Suy thận độ 4 là gì? Các biến chứng và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong số 5 cấp độ của bệnh lý suy thận, suy thận độ 4 là tình trạng rất nguy hiểm. Người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng khó lường, nguy cơ diễn tiến sang giai đoạn cuối hoặc tử vong rất cao và việc điều trị khá khó khăn.

Suy thận độ 4 là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Suy thận độ 4 là một trong 5 cấp độ của bệnh lý suy thận. Đây là cấp độ bệnh khá nghiêm trọng và được xác định qua các chỉ số khi xét nghiệm như sau:

  • Mức độ lọc máu của thận (GFR) dao động khoảng 15 – 39 ml/phút.
  • Chức năng thận bị suy giảm khoảng 85 đến 90%.
  • Người bệnh phải thực hiện chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.

Khi bị suy thận cấp độ 4, chức năng thận sẽ bị suy giảm rất nhanh chóng, người bệnh có nguy cơ tiến triển bệnh sang cấp độ 5 – giai đoạn cuối rất nghiêm trọng.

suy than do 4
Khi bị suy thận cấp độ 4, chức năng thận sẽ bị suy giảm rất nhanh chóng

Ở bệnh nhân bị suy thận độ 4, số lượng nephron trong thận bị tổn thương nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các cấp độ nhẹ. Theo đó, tình trạng xơ hóa thận diễn ra ngày càng trầm trọng và chức năng thận không thể phục hồi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:

  • Nguyên nhân do các bệnh lý thận như: Viêm cầu thận, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, thận đa nang…
  • Suy thận độ 4 do biến chứng của tiểu đường, tăng huyết áp, thận hư hoặc thận yếu.
  • Do thói quen ăn uống không khoa học: Ăn mặn, dung nạp nhiều thực phẩm có hại.
  • Người bệnh có thói quen uống ít nước gây cản trở quá trình thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Các dấu hiệu cảnh báo suy thận

Khi bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn 4, bệnh đã tiến triển rất nặng và các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rõ rệt như sau:

  • Người bệnh đi tiểu đêm nhiều, tiểu liên tục.
  • Có triệu chứng buồn nôn, chán ăn và một số trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Người bệnh bị suy nhược cơ thể, người gầy gò, xanh xao, thiếu sức sống.
  • Có biểu hiện phù nề và ngứa toàn thân.
  • Nếu không cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh có thể khó thở, co giật dẫn tới hôn mê.

Khi có các triệu chứng suy thận trở nặng, người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, điều trị kịp thời tránh tình trạng nhiễm độc toàn cơ thể do thận không còn chức năng lọc máu.

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Đây là cấp độ suy thận nặng, chức năng thận của người bệnh không thể phục hồi và bắt buộc phải sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.

Ở giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ rất cao bị biến chứng sang giai đoạn cuối. Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách, không có biện pháp chăm sóc phù hợp, người bệnh có thể tử vong.

Cụ thể, khi bị suy thận độ 4, người bệnh phải đối mặt với các nguy cơ nguy hiểm như:

  • Biến chứng tăng huyết áp: Người bệnh có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch, đột quỵ.
  • Biến chứng tiểu đường.
  • Bệnh nhân có thể bị thiếu máu nghiêm trọng.
  • Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
  • Người bệnh có thể bị rối loạn khoáng chất và các bệnh về xương khớp.
  • Bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu.
  • Xuất hiện tình trạng phù nước, sưng to do hiện tượng ứ nước trong cơ thể.
suy than do 4
Người bệnh có thể gặp phải biến chứng tăng huyết áp và tiểu đường

Suy thận độ 4 sống được bao lâu phụ thuộc nhiều vào các phương pháp điều trị, tình trạng bệnh và mức độ tương thích trong điều trị của bệnh nhân. Một số biện pháp thay thế thận có thể giúp người bệnh duy trì cuộc sống trong khoảng vài năm, thậm chí đến hơn 10 năm.

Cách điều trị suy thận phổ biến hiện nay

Đối với bệnh nhân bị suy thận độ 4, phương pháp điều trị tối ưu là áp dụng điều trị thay thế thận. Người bệnh suy thận độ 4 có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Phương pháp lọc máu, chạy thận

Đây là phương pháp được chỉ định khi người bệnh bị suy thận cấp độ nặng. Lúc này, chức năng thận đã bị suy giảm nghiêm trọng, việc chạy thận, lọc máu giúp loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể và thay thế chức năng của thận.

Người bệnh có thể được chỉ định chạy thận nhân tạo từ 2 đến 4 lần mỗi tuần. Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, mỗi lần chạy thận sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tiếng.

Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất cho bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 và suy thận giai đoạn cuối. Chạy thận nhân tạo có thể thay thế chức năng thận rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh phải gắn liền với bệnh viện trong suốt quá trình điều trị đến cuối đời.

suy than do 4
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trj hiệu quả nhất cho bệnh nhân suy thận

Phương pháp ghép thận

Ghép thận là phương pháp sử dụng thận khỏe mạnh của người hiến thận ghép cho người bệnh để thay thế quả thận đã bị tổn thương. Lúc này, quả thận ghép sẽ hoạt động như bình thường, giúp người bệnh có cơ hội sống cao, kéo dài sự sống.

Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh có thể sống, sinh hoạt như bình thường mà không cần gắn liền với máy móc và bệnh viện. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc chống thải ghép cả đời để đảm bảo hoạt động của quả thận mới.

Ngoài ra, để tìm được người hiến thận và quả thận tương thích với bệnh nhân là việc vô cùng khó. Chi phí để thực hiện ghép thận cũng rất cao, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và có chế độ ăn uống phù hợp như hạn chế muối trong bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều kali và hạn chế thịt.

Đừng bỏ qua

Chế độ ăn cho người suy thận nhanh hồi phục – Giải pháp từ chuyên gia

Nếu người bệnh bị tăng huyết áp và tiểu đường có thể dùng thuốc để điều hòa huyết áp và đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Suy thận độ 4 là tình trạng rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể kéo dài thời gian sống khá hiệu quả.

Đọc ngay

Bình luận (1)

  1. Bùi phương hằng says: Trả lời


    Cho em hỏi là suy thận cấp 4 có cách điều trị nào hỗ trợ trong quá trình điều trị bằng thuốc không ạ.và nếu phải chạy lọc thận thì chi phí là bao nhiêu ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *