Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có an toàn không? Các phương pháp chính

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện khi bệnh lý của bệnh nhân ngày càng nặng nề và xuất hiện nhiều biến chứng khác nhau. Nếu tiếp tục kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Do đó, lúc này tiến hành mổ là phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là như thế nào?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp xâm lấn bằng dụng cụ từ ngoài vào bên trong cơ thể. Với sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị hiện đại, bác sĩ sẽ tác động vào khu vực cột sống lưng đang tổn thương và tiến hành các thủ thuật ngoại khoa cần thiết.

phau thuat thoat vi dia dem cot song that lung
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những phương pháp điều trị hiện nay

Bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật cổ điển/ tiên tiến để tác động mô mềm xung quanh khớp, tiến hành kéo nhân xơ và bao dịch bên trong đang bị chèn ép. Trong trường hợp bệnh nhân đang nằm trong cấp độ nhẹ, tức là nhân xơ rách và bao dịch chưa bị thoát ra ngoài thì tiến hành khâu tại chỗ.

Để thực hiện chính xác các thủ thuật này, yêu cầu nhân viên y tế phải có chuyên môn tốt và có hệ thống máy móc hỗ trợ kèm theo trong quá trình phẫu thuật như: Máy siêu âm 3D, kính hiển vi…

Khi nào cần thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Trong các tình huống sau, bệnh nhân nên được chỉ định phẫu thuật ngay khi có thể:

  • Bệnh nhân bị thoát vị dẫn tới chèn ép thần kinh cơ, gây dị cảm và không thể đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, kể cả dạng uống và tiêm cột sống.
  • Đối tượng đã được điều trị bằng nội khoa trong 1,5 – 2 tháng trước đó nhưng không mang lại kết quả tích cực.
  • Tình trạng tái phát thoát vị đĩa đệm sau khi đã mổ lần thứ nhất.
  • Người bệnh thoát vị đã xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm như: Teo cơ, không còn khả năng vận động, hình thái chùm đuôi ngựa…

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có an toàn? Biến chứng có thể gặp

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tất nhiên phải kèm theo tiên lượng của bác sĩ từ bệnh án ban đầu và khả năng vận động hiện tại của bệnh nhân.

Ngoài ra tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng là điều kiện để bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Đối với các bệnh nhân có thể trạng yếu/ người cao tuổi, thường không lựa chọn phương pháp phẫu thuật thời gian dài hoặc xâm lấn quá sâu, bởi vì khả năng phục hồi sau đó sẽ rất thấp. Ngược lại, với những bệnh nhân có sức khỏe ổn định, việc lựa chọn kỹ thuật xâm lấn cũng dễ dàng hơn.

Điều lo ngại của bệnh nhân khi phẫu thuật chính là những biến chứng để lại sau quá trình thực hiện, đây cũng là điều khó tránh khỏi đối với phương pháp này. Tuy nhiên người bệnh phải chấp nhận trong trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là di chứng có thể thấy sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

phau thuat thoat vi dia dem cot song that lung
Một số di chứng có thể thấy sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Nhiễm trùng tại vị trí mổ: Các ca mổ ngoại khoa thường gặp tình trạng nhiễm trùng dù nhẹ hay nặng, do vậy bệnh nhân thường phải sử dụng kháng sinh trong ít nhất 7 – 14 ngày sau khi thực hiện.
  • Tái phát thoát vị đĩa đệm: Nguy cơ tái phát tình trạng thoát vị đĩa đệm rơi vào khoảng 10% các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, nguyên nhân phần lớn là do người bệnh có chế độ sinh hoạt không hợp lý hoặc không chịu nghỉ ngơi sau khi xâm lấn.
  • Đau khu vực thắt lưng kéo dài: Trong quá trình mổ gắp lấy đĩa đệm, có thể bác sĩ đã tác động đến các dây thần kinh tại đây. Do vậy bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau thắt lưng kéo dài.
  • Xuất hiện thoái hóa tại đốt sống thắt lưng: Thoát vị đĩa đệm tại vị trí thắt lưng sau khi được phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến các đốt lân cận và gây tình trạng thoái hóa. Đây cũng là một biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động sau này của bệnh nhân.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm vị trị cột sống. Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại và tiên lượng ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp phẫu thuật dưới đây.

Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

Mổ nội soi là phương pháp tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật mới vào ngoại khoa. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao và phù hợp với đa số đối tượng bệnh nhân. Hiện tại hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương đều có trang thiết bị để thực hiện dạng phẫu thuật này.

phau thuat thoat vi dia dem cot song that lung
Mổ nội soi là phương pháp tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào điều trị

Mổ nội soi được áp dụng với một số trường hợp như:

  • Bệnh nhân có nhân xơ bị rách và bao nhầy đã thoát ra bên ngoài.
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cấp tính do các va chạm.
  • Người bệnh có hình dạng cột sống thất thường hoặc đang trong giai đoạn chẩn đoán điều trị ung thư.

Quy trình tiến hành mổ nội soi thoát vị đĩa đệm yêu cầu bác sĩ chính phải nắm rõ tình trạng của bệnh nhân, thực hiện thao tác chính xác và cần sự hỗ trợ của toàn bộ nhân viên trong kíp mổ.

Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê với hàm lượng phù hợp tại vùng đốt sống thắt lưng, sau đó đưa ống nội soi luồn qua lỗ liên hợp và tiến hành gắp kéo đĩa đệm. Cuối cùng tiến hành khâu bằng chỉ phẫu thuật tự tiêu và đưa bệnh nhân về phòng hồi sức.

Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm khác biệt như:

  • Thời gian thực hiện nhanh giúp quá trình phục hồi sau đó cũng tốt hơn.
  • Không thực hiện ở nhiều vùng da, chỉ khu trú tại đốt bị thoát vị. Phạm vi vết cắt cũng nhỏ nên ít gây nhiễm trùng nặng sau mổ.
  • Phù hợp đại đa số đối tượng bệnh nhân.
  • Bệnh nhân không bị mất máu nhiều trong thời gian thực hiện.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng sóng cao tần

Sử dụng sóng cao tần radio trong mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp mới được du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm. Hình thức này đòi hỏi bệnh viện phải đầu tư kinh phí cao cho việc lắp đặt trang thiết bị phục vụ mổ. Do vậy, hiện tại kỹ thuật này chưa được áp dụng đại trà tại các cơ sở y tế trong nước.

phau thuat thoat vi dia dem cot song that lung
Sử dụng sóng cao tần radio trong mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp mới được du nhập

Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật bằng sóng cao tần trong trường hợp:

  • Bệnh nhân có tình trạng xương khớp khỏe mạnh, nghĩa là không có tiền sử liên quan đến thoái hóa và viêm khác.
  • Đối tượng xuất hiện cơn đau nhiều và dữ dội, người trên không cử động được.
  • Thoát vị đĩa đệm chưa phải ở giai đoạn nặng và có biến chứng.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê cột sống, sau đó bác sĩ tiến hành châm kim đã khử trùng trực tiếp vào đốt sống thắt lưng bị thoát vị. Nhân viên y tế bắt đầu dò tần số là tăng dần nhiệt độ của mũi kim trong khoảng từ 40 – 70 độ C, việc làm này sẽ giúp tổ chức nhân xơ và bao nhầy được tiêu hủy từ từ.

Tất cả các quá trình trên được theo dõi trên màn hình phóng to để đảm bảo thao tác đúng vị trí. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng sóng cao tần có ưu điểm:

  • Thực hiện trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 20 phút là xong.
  • Đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng laser

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng laser chỉ được áp dụng cho bệnh nhân đang nằm ở giai đoạn nhẹ với các biểu hiện như: Lồi, phồng, bao xơ chưa rách, nhân nhầy chưa thoát ra…

phau thuat thoat vi dia dem cot song that lung
Phẫu thuật thoát vị bằng laser cũng được áp dụng

Kỹ thuật thực hiện được tiến hành như sau: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ để giảm tình trạng đau trong thời gian thực hiện. Sau đó bác sĩ sẽ dùng tia laser chiếu trực diện qua bề mặt da lưng với bước sóng và cường độ phù hợp. Kỹ thuật này được quan sát trực tiếp qua X – quang để tránh tác động quá mạnh vào nhân nhầy trong đĩa đệm.

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Sau thời gian mổ từ 30 – 60 phút, bệnh nhân có thể xuất viện và theo dõi tại nhà.
  • Biện pháp này không hề xâm lấn mô mềm do vậy không gây nhiễm trùng và biến chứng khác.
  • Bệnh nhân có thể thực hiện tại các vị trí khác nhau trong cùng một lần phẫu thuật mà ít phải chịu đau đớn.

Ứng dụng robot trong mổ thoát vị đĩa đệm cột sống

Sử dụng robot để mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp hoàn toàn mới, hiện được áp dụng tại một số bệnh viện quốc tế đặt tại Việt Nam. Đối tượng bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện kỹ thuật này bao gồm:

  • Chấn thương nghiêm trọng tại khu vực đốt sống L1 – L5.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh phức tạp.
  • Vẹo cột sống thắt lưng và thoái hóa xương khớp.

Phương pháp này được thực hiện như sau: Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng hệ thống các con robot để thiết kế trước quy trình ca mổ dựa trên hình ảnh cắt lớp mô phỏng theo định dạng 3D. Nhờ vậy, bác sĩ có thể xác định vị trí thoát vị chính xác.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Tránh được những tổn thương thần kinh không đáng có.
  • Kỹ thuật mổ ít xâm lấn do vậy hạn chế nhiễm trùng và tăng khả năng hồi phục.
  • Tỉ lệ tái lại sau phẫu thuật rất thấp.

Chi phí một ca mổ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng? Mổ ở đâu?

Chi phí một ca phẫu thuật phụ thuộc vào phương pháp được chỉ định/ bệnh nhân lựa chọn, trung bình từ 30 – 100 triệu đồng/ ca. Một số bệnh viện có phòng bệnh tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa ra chi phí cao hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên lựa chọn phẫu thuật tại bệnh viện tuyến trung ương để đảm bảo an toàn.

Thông tin về một số địa điểm bệnh nhân có thể tham khảo để thực hiện thăm khám và điều trị:

Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Hà Nội

Viện thuộc Đại học Y Hà Nội có đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ngoại khoa. Ngoài việc áp dụng phương pháp mổ tiên tiến, viện còn liên kết các khoa để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật.

phau thuat thoat vi dia dem cot song that lung
Viện thuộc Đại học Y Hà Nội có đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ngoại khoa
  • Địa chỉ: Số 1 – Đường Tôn Thất Tùng – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội.
  • Số điện thoại: 1900.6422.

Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức đứng đầu về kỹ thuật phẫu thuật thoát vị đĩa đệm của cả nước, tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày để điều trị. Ngoài ra, viện cũng là nói đầu tiên thử hiện phương pháp mổ bằng robot hiện đại, do vậy người bệnh có thể yên tâm về chất lượng.

  • Địa chỉ: Số 8 Phủ Doãn – P. Hàng Bông – Q. Hoàn Kiếm – Tp. Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024.3825.3531.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt, có nhiều chuyên khoa điều trị khác nhau. Khi điều trị tại đây, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm về chất lượng chuyên môn và thái độ phục vụ.

  • Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028.3855.4137.

Lưu ý để người bệnh nhanh hồi phục sau phẫu thuật điều trị

Sau quá trình phẫu thuật đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân nên chú ý:

  • Nằm cố định và mang theo nẹp để tránh xê dịch vị trí đĩa đệm ngay sau khi mổ xong. Khi đã được xuất viện, bệnh nhân vẫn nên thực hiện như vậy trong 5 ngày đầu.
  • Thực hiện các vận động nhẹ và yêu cầu sự trợ giúp từ người thân khi cần.
  • Bệnh nhân nên cung cấp chất dinh dưỡng từ thực phẩm chứa canxi, kẽm, magie, sắt và vitamin A – C – D như: Tôm, cua, cà rốt, cam,..để cải thiện thể chất.
  • Uống nhiều nước để giảm quá trình tích trữ độc tố của cơ thể.
  • Sau thời gian 1 tháng, bệnh nhân có thể di chuyển bình thường và tham gia vật lý trị liệu tại viện.
  • Không thức khuya và sử dụng các chất làm tăng men gan như: Rượu, bia, cà phê…
  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều, tránh những suy nghĩ tiêu cực.
  • Tái khám định kỳ để xác định nguy cơ tái phát, đồng thời kiểm tra mức độ thành công sau phẫu thuật.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng luôn là biện pháp điều trị có tỉ lệ đáp ứng cao nhất, tuy nhiên có thể không phù hợp với một số đối tượng có sức khỏe kém hoặc không mong muốn điều trị. Do vậy trước khi thực hiện, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về quy trình thực hiện cũng như chi phí thực hiện, nếu thấy phù hợp mới tiến hành phẫu thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *