Rối Loạn Chu Kỳ Kinh Nguyệt Là Gì? Nguyên nhân Và Cách Chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở các bạn nữ tuổi dậy thì hoặc chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là lời cảnh báo nữ giới mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không? Nguyên nhân gây ra là gì? Làm cách nào để điều trị nhanh nhất? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời thỏa đáng.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì? 

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bất thường của kỳ kinh ở nữ giới về lượng máu, màu sắc máu hoặc số ngày hành kinh. Ở mọi độ tuổi, nữ giới đều có thể bị rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

roi loan chu ky kinh nguyet
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bất thường của kỳ kinh ở nữ giới

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất bao gồm:

  • Tuổi tác: Đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh mỗi tháng của chị em. Thông thường, nữ giới ở độ tuổi dậy thì hoặc mãn kinh nguy cơ bị rối loạn cao hơn. 
  • Cân nặng: Cân nặng tăng giảm thất thường cũng gây ảnh hưởng đến kỳ “đèn đỏ” làm tăng khả năng bị vô kinh – hiện tượng không có kinh nguyệt
  • Đồ chứa kích thích: Thuốc lá, rượu bia, cà phê,… làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và suy giảm chức năng sinh sản. 
  • Stress, mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng kéo dài làm hạn chế sản sinh hormone luteinizing dẫn đến tình trạng vô kinh tạm thời.

Xem thêm

Nguyên nhân khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt phần lớn do nội tiết tố thay đổi thất thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm nên chị em không được chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến tác động đến kỳ “đèn đỏ”, bạn đọc nên tham khảo:

Thay đổi nội tiết tố 

Vào mỗi giai đoạn khác nhau của nữ giới, nội tiết tố trong cơ thể sẽ biến đổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Chẳng hạn: 

  • Ở tuổi dậy thì: Giai đoạn này, hormone estrogen và progesterone sản sinh không ổn định, thường mất khoảng vài năm mới có thể cân bằng. Khoảng thời gian lượng hormone chưa ổn định, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn, dài ngắn thất thường. 
  • Mãn kinh: Đây là giai đoạn chị em dễ gặp các vấn đề về rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do các nội tiết tố cũng như chức năng buồng trứng thay đổi đáng kể. Thông thường, sau khoảng 12 tháng kể từ kỳ “rụng dâu” cuối, nữ giới chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh, không còn xuất hiện kinh nguyệt nữa. 
  • Giai đoạn mang thai: Thời điểm này, không xảy ra hiện tượng rụng trứng nên kinh nguyệt “tạm đi vắng”. Tùy cơ địa mỗi người và cách thức nuôi con của các mẹ mà thời gian “dâu” trở lại sau sinh khác nhau. 

Bất ngờ thay đổi môi trường sinh hoạt

Đột ngột thay đổi môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Không những thế, kinh nguyệt còn hoạt động theo cơ chế nội tiết – thần kinh điều chỉnh nên chỉ cần sống ở môi trường lạ hoặc áp lực cuộc sống cũng khiến hoạt động của chu kỳ kinh bị ảnh hưởng. 

roi loan chu ky kinh nguyet
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt phần lớn do nội tiết tố thay đổi

Tác dụng phụ của thuốc 

Lạm dụng một vài loại thuốc như kháng sinh, cảm cúm, chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường và đặc biệt thuốc tránh thai sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn. Nhiều trường hợp kỳ kinh vẫn đúng nhưng xuất hiện tình trạng đau bụng kinh dữ dội hoặc lượng máu nhiều bất thường.

U xơ tử cung

Đây là tình trạng trong tử cung nữ giới xuất hiện các khối u lành tính và dần phát triển to lên nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Nữ giới bị u xơ tử cung thường có kỳ kinh nguyệt dài hơn người thường và máu kinh cũng ra nhiều. Một vài chị em còn đau bụng dưới, vùng xương chậu hoặc thắt lưng dữ dội trong ngày “đèn đỏ”. 

Viêm vùng chậu 

Nếu bất ngờ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì bạn không được chủ quan bởi đó có thể là biểu hiện cảnh báo mắc viêm vùng chậu. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng từ âm đảo và tử cung rồi di chuyển dần đến buồng trứng hoặc ống dẫn trứng làm thay đổi kỳ “rụng dâu” của chị em. 

Suy buồng trứng

Suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm nội tiết tố estrogen dẫn đến rối loạn kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Người bị suy buồng trứng có thể dần mất đi khả năng nuôi dưỡng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản.

Hội chứng đa nang buồng trứng

Các hormone Androgen trong cơ thể nữ giới gia tăng bất thường dẫn đến hiện tượng buồng trứng đa năng. Lúc này, các nang nhỏ xuất hiện trong buồng trứng không rụng cũng không phát triển làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Chị em mắc phải hội chứng này sẽ bị chậm kinh hoặc lượng máu kinh trong kỳ “rụng dâu” nhiều bất thường. 

roi loan chu ky kinh nguyet
Đa nang buồng trứng sẽ làm chậm kinh hoặc thay đổi lượng máu kinh trong kỳ “rụng dâu”

Xem thêm

Triệu chứng nhận biết chu kỳ kinh nguyệt rối loạn là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn có thể nhận biết dễ dàng thông qua một vài triệu chứng sau:

Chu kỳ kinh thay đổi 

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới trung bình khoảng 28- 35 ngày. Vì thế, khi chu kỳ của bạn dài hoặc ngắn hơn so với khoảng thời gian trên hoặc mất kinh, hãy nghĩ ngay bản thân có thể đang bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp 6 tháng trở lên không có kinh sẽ được xem như vô kinh.

Lượng máu kinh bất thường 

Một trong những dấu hiệu nhận biết chu kỳ “dâu” bị rối loạn dễ nhất chính là bất thường về lượng máu và số ngày hành kinh. Cụ thể:

  • Lượng máu nhiều hơn 20ml/kỳ được gọi là cường kinh hay băng kinh.
  • Lượng máu ít hơn 20ml/kỳ và số ngày hành kinh ít hơn 2 gọi là thiếu kinh. 
  • Trường hợp số ngày có kinh kéo dài hơn 7 ngày gọi là rong kinh. 

Thay đổi màu sắc kinh nguyệt 

Thông thường máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ thẫm, không đông kèm mùi hơi tanh. Vì thế, nếu máu lẫn các cục hoặc màu đỏ tươi hay hồng nhạt thì đó là máu kinh bất thường. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác cảnh báo nguy cơ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng kinh, đau cột sống dữ dội rồi lan dần sang bộ phận khác gần đó, thường xuyên buồn nôn, bị thống kinh,….

roi loan chu ky kinh nguyet
Máu lẫn các cục hoặc màu đỏ tươi hay hồng nhạt là máu kinh bất thường

Xem thêm

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đáng lo ngại hay không? Câu trả lời chắc chắn là có. Kinh nguyệt không đều không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của chị em. Những tác hại nghiêm trọng của rối loạn kinh nguyệt phải kể đến như: 

  • Thiếu máu: Số lượng ngày “rụng dâu” kéo dài dẫn đến nguy cơ mất máu quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
  • Vô sinh: Thời điểm rụng trứng thất thường, không xác định chính xác ngày có cơ hội thụ thai cao làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.  
  • Ảnh hưởng nhan sắc: Kỳ kinh không đều không sản sinh nhiều hormone estrogen, progesterone khí huyết lưu thông kém cùng cảm giác lo lắng, căng thẳng stress triền miên khiến da xuống sắc trầm trọng. 
  • Loãng xương: Rối loạn kinh nguyệt cảnh báo hoạt động của buồng trứng đang suy giảm, sản sinh ít hormone estrogen làm tăng nguy cơ bị loãng xương. 
  • Gây ra các bệnh lý nguy hiểm: Nhiều trường hợp kỳ kinh nguyệt rối loạn cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, chửa ngoài tử cung,…
  • Chất lượng sinh hoạt vợ chồng giảm sút: Số ngày “đèn đỏ” nhiều hơn tạo tâm lý e ngại đối với chị em nên dễ từ chối bạn tình. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng “cuộc yêu” cũng như hạnh phúc gia đình. 

Chính vì thế, chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ và đến bệnh viện kiểm tra sớm khi phát hiện những triệu chứng như: 

  • Vô kinh
  • Cường kinh
  • Rong kinh
  • Màu máu thay đổi
  • Sốt cao, nôn mửa, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu vào kỳ “dâu” rụng. 

Cách chẩn đoán rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh dựa vào triệu chứng dễ nhìn thấy, để chẩn đoán rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chính xác nhất, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

  • Siêu âm phụ khoa để kiểm tra tình trạng của khoang chậu. 
  • Xét nghiệm nội tiết để xác định rối loạn kỳ kinh nguyệt có phải do các vấn đề về nội tiết gây ra hay không. 
  • Kiểm tra tế bào da âm đạo, chất nhầy tử cung và làm sinh thiết nội mạc tử cung. 
  • Tiến hành kiểm tra vùng chậu, nội soi ổ tử cung. 
roi loan chu ky kinh nguyet
Siêu âm phụ khoa chẩn đoán nguyên nhân kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Thông qua các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi chưa tìm ra căn nguyên thực sự, chị em không nên áp dụng cách chữa vô căn cứ, vừa mất thời gian vừa khiến bệnh trở nặng hơn. 

Phần lớn, kỳ kinh thất thường do tuổi tác, mang thai sẽ không cần điều trị, chu kỳ “rụng dâu” dần dần tự cải thiện. Còn với trường hợp xuất phát từ bệnh lý, bác sĩ sẽ xem xét mức độ cũng như căn nguyên gây bệnh để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm

Cách điều trị và ngăn ngừa rối loạn kỳ kinh nguyệt

Tùy vào nguyên nhân gây chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ được tư vấn áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách chữa dưới đây:

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc: Chị em cần điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt và phân chia thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp. Đồng thời, dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cân bằng kỳ kinh nguyệt nhanh chóng. 
  • Giữ tâm lý thoải mái: Môi trường làm việc trong lành, sạch sẽ và ít căng thẳng mệt mỏi sẽ giúp chị em thả lỏng tâm lý, suy nghĩ tích cực và đầu óc thư giãn hơn giúp đẩy lùi nhanh chứng rối loạn kinh nguyệt. 
  • Hạn chế uống thuốc tránh thai: Tuyệt đối không lạm dụng loại thuốc này quá nhiều, đặc biệt thuốc tránh thai cấp tốc. Bởi nó gây ra nhiều tác dụng phụ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng máu kinh cũng như rối loạn thời gian “rụng dâu” . 
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích: Việc làm này giúp cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện làn da và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Điều trị bệnh lý: Mắc các bệnh về tuyến giáp hay bị tiểu đường cũng làm mất cân bằng chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, chị em cần nghiêm túc chữa trị triệt để các bệnh lý này để sớm lấy lại chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra, chị em nên cân nhắc áp dụng một vài phương pháp sau:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và khô thoáng, đặc biệt vào những ngày “đèn đỏ”. 
  • Vào thời điểm “rụng dâu” , chị em nên thay băng vệ sinh mới thường xuyên, khoảng 4-5 tiếng/lần. 
  • Không nên quan hệ tình dục vào ngày hành kinh để tránh nhiễm trùng. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bất thường, điều trị kịp thời. 
  • Tuân thủ theo quy định của bác sĩ khi muốn dùng thuốc tránh thai hay các loại nội tiết hormone. 

Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Có thể thấy tình trạng này khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới cũng như đời sống sinh hoạt vợ chồng nên chị em phải chủ động theo dõi và liên hệ bác sĩ thăm khám khi phát hiện điều bất thường. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *