa trên chính xác nhất.

Phương pháp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên

Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình hình, mức độ của bệnh nhân để đưa ra những phương pháp chẩn đoán khác nhau. Để xác định được phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế thì cần tiến hành chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:

Chẩn đoán xác định

Tức là xác định những triệu chứng của bệnh để có thể chẩn đoán lâm sàng tình hình cũng như mức độ xuất huyết. Theo đó, triệu chứng điển hình của xuất huyết tiêu hóa là:

phac do dieu tri xuat huyet tieu hoa bo y te
Chẩn đoán, nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng
  • Dấu hiệu điển hình: Người bệnh bị nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc đỏ, có tình trạng mất máu cấp tính.
  • Dấu hiệu không điển hình: Một số trường hợp không bị mất máu và cần đặt ống thông để thăm dò dạ dày, trực tràng. Phương pháp xác định tốt nhất, chính xác nhất đó là nội soi. 

Chẩn đoán mức độ

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh, biểu hiện thông qua việc tình trạng chảy máu nhiều hay ít, có bị sốc không… Theo đó, phương pháp cụ thể như sau:

  • Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng huyết hoạt động không ổn định như hạ huyết áp, sốc mất máu.
  • Lượng máu bị mất ước tính lớn hơn 500ml
  • Khi đặt thông dạ dày, bệnh nhân có hiện tượng chảy máu tươi.
  • Các chỉ số máu gồm: Hct < 20%; Hb < 7 g/dL và HC < 2 tr/L.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có các bệnh lý nền về tim mạch đi kèm.

Chẩn đoán dựa vào mức độ chảy máu và nguy cơ tái phát chảy máu

Dựa vào tình hình thực tế, bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ chảy máu là nguy hiểm hay không. Ngoài ra, các bác sĩ còn cần thực hiện biện pháp thăm dò, chẩn đoán xem người bệnh có khả năng bị chảy máu tái phát không. Các biện pháp thực hiện gồm:

  • Thăm dò dấu hiệu chảy máu tái phát hoặc chảy máu tiếp diễn.
  • Tiến hành nội soi tiêu hóa.

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dựa vào nguyên nhân

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế chính xác bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng mức độ bệnh và vị trí mà nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân thường gặp nhất: Có thể bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch,…

Nguyên nhân ít gặp: Một số người bị xuất huyết dạ dày do hội chứng Mallory Weiss hoặc có mạch bị dị dạng.

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế

Dù nguyên nhân, mức độ của bệnh là gì các bác sĩ đều phải thực hiện theo phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa cao đã được quy định trước đó. Theo đó, phác đồ điều trị được thực hiện như sau:

Áp dụng phương pháp hồi sức

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành hồi sức, cấp cứu cho người bệnh. Các động tác cấp cứu cơ bản cần thực hiện trước tiên là:

phac do dieu tri xuat huyet tieu hoa bo y te
Truyền máu là phương pháp điều trị xuất huyết hiệu quả
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, không dùng gối đầu để tránh nguy cơ bị sặc vào phổi.
  • Thực hiện cho thở oxy mũi với tần suất 2 – 6 lần/ phút.
  • Nếu bệnh nhân có nguy cơ trào ngược phổi, hoặc suy hô hấp do rối loạn ý thức thì cần đặt nội khí quản.
  • Tiếp đó, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch (cần thực hiện chắc chắn, đủ lớn), đặt catheter tĩnh mạch trung tâm rồi tiến hành đo áp lực tĩnh mạch với người có triệu chứng suy tim.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tiểu và ống thông dạ dày. Tiếp đến, tiến hành rửa máu trong dạ dày.
  • Tiến hành lấy mẫu máu để làm các xét nghiệm cần thiết.

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế bằng phương pháp hồi phục thể tích và chống sốc

Với phương pháp phục hồi thể tích và chống sốc, đầu tiên bác sĩ sẽ ưu tiên bù lượng dịch đã mất cho bệnh nhân. Sau đó, tái hồi phục lại tình trạng huyết động.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch NaCl 0,9% hoặc LR. Liều lượng thường được áp dụng là 1 – 2 lít dịch truyền (tương đương lượng dịch đã mất).

Sau đó, bệnh nhân sẽ được truyền dịch keo (sau khi truyền muối) làm sao để tổng liều lượng là 50ml/kg mà người bệnh vẫn còn sốc. Số lượng truyền cũng như tốc độ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Mục đích của việc truyền dịch phục hồi này là giúp bệnh nhân thoát khỏi việc bị sốc. Các chỉ số về cơ bản như: Nước tiểu > 30ml/ giờ, HATĐ > 90, tình trạng da ấm, phản ứng cơ thể hết kích thích.

Truyền máu – phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế thường được áp dụng

Bước tiếp theo trong phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa trên đó chính là truyền máu. Với mỗi bệnh nhân khác nhau lượng máu được truyền vào cơ thể cũng khác nhau.

  • Người bị chảy máu nặng, nhiều: Cần truyền máu sau cho huyết hoạt động ổn định, chỉ số Hct > 25% (nếu ở người già hoặc người có bệnh lý tim mạch và suy hô hấp thì chỉ số này là 30%).
  • Người bị rối loạn đông máu: Cần truyền huyết tương tươi đông lạnh và truyền khối tiểu cầu.

ĐỂ KHỎI DỨT ĐIỂM XUẤT HUYẾT DẠ DÀY, LIÊN HỆ NGAY

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Hướng dẫn điều trị xuất huyết tiêu hóa theo nguyên nhân

Nội soi dạ dày và phẫu thuật là phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ và từng vị trí mà phương pháp thực hiện khác nhau.

Nếu là do loét dạ dày, tá tràng

Cần nội soi can thiệp kết hợp với việc dùng thuốc. Thuốc được sử dụng ở đây là loại ức chế bài tiết dịch vị, cụ thể là  omeprazol 80 mg. Tiêm tĩnh mạch 8mg/ giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu là do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản

Phương pháp tốt nhất là nội soi can thiệp sau đó kết hợp dùng thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch. Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng như: Somatostatin (truyền tĩnh mạch 6mg/ 24 giờ); hoặc thuốc Octreotid (truyền tĩnh mạch 25 – 50 µg/ giờ); Terlipressin (1mg x 4 lần/ 24 giờ).

Nếu là do viêm dạ dày – tá trang cấp

Trường hợp xuất huyết do viêm dạ dày tá tràng cấp phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa cao chuẩn nhất lúc này đó là thực hiện loại bỏ yếu tố đả kích bằng Omeprazol bolus 80 mg. Sau đó, tiến hành truyền tĩnh mạch 8mg/ giờ. Trường hợp bị chảy máu trong có thể kết hợp truyền tĩnh mạch Somatostatin.

Lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế

Các phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa cao được thực hiện theo chỉ định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, để các phác đồ này mang đến hiệu quả cao thì trong lúc thực hiện cần lưu lý một số điểm sau:

phac do dieu tri xuat huyet tieu hoa bo y te
Trong điều trị bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế
  • Không nâng huyết quá cao với người bị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch vì có thể khiến nguy cơ chảy máu nhiều hơn, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Luôn theo dõi sát sao mạch, huyết áp, tiến hành nghe phổi, đặc biệt là với các bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, suy hô hấp…
  • Sử dụng đúng loại thuốc quy định với liều lượng cho phép. Tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều lượng vì có thể gây nguy hiểm đối với người bệnh.
  • Thực hiện nghiêm ngặt các phương pháp, phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa. Nếu có bất cứ phản ứng không tốt nào trong quá trình điều trị, các bác sĩ có chuyên môn cần bàn họp với nhau để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa Bộ Y tế. Có thể nói, xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý nguy hiểm, cần được tiến hành điều trị nhanh chóng nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của Bộ Y tế là việc rất cần thiết.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *