Sốt siêu vi có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Sốt siêu vi là một thuật ngữ Y học dùng để chỉ chung các trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, khi bệnh tiến triển quá nhanh, ngoài sức kiểm soát mà không được khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong, nhất là ở đối tượng trẻ em.

Sốt siêu vi là gì? Có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, đây là tình trạng sốt do cơ thể nhiễm phải các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Nó được xếp vào nhóm bệnh cấp tính và xuất hiện phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi do đây là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém.

Có rất nhiều loại virus có thể là tác nhân gây ra tình trạng sốt. Trong đó chủ yếu nhất là virus Adenovirus, Enterovirus, Coronavirus, Rhinovirus hay virus cúm… Tùy theo tác nhân gây bệnh mà người bệnh cũng sẽ có triệu chứng giống nhau hoặc khác nhau.

Sốt siêu vi thường gặp nhiều nhất ở đối tượng trẻ nhỏ
Sốt siêu vi thường gặp nhiều nhất ở đối tượng trẻ nhỏ

Thông thường, khi thời tiết thay đổi đột ngột hay vào lúc giao mùa chúng ta rất dễ bị bệnh. Bởi đây là thời điểm vi khuẩn sinh trưởng phát triển mạnh rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người.

Vậy sốt siêu vi có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng này thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày tùy theo sức đề kháng của mỗi người. Nếu được điều trị tích cực và đúng phương pháp thì bệnh còn có thể nhanh được khắc phục hơn.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, bởi trong bất cứ trường hợp nào, sốt cũng có thể phát triển nặng ngoài tầm kiểm soát. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời và đúng cách thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm khó lường trước, thậm chí có thể tử vong.

Nguyên nhân, triệu chứng sốt siêu vi

Nhận biết rõ nguyên nhân, triệu chứng sốt siêu vi có vai trò quan trọng quyết định một phần hiệu quả điều trị bệnh.

Nguyên nhân

Đúng như tên gọi thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt là do các chủng virus gây bệnh như rhino, adeno, entero hay virus cúm. Mỗi loại tác nhân này có thể gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau.

Rhino, adeno, entero hay virus cúm là những chủng virus gây sốt siêu vi
Rhino, adeno, entero hay virus cúm là những chủng virus gây sốt siêu vi

Thời điểm không khí ẩm thấp, chuyển lạnh đột ngột hay vào lúc giao mùa sẽ tạo điều kiện cho những virus gây sốt phát triển mạnh mẽ. Từ đó chúng sẽ tìm cơ hội để xâm nhập vào cơ thể người, nhất là trẻ em và người lớn tuổi vốn dĩ có sức đề kháng yếu.

Dù sốt siêu vi là bệnh lý rất phổ biến tuy nhiên thực tế thì không ít người vẫn chưa biết rằng nó có lây từ người sang người hay không. Theo các chuyên gia, chứng bệnh này rất dễ lây lan trong cộng đồng chỉ với thời gian ngắn theo nhiều con đường như:

  • Lây qua đường thở: Người bình thường hít phải không khí chứa virus gây sốt do tiếp xúc gần với người đã mắc bệnh.
  • Lây qua đường ăn uống: Việc dùng chung đồ ăn, thức uống hay cốc chén, bát đũa với người bị sốt cũng sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng này.
  • Lây qua vật trung gian: Các loại côn trùng, muỗi,… chính là vật trung gian dẫn truyền virus từ người sang người.
  • Lây qua đường máu: Người nhận máu không tuân theo nguyên tắc truyền máu từ bệnh nhân sốt có khả năng cao nhiễm bệnh này. Bên cạnh đó, trường hợp dùng chung kim tiêm hay bàn chải đánh răng với người bệnh cũng không ngoại lệ.
  • Lây qua đường tình dục: Nếu quan hệ tình dục không an toàn, bạn cũng có thể lây nhiễm sốt siêu vi.
  • Thường xuyên tiếp xúc với vật mang virus: Chuột, côn trùng,…

Triệu chứng

Trong thời gian ủ bệnh, sốt siêu vi mang những triệu chứng tương tự với bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển nặng lên mức nhiễm trùng thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng. Thời gian nhiễm bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại virus gây bệnh và cơ địa của mỗi người.

Một số triệu chứng sốt siêu vi thường gặp nhất là phát ban, sốt cao hay chảy nước mắt
Một số triệu chứng sốt siêu vi thường gặp nhất là phát ban, sốt cao hay chảy nước mắt

Cụ thể, khi sốt siêu vi đã trong thời kỳ toàn phát, thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Sốt cao

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể người khi bị virus, vi khuẩn tấn công. Bởi việc tăng nhiệt độ cơ thể ở một mức độ phù hợp có thể phá hủy cấu trúc của mầm bệnh, qua đó ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của chúng. Thông thường, khi bị sốt, nhiệt độ tại vị trí nách của người bệnh sẽ là trên 37,2 độ C và trán, tai là 38 độ C trở lên.

  • Đau đầu

Khi bị sốt siêu vi, người bệnh thường bị đau nhức đầu dữ dội, hay có cảm giác chao đảo. Bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến các mạch máu liên tục bị giãn nở ra.

Đáng chú ý, khi chạm vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang có hiện tượng đau đầu thì có thể cảm nhận được nó đang đập mạnh. Đối với trẻ em thì bé có thể bị đau đầu, kèm chảy mủ hoặc chất nhầy ở tai.

  • Viêm đường hô hấp

Kèm theo hiện tượng sốt hay đau đầu, người bị sốt siêu vi cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm họng, ho, hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi hay viêm tai,…

  • Nôn mửa

Tình trạng nôn mửa xuất hiện do viêm họng, kích thích đẩy chất nhầy ra bên ngoài. Khi bị sốt siêu vi trẻ em thường bị nôn nhiều hơn so với người lớn.

  • Phát ban

Tình trạng này thường xuất hiện sau 2 đến 3 ngày đầu khi bạn bị sốt siêu vi, Những nốt đỏ li ti sẽ xuất hiện đầu tiên trên da ở vị trí bàn tay, bàn chân và sau đó khoảng 1, 2 ngày nó sẽ lan ra khắp người và trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Rối loạn tiêu hóa

Nếu tác nhân gây sốt siêu vi là do virus đường tiêu hóa thì triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện sớm với hiện tượng tiêu chảy, chất thải tuy không có máu nhưng lại có nhiều chất nhầy.

  • Viêm hạch

Người bị sốt siêu vi cũng có thể xuất hiện triệu chứng viêm hạch tại vùng đầu, mặt, hay cổ thường. Bạn có thể nhìn thấy bằng mắt hoặc sờ để cảm nhận thay đổi này.

Nổi hạch ở cổ cũng có thể là triệu chứng của sốt siêu vi
Nổi hạch ở cổ cũng có thể là triệu chứng của sốt siêu vi

Ngoài ra, khi bị sốt siêu vi, các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như:

  • Đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau nhức cơ bắp, mất nước,…chỉ thường kéo dài khoảng một đến vài ngày.
  • Đau đầu, đau bụng, tức ngực khó thở, cứng cổ, co giật/động kinh, rối loạn ý thức,.. Đây là triệu chứng nặng thường kéo dài nhiều ngày. Lúc này có thể phổi và não của người bệnh đã bị ảnh hưởng do sốt siêu vi và cần được điều trị ngay lập tức.

Xem thêm

Phải làm gì khi bị sốt siêu vi an toàn hiệu quả nhất?

Cho tới nay, sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên người bệnh có thể khắc phục triệu chứng để tránh các biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Các phương pháp hạ sốt

Sốt siêu vi là chứng bệnh đặc biệt, có thể tự khỏi trong 1 – 2 tuần. Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng ho, nghẹt mũi, đau đầu hay đau cơ do bệnh lý này gây ra.

Thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất để điều trị sốt siêu vi là loại có thành phần acetaminophen như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen hay Aspirin. Bên cạnh đó, Aspirin cũng thường được nhiều người cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên nó lại chống chỉ định người dưới 18 tuổi do độ tuổi này khi dùng Aspirin sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng Reye.

Uống thuốc hạ sốt là cách làm đơn giản và hiệu quả giúp giảm nhiệt độ cơ thể
Uống thuốc hạ sốt là cách làm đơn giản và hiệu quả giúp giảm nhiệt độ cơ thể

Ngoài biện pháp dùng thuốc hạ sốt, một số biện pháp áp dụng tại nhà sau đây cũng có thể hỗ trợ điều trị triệu chứng do sốt siêu vi gây ra:

  • Chườm ấm cơ thể

Khi bị sốt siêu vi, người bệnh nên lau cơ thể bằng nước ấm, nhất là các vị trí nách, trán, bàn tay hay bàn chân để hạ bớt nhiệt độ cơ thể. Biện pháp này cũng giúp lau khô mồ hôi tiết ra từ cơ thể, tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cũng nên chú ý nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và tránh mặc quần áo quá mỏng hoặc quá dày.

  • Uống thuốc hạ sốt kèm chống co giật

Nếu bị sốt cao trên 38,5 độ C thì tốt nhất bạn nên nên uống thuốc hạ sốt kết hợp với thuốc chống co giật. Tuy nhiên liều dùng và cách sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với trẻ em có tiền sử co giật mỗi khi sốt cao.

  • Vệ sinh mũi chống sốt siêu vi bội nhiễm

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9% là cách làm hiệu quả giúp người bị sốt siêu vi tránh được tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

  • Bổ sung nước

Nhằm giải nhiệt cơ thể cũng như phòng mất nước do chảy mồ hôi nhiều. Người bệnh nên được uống nước lọc đầy đu r hawojc nước ép từ các loại trái cây mọng nước như nước ép trái cam, bưởi,… tăng cường dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

  • Bổ sung thêm dinh dưỡng

Khi bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Bạn nên ăn các đồ ăn chứa nhiều vitamin, protein, chất xơ ở dạng lỏng, ấm , dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

Trẻ em hay người lớn mắc sốt siêu vi đều cần bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng
Trẻ em hay người lớn mắc sốt siêu vi đều cần bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng

Nếu với những phương pháp trên mà các triệu chứng sốt siêu vi vẫn không thuyên giảm và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Điển hình như sốt trên 39 độ C hay đau nhức toàn thân thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để nhận được sự điều trị tốt nhất.

Chú ý: Thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì với người bị sốt siêu vi bởi đây là loại thuốc được tạo ra nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn. Chính vì vậy, chúng không thể giúp tiêu diệt các loại virus gây bệnh trong cơ thể.

Sốt siêu vi khi nào cần đi khám bác sĩ?

Sốt siêu vi nếu để quá lâu có thể diễn biến phức tạp hơn và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là ở đối tượng trẻ em. Chính vì vậy nếu chưa có kinh nghiệm hạ sốt hoặc gặp một số tình trạng sau đây thì bạn nên cần đi thăm khám bác sĩ:

Đối với trẻ em:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt siêu vi khi đo nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C ở vị trí trực tràng.
  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi bị sốt kéo dài trên 1 ngày với 39 độ C (đo ở trực tràng). Bé sốt cao kèm theo hiện tượng phát ban, tiêu chảy lâu ngày.
  • Với trẻ lớn hơn thì nên khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể đo được trên 39 độ, thậm chí là trên 40 độ.
  • Trẻ sốt cao trên 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cơ thể bé bị mất nước nghiêm trọng (trẻ không tiểu tiện, mô, miệng và lưỡi khô, không tiết nước bọt, chân tay lạnh,…)
  • Bé xuất hiện triệu chứng mất dần ý thức, ngủ li bì.
  • Bé không đáp ứng với các thuốc hạ sốt dù là liều cao.
  • Bé bị sốt kèm theo tình trạng ho có đờm, thở gấp, thở khò khè,…
  • Nên đưa bé khám bác sĩ ngay nếu bố mẹ trẻ, chưa có kinh nghiệm hạ sốt.
Bé sốt trên 39 độ không cắt sốt cần được đưa tới thăm khám bác sĩ
Bé sốt trên 39 độ không cắt sốt cần được đưa tới thăm khám bác sĩ

Đối với người trưởng thành

  • Người lớn khi bị sốt siêu vi thường ít gây biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau thì bạn cũng nên sớm tới bệnh viện để thăm khám:
  • Sốt trên 39 độ C kéo dài 3 ngày liên tục kèm theo hiện tượng không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt.
  • Sốt siêu vi kèm dấu hiệu phát ban.
  • Người bệnh bị đau đầu dữ dội, vượt quá sức chịu đựng.
  • Sốt đến mức bị co giật, khó thở, đau ngực và đau bụng hay nôn thường xuyên.

Cách phòng tránh sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh, chính vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta nên tìm hiểu biện pháp phòng tránh sốt siêu vi hiệu quả như:

  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tay chân sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của virus gây nên tình trạng sốt siêu vi.
  • Hạn chế tối đa đến nơi công cộng hoặc nơi đông người nếu không thực sự cần thiết. Bởi đây có thể là nguồn lây lan sốt siêu vi nhanh nhất từ người sang người qua đường không khí.
  • Tuyệt đối không dùng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ chạm lên vị trí mặt, mắt, mũi hay miệng.
  • Chú ý đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài, vừa tránh được bụi bẩn vừa giúp hạn chế sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh.
  • Trẻ em và cả người lớn nên được tiêm phòng đầy đủ.
  • Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh để không có virus gây bệnh có điều kiện sinh sôi, phát triển.
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, đầy đủ các chất để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi tốt với bệnh tật.
  • Chú ý luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể luôn dẻo dai, khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang có hiện tượng ốm, sốt.
  • Cẩn thận với những động vật là vật trung gian lây truyền sốt siêu vi như côn trùng hay chuột.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề: Sốt siêu vi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt nhất.

Đọc thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *