SỎI NIỆU QUẢN – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Sỏi niệu quản là một trong những bệnh lý xảy ra ở nhiều người khi các tinh thể lắng đọng đủ lớn tại thận sẽ rơi xuống đường tiểu. Vậy cần làm gì để xác định được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp khi gặp phải tình trạng này?

Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là 1 đường ống dài khoảng 25cm dẫn nước tiểu từ bể thận xuống tới bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng thu hẹp lại. Sỏi niệu quản là dạng sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, đây cũng là dạng nguy hiểm nhất trong các loại bệnh về sỏi tiết niệu. Sỏi nằm trong lòng niệu quản và dễ gây ảnh hưởng đến dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do tắc nghẽn này mà khiến thận bị ứ đọng nước tiểu và gây ra một số biến chứng.

Người bệnh bị sỏi niệu quản có thể gặp ở bất cứ đoạn nào nhưng thông thường sẽ gặp ở 3 vị trí hẹp sinh lý như:

  • Đoạn nối từ thận vào niệu quản
  • Đoạn nối niệu quản đến khu vực bàng quang
  • Đoạn niệu quản nằm phía bên trong động mạch chậu
soi nieu quan
Hình ảnh sỏi niệu quản

Thông thường, người bệnh bị sỏi niệu quản có số lượng sỏi là 1 viên, đôi khi nhiều viên hoặc có thể thành một chuỗi sỏi. Phần niệu quản có sỏi có khả năng bị viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên giãn to, đoạn niệu quản dưới bị teo nhỏ, chít hẹp,…

Thời gian đầu khi sỏi mới hình thành chưa gây những triệu chứng hoặc biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Chính vì không xuất hiện những biểu hiện của sỏi thận mà nhiều người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa kịp thời có thể hiệu quả đến 80%.

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Hầu hết, người bệnh đổ mồ hôi nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối có trong nước bị tiểu bão hào, dễ dàng kết tủa tạo thành sỏi. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên sỏi niệu quản. Cụ thể như sau:

Dị dạng niệu quản bẩm sinh

Một số trường hợp người bệnh bị sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như: niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản bị phình to gây chèn ép,…. Đây cũng chính là yếu tố làm ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ tạo thành sỏi.

Tăng canxi trong máu

Một trong những nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản chính là do canxi huyết tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng hoặc người bệnh bị u bướu ở tuyến giáp khiến rối loạn chuyển hóa canxi hay có thể do viêm nhiễm mãn tính,….

Giảm citrat niệu

Citrat niệu thường có tác dụng làm giảm ức chế kết tinh các muối canxi có trong các loại thực phẩm. Khi người bệnh có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường khiến citrat niệu giảm. Chính vì thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa và tạo điều kiện kết tinh tạo thành sỏi niệu quản.

Nước tiểu bị bão hòa về oxalat

Thức ăn có chứa nhiều oxalat như rau chút chít, đại hoàng hoặc trường hợp người bệnh bị ngộ độc vitamin C có thể dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, sau khi đã cắt một phần ruột non cũng thường thấy tăng oxalat niệu và có sỏi oxalat.

soi nieu quan
Nước tiểu thường dễ bị bão hòa về oxalat

Ngoài ra, những người bệnh bị rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền gây ra tình trạng tăng bài xuất axit oxalic tạo thành oxalat cũng dễ tạo thành sỏi niệu quản.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Thông thường các thành phần của sỏi sẽ thường hòa tan trong nước tiểu nhưng do nhiều yếu tố kết tinh các tinh thể ngừng kết lại tạo thành một khối. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen ít uống nước cùng với môi trường nóng bức cũng hình thành nên sỏi niệu quản.

Ảnh hưởng bởi một số bệnh khác

Trường hợp người bệnh bị gout, tuyến giáp, viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thuật khác gây nên,… cũng có thể dẫn đến việc bị sỏi niệu quản.

Phẫu thuật

Sỏi niệu quản còn xảy ra ở một số người bệnh đã từng phẫu thuật liên quan đến dạ dày gây ra một số thay đổi tại đường tiêu hóa. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước, canxi khiến nồng độ và khoáng chất hình thành trong nước tiểu.

Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi niệu quản

Hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi niệu quản, người bệnh cần chú ý một số triệu chứng thường gặp như sau:

Một số triệu chứng đau

Hầu hết người bệnh bị sỏi thường có cảm giác đau quặn thận, đau nhiều hơn khi sỏi di chuyển ở các vị trí. Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh tập trung làm việc nặng. Các cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.

soi nieu quan
Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng xung quanh hông

Những cơn đau ở hố thắt lưng dưới sườn rồi lan về phía rốn thường báo hiệu bể thận và đài thận đang bị tắc. Một số trường hợp có thể bị sốt, rét run, buồn nôn, khó chịu người,….

Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt

Tình trạng những cơn đau xuất hiện do sỏi niệu quản gây ra có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, chướng bụng, bí trung đại tiện, tiểu rắt, tiểu buốt. Nước tiểu thường có màu đục, mủ bưởi đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều.

Trường hợp này làm ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng của thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng.

Tiểu ra máu

Một số người bệnh bị sỏi niệu quản làm xước các tế bào niêm mạc trên đường di chuyển khiến nước tiểu dẫn xuống mang theo tia máu đỏ. Giai đoạn đầu, người bệnh không thể phát hiện được những tia máu bởi chúng vô cùng nhỏ. Ở giai đoạn nặng hơn, bạn có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường.

soi nieu quan
Một số trường hợp bị tiểu ra máu do sỏi di chuyển làm xước niêm mạc

Tắc nghẽn đường tiểu

Sỏi niệu quản khiến thận ứ nước và bị căng lên do những viên sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu của người bệnh. Trong khi đó, nhu mô của thận dễ bị mỏng đi và dẫn đến tình trạng suy thận. Theo thời gian, bệnh sẽ có thể chuyển biến thành mãn tính và khó điều trị hơn hoặc thậm chí không thể điều trị.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển làm lây lan sang những vùng khác xung quanh thận, đặc biệt gây ứ mủ ở thận. Ngoài ra, vùng sinh dục cũng dễ bị ảnh hưởng nhiều như viêm nhiễm và từ đó dẫn đến khó có khả năng sinh sản.

Đừng bỏ lỡ: Nhất Nam Tiêu Thạch Khang đặc trị sỏi tiết niệu – Tán sỏi tiêu viêm sau 1 liệu trình

Những biến chứng gây sỏi niệu quản

Trong các loại sỏi trong hệ bài tiết, sỏi niệu quản thường chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy đây không phải bệnh hiếm gặp ở nhiều người. Nếu được điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, với các loại sỏi có kích thước nhỏ có thể tự trôi xuống dưới bàng quang.

Ngược lại, nếu kích thước sỏi lớn sẽ gây ứ tắc nước tiểu và làm xước ống niệu quản. Nếu tình trạng này để lâu sẽ khiến sỏi càng tăng áp suất ứ nước lên phía cầu thận. Từ đó, người bệnh bị sỏi niệu quản sẽ gặp phải những biến chứng sau:

  • Giãn thận: Những viên sỏi niệu quản lớn có thể làm cản trở quá trình bài tiết, trong khi cơ thể vẫn có thể đều đặn sản xuất thêm nước tiểu. Điều này khiến cho thận bị ứ đọng nặng tạo thành áp lực từ nước tồn càng tăng lên làm đài thận bị giãn.
  • Suy thận: Phần niệu quản là nơi đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này bị tắc sẽ dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng gây suy thận hoặc thậm chí có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Sỏi niệu quản di chuyển ở mọi vị trí khác nhau sẽ bị cọ xát hoặc làm xước các tế bào. Các vết xước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong. Từ đó hệ tiết niệu dễ bị đến viêm nhiễm cho người bệnh.
soi nieu quan
Suy thận là biến chứng do người bệnh bị sỏi niệu quản gây nên

Những phương pháp điều trị sỏi niệu quản tốt nhất hiện nay

Sau khi hiểu về những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị sỏi niệu quản. Người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện lớn để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy từng trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Điều trị sỏi niệu quản tại nhà

Một số trường hợp người bệnh bị sỏi niệu quản đang ở thể nhẹ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà bằng các cách sau đây:

  • Chuối hột: Một trong những cách điều trị sỏi niệu quản đầu tiên là sử dụng quả chuối hột. Đây là cách giúp bào mòn sỏi và các khoáng chất bên trong đường tiết niệu. Chỉ cần phơi khô chuối hột già sau đó đem rang cháy và nghiền thành bột. Hàng ngày pha 1 muỗng cà phê bột, thực hiện uống từ 10 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Quả dứa tiêu giảm sỏi niệu quản: Dứa không chỉ giúp giải khát mà còn lợi tiểu để đào thải những cặn lắng trong đường tiết niệu. Bạn chỉ cần dùng dứa hấp cách thủy cùng phèn chua trong 3 giờ, ăn cả quả và phần nước trong 7 ngày liên tiếp.
  • Dùng đu đủ xanh: Một gợi ý để điều trị sỏi niệu quản ngay tại nhà bằng cách sử dụng đu đủ xanh. Đu đủ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt, kiện tỳ,…. Trước khi dùng nên chọn quả đu đủ bánh tẻ, còn nhiều nhựa, để nguyên vỏ sau đó đem rửa sạch. Thực hiện cắt bỏ đầu và đuôi, nào bỏ hạt sau đó thêm ít muối tinh để hấp cách thủy trong vòng 30 phút. Dùng sau bữa ăn trong vòng 1 tuần sẽ thấy sỏi được tiêu giảm nhanh chóng.
  • Cỏ nhọ nhồi: Rất hiếm người biết được rằng nhọ nhồi giúp lợi tiểu, giảm đau, cầm máu để giảm bớt biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu của bệnh sỏi niệu đạo. Cách làm tan sỏi bằng cách giã nát lá cây, lọc lấy nước uống hoặc đem phơi khô, sao vàng để sắc uống hàng ngày.

Sử dụng thuốc Tây y

Bên cạnh những phương pháp điều trị sỏi niệu quản tại nhà, nhiều người bệnh thường lựa chọn thuốc Tây y để sử dụng giúp giảm quá trình ức chế phát triển của viên sỏi. Đặc biệt, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Những viên sỏi niệu quản có cạnh sắc nhọn dễ gây cọ xát vào khu vực niêm mạc tiết niệu hoặc khi sỏi bị mắc kẹt tại điểm hẹp của niệu đạo gây đau buốt khó chịu. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, thuốc giảm đau không steroid,…. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp điều trị tạm thời.
  • Thuốc giãn cơ, chống co thắt: Các loại thuốc này giúp giảm co thắt cơ trơn niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho viên sỏi có thể dễ dàng di chuyển ra ngoài mà không gây ảnh hưởng đến đường tiểu. Các nhóm thuốc chính được sử dụng như: thuốc ức chế alpha – adrenergic, thuốc chẹn kênh canxi,….
  • Thuốc làm giảm ức chế hình thành sỏi: Một số loại thuốc làm giảm ức chế hình thành sỏi được các bác sĩ khuyên dùng như allopurinol, các thuốc kiềm hóa nước tiểu như kali citrate, Tiopronin, D-penicillamine,…
  • Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ kê toa đơn thuốc kháng sinh điều trị sỏi niệu quản như nhóm tetracyliin, cephalosporiin, kháng sinh nhóm quiinolon,…
soi nieu quan
Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc giúp tiêu sỏi

Can thiệp ngoại khoa

Đối với nhiều người bệnh có kích thước sỏi lớn thì phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ ra bên ngoài để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ khám chữa bệnh và đưa ra quyết định cần sử dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa nào phù hợp với người bệnh. Cụ thể như:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Các bác sĩ sẽ áp dụng với những sỏi dưới 20mm ở vị trí sát thật. Viên sỏi sẽ được tán thành vụn nhỏ nhờ sóng xung kích ở tần số lớn.
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: Biện pháp này sẽ cần luồn một ống nội soi từ phần niệu đạo, qua bàng quang lên phần niệu quản và sử dụng năng lượng tia laser để phá hủy thành những vụn nhỏ để hút ra ngoài. Tuy nhiên, với phẫu thuật này không nên áp dụng với trường hợp bị hẹp niệu quản và cần chú ý biến chứng sau phẫu thuật.
  • Tán sỏi qua da: Sau khi gây mê toàn thân, một đường hầm nhỏ sẽ được mở luồn qua da và luồn thiết bị vào phá vỡ sỏi. Phương pháp này sau khi được áp dụng là bước đột phá trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị thay thế mổ mở.
  • Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: Phương pháp này được các sĩ gây mê toàn thân. Sau đó mở đường hầm nhỏ đưa vào vùng hông – lưng, mở niệu quản rồi gắp viên sỏi ra ngoài. Thời gian sau phẫu thuật sẽ mất từ 3 – 4 ngày.
  • Mở mổ lấy sỏi niệu quản: Áp dụng cho trường hợp có sỏi quá lớn, bị mắc kẹt bên trong các đoạn niệu quản bị hẹp.
soi nieu quan
Tán sỏi qua da là phương pháp được nhiều người sử dụng

>>> Xem thêm: Tôi đã “chia tay” với sỏi đường tiết niệu chỉ sau 2 tháng nhờ Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Cách phòng ngừa bệnh sỏi niệu đạo

Bên cạnh việc tìm hiểu một số phương pháp điều trị sỏi niệu đạo, người bệnh cần chú ý đến cách phòng ngừa bệnh hiệu quả như sau:

  • Uống nhiều nước: Duy trì thực hiện uống 2,5 lít nước mỗi ngày để làm tăng thể tích nước tiểu, giảm nồng độ các chất tạo sỏi. Từ đó giảm tình trạng lắng cặn và ngăn ngừa sỏi thận, sỏi niệu quản.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả xanh: Việc bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, các loại rau xanh, trái cây tưới sẽ cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi niệu quản và một số bệnh lý khác.
  • Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat: Tránh ăn quá nhiều hai nhóm thực phẩm này để không tăng nguy cơ tạo sỏi và bổ sung những rau củ quả khác đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.
  • Ăn nhạt, giảm muối: Sử dụng quá nhiều muối sẽ gây tích nước, ức chế tái hấp thu canxi tạo điều kiện để sỏi thận hình thành. Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia tiết niệu cần chú ý sử dụng một lượng muối vừa phải trong mỗi bữa ăn.
  • Tích cực vận động: Hoạt động thể chất hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng cũng là biện pháp ngăn ngừa sỏi niệu quản hình thành.
  • Tái khám định kỳ: Người bệnh cần tái khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời

Trên đây là toàn bộ thông tin về sỏi niệu quản, người bệnh cần chú ý hơn khi gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng trên cần phải tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *