Tắc Kinh Nguyệt Là Gì? 9 Cách Điều Trị Hiệu Quả Tại Nhà

Tắc kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ trong mọi độ tuổi. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường cũng có thể tiềm tàng nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Để biết chính xác tình trạng tắc kinh là gì, nguyên nhân và cách điều trị cụ thể, bạn đọc hãy tham khảo thêm trong bài viết dưới đây để có thể thông tin hữu ích.
Tắc kinh nguyệt là gì?
Tắc kinh nguyệt (tắc kinh) là tình trạng kinh nguyệt đến trễ hơn so với chu kỳ bình thường hoặc máu kinh ra rất ít trong thời gian hành kinh. Được biết, những người bị tắc kinh thường chỉ ra vài giọt máu kinh.

Kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu kinh thấm ướt 3 – 4 miếng băng vệ sinh mỗi ngày. Tuy nhiên, người bị tắc kinh chỉ ra một ít máu và kỳ kinh nguyệt cũng chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày. Lúc này máu kinh có thể ra đậm hoặc nhạt hơn so với bình thường. Tuy nhiên để chắc chắn bạn không mắc bệnh lý nào khi bị tắc kinh thì tốt nhất nên tới bệnh viện để thăm khám.
Nhìn chung, tắc kinh là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng bít tắc máu kinh do vài nguyên nhân nào đó. Hiện tượng này tốt nhất nên được can thiệp điều chỉnh để cải thiện, tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và kế hoạch sinh sản về sau.
Triệu chứng tắc kinh
Như đã đề cập trước đó, dấu hiệu nhận biết tình trạng tắc kinh rất rõ ràng, gồm có:
- Tình trạng kinh nguyệt ra ít, chỉ vài giọt.
- Kinh nguyệt không xuất hiện trong nhiều tháng (2 – 3 tháng).
- Chị em có thể bị tăng cân, rậm lông nếu tắc kinh nguyệt do buồng trứng đa nang.
Nguyên nhân gây tắc kinh
Tắc kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt không đều, máu kinh chỉ ra nhỏ giọt hoặc quá ít, 2 – 3 tháng mới có kinh 1 lần. Được biết, người bị tắc kinh nguyệt có thể do những nguyên nhân như sau:
- Rối loạn nội tiết tố: Khi hoạt động của tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng bị rối loạn sẽ dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, khiến kinh ra ít. Trong đó, tình trạng ngủ không đủ giấc, thường xuyên ngủ muộn, căng thẳng đầu gốc, béo phì, thay đổi cân nặng đột ngột là một trong những tác nhân dễ gây rối loạn nội tiết tố.
- Mang thai:Trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, lớp niêm mạc thay vì bong ra sẽ được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển thai nhi. Đây là lý do giải thích vì sao kinh nguyệt không xuất hiện trong suốt quá trình mang thai ở nữ giới.
- Buồng trứng đa nang: Là hiện tượng có nhiều nang trứng trong buồng trứng với kích thước nhỏ hơn 10mm. Những nang này phát triển cùng nhau nhưng không có nang nào phát triển đủ kích thước để quá trình thụ thai được diễn ra nên gây ra hiện tượng tắc kinh.
- Rối loạn tuyến giáp: Khi hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn sẽ khiến quá trình bài tiết prolactin gặp trục trặc và gây ra tình trạng tắc kinh.
- Bệnh phụ khoa: Viêm lộ tuyến, u xơ tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng đều là những bệnh phụ khoa có khả năng gây tắc kinh.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Trường hợp dùng nhiều chất kích thích, ăn uống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya. Hay vận động quá sức đều gây ảnh hưởng tới hormone sinh sản, khiến cơ thể không kịp sản xuất estrogen.

Bị tắc kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt bị tắc, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít có thể xuất phát từ những bệnh lý nghiêm trọng hoặc do thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh. Thông thường, khi gặp tình trạng tắc kinh nguyệt, chị em sẽ tự tìm cách điều trị tại nhà mà không tới gặp bác sĩ để thăm khám.
Điều này cũng không có gì đáng lo ngại nếu tình trạng tắc kinh không diễn ra liên tục trong nhiều tháng hay có kèm theo triệu chứng khác như chướng bụng, hoa mắt chóng mặt,…. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng trên, các bạn cần tới bệnh viện thăm khám ngay bởi rất có thể bạn đang gặp một trong số những vấn đề sau:
- Suy buồng trứng sớm.
- Rối loạn nội tiết.
- Sảy thai, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung lộ tuyến, viêm nhiễm tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung,…
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Ung thư cổ tử cung.
- Rối loạn tâm lý, tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc những ảnh hưởng từ sóng điện tử, chất kích thích,…
9 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà
Bị tắc kinh nguyệt phải làm thế nào là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm khi gặp phải vấn đề này. Trên thực tế, có rất nhiều cách chữa tắc kinh tại nhà mà không nhất thiết phải can thiệp y tế. Tuy nhiên trước khi áp dụng thì mọi người nên tới bệnh viện tìm hiểu nguyên nhân để giúp điều trị đúng bệnh và đạt hiệu quả tốt.
Nếu hiện tượng tắc kinh không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng những cách chữa dưới đây:
Cách điều trị tắc kinh nguyệt với ngải cứu
Với tính ấm cùng tác dụng ôn kinh, chỉ huyết án thai, ngải cứu thường được dùng để cải thiện trường hợp bị rong kinh, kinh nguyệt không đều. Bạn có thể dùng nước trà ngải cứu hoặc sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn thường ngày. Những món ăn có thể chế biến từ ngải cứu như trứng gà rán ngải cứu, vịt lộn hấp ngải cứu,…
Lưu ý, tránh dùng ngải cứu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì thảo dược này có thể làm chảy máu nhiều hơn. Đồng thời chỉ nên ăn hoặc uống nước ngải cứu tối đa 2 – 3 lần trong 1 tuần.
Mẹo dùng bột quế
Nếu bạn đang tìm biện pháp giải quyết tình trạng tắc kinh một cách an toàn thì không nên bỏ qua mẹo chữa này. Quế là thảo dược có tính ấm, vị cay ngọt, thường được dùng để kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và cầm máu.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy quế có khả năng điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt là ở những trường hợp bị đa nang buồng trứng. Bên cạnh đó, bột quế còn được sử dụng để bổ khí dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng.
Để hỗ trợ điều trị tình trạng tắc kinh ở chị em phụ nữ, các bạn có thể pha bột quế với sữa hoặc nước ấm và uống như trà. Hoặc mọi người có thể thêm bột quế vào các món ăn như bánh, gia vị salad hay soup,… Lưu ý, chỉ nên uống bột quế pha nước ngày 1 lần với liều lượng 500mg/lần. Do bột quế có tính nóng nên cần hạn chế sử dụng quá nhiều trong tuần để tránh gặp các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.
Ăn dứa
Dứa (trái thơm, trái khóm) là một loại trái cây có mùi thơm ngon, giàu vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu, nếu chị em ăn mỗi ngày vài miếng dứa hoặc uống 1 cốc nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt hiệu quả. Bởi trong dứa có chứa bromelain – một loại enzyme có khả năng làm mềm và bong lớp niêm mạc tử cung, giúp máu kinh dễ dàng thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, việc ăn dứa mỗi ngày còn hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ. Tuy nhiên, dứa cũng là loại trái cây có khả năng gây phản ứng dị ứng, cộng thêm tính axit cao nên có thể làm gia tăng hiện tượng ợ chua, trào ngược dạ dày. Vậy nên những trường hợp bị bệnh dạ dày, trào ngược thực quản nên lưu ý khi sử dụng loại quả này.
Dùng gừng chữa tắc kinh nguyệt tại nhà
Không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc Nam được dùng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, đau bụng và giảm ho. Gừng cũng được xem là loại thảo dược tốt cho chị em phụ nữ khi tới kỳ kinh nguyệt bởi tính ấm cùng khả năng giảm đau hiệu quả. Cụ thể, gừng giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, đẩy nhanh máu kinh thoát ra ngoài và giải quyết tốt tình trạng tắc kinh.
Bạn có thể uống nước trà gừng hoặc thêm vài lát gừng vào các món ăn hàng ngày để giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng tắc kinh. Tuy nhiên, lưu ý không nên uống nước gừng mỗi ngày, tránh uống khi bụng rỗng hay dùng nước gừng vào buổi tối.
Chữa bệnh tắc kinh nguyệt bằng cách bổ sung vitamin mỗi ngày
Bên cạnh những mẹo chữa tắc kinh nêu trên, việc bị tắc kinh nguyệt uống thuốc gì cũng được nhiều người thắc mắc. Thông thường, thuốc sẽ được kê trong trường hợp tắc kinh do bệnh lý. Nếu hiện tượng tắc kinh là do thói quen sinh hoạt hoặc những yếu tố khác thì bạn có thể được chỉ định dùng thêm các loại vitamin. Hoặc có thể bổ sung vitamin – khoáng chất thông qua chế độ ăn uống mỗi ngày.
Trong đó, vitamin B, vitamin D và vitamin E là những nhóm vitamin có khả năng cải thiện sinh lý và điều hòa kinh nguyệt ở nữ khá hiệu quả. Cụ thể:
- Vitamin B: Bổ sung vitamin B đầy đủ sẽ giúp cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt – PMS, giảm phù nề trước kỳ kinh và giúp ổn định tâm trạng, tăng tổng hợp chất dopamine. Những thực phẩm có chứa vitamin B mà bạn có thể bổ sung gồm có cà rốt, chuối và bông cải,…
- Vitamin D: Lượng vitamin D thấp cũng có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm chức năng hoặc qua các loại thực phẩm hàng ngày như sữa, chế phẩm từ sữa hoặc ngũ cốc,…
- Vitamin E: Giúp giảm các triệu chứng bất ổn ở vùng ngực lên tới 11%, đồng thời giảm cảm giác đau tức ngực, đau bụng kinh. Được biết bạn có thể tìm thấy vitamin E trong các loại thực phẩm như các loại ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, cải bó xôi,…

Dùng giấm táo
Tình trạng tắc kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang chiếm khoảng 5 – 10% trường hợp khi đang trong độ tuổi sinh sản. Biểu hiện thường thấy ở những trường hợp này là hiện tượng rối loạn phóng noãn, rối loạn nội tiết.
Để hỗ trợ điều trị tình trạng tắc kinh do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), mọi người thường sử dụng giấm táo. Theo nghiên cứu, phụ nữ bị PCOS uống một muỗng canh (15ml) giấm táo với 100 – 150ml nước ấm mỗi ngày sau bữa ăn tối sẽ giúp cải thiện nồng độ hormone cũng như góp phần khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn.
Song song với đó, giấm táo còn có khả năng chống trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, giảm mức insulin. Tuy nhiên, mùi vị của giấm táo có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu nên bạn có thể sử dụng kết hợp với mật ong. Lưu ý, do giấm táo có tính axit cao nên nếu quá lạm dụng dễ làm hỏng men răng, tăng bệnh lý liên quan tới dạ dày.
Chưa kể, việc tiêu thụ một lượng lớn giấm táo mỗi ngày trong nhiều năm có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, làm giảm nồng độ kali trong máu. Trường hợp bạn có triệu chứng buồn nôn, trào ngược, ợ hơi,… hãy dừng sử dụng giấm táo và tới gặp bác sĩ để thảo luận tìm ra phương án giải quyết tốt hơn.
Bị tắc kinh nguyệt phải làm sao? Nên tập yoga
Tập luyện yoga mỗi ngày hoặc ít nhất 3 – 5 buổi/tuần được chứng minh là một phương pháp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Không chỉ giúp giải quyết tốt tình trạng rối loạn hormone mà còn giúp duy trì cân nặng, cải thiện hệ tiêu hóa. Đồng thời cải thiện hệ xương khớp, giúp tinh thần thư thái và giúp kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, ổn định hơn.
Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ tập yoga trung bình 30 phút mỗi ngày trong vòng 6 tháng sẽ giúp cân bằng hormone, hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, tập luyện yoga còn giúp giảm lo âu, căng thẳng, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, giúp ngủ ngon và tốt cho vóc dáng,…
Tuy nhiên, để tập đúng động tác và đạt được hiệu quả tốt, bạn nên tới phòng tập hoặc đăng ký các gói hướng dẫn trực tuyến từ những huấn luyện viên chuyên nghiệp. Tránh tự tập tại nhà khi chưa có kinh nghiệm hoặc từng tập yoga trước đó.
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân hay ốm yếu đều có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Vậy nên, việc quản lý chế độ ăn uống không để cân nặng tăng – giảm một cách đột ngột cũng là biện pháp giúp chữa tắc kinh nguyệt tại nhà hữu hiệu.

Lưu ý, nếu tình trạng sụt cân trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Chị em cần lắng nghe cơ thể mình để sớm phát hiện và tới bệnh viện thăm khám để tiến hành điều trị kịp thời (nếu có bệnh).
Tập luyện thể thao thường xuyên
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên là cách đơn giản nhất để duy trì sức khỏe. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục phù hợp còn mang tới một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đều đặn. Được biết, nếu tập thể dục thể thao đều đặn 3 – 5 ngày/tuần sẽ giúp ổn định hormone nữ, giảm stress, cải thiện hệ xương khớp, tim mạch và hô hấp,…
Mặt khác, tập thể dục còn là cách giúp duy trì cân nặng, giảm tình trạng đau trước và sau khi hành kinh rất tốt. Những bài tập thể dục mà chị em có thể tham khảo tập luyện gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym,…
Bị tắc kinh nên ăn gì?
Chế độ ăn uống hàng ngày đều có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Trường hợp chị em ăn uống không đủ chất, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng rượu bia, chất kích thích nhiều thì nguy cơ tắc kinh là rất cao. Vậy người bị tắc kinh nên ăn gì? Dưới đây là top những thực phẩm mà bạn nên bổ sung để giúp hạn chế tình trạng kinh nguyệt không đều:
- Đu đủ vừa chín tới: Đu đủ còn ương hay đu đủ vừa chín tới sẽ giúp làm giảm những cơn co thắt, tăng lưu lượng tới tử cung. Nhờ đó, đu đủ có thể làm giảm hiện tượng tắc kinh một cách hiệu quả.
- Gừng: Là thực phẩm giúp làm ấm bụng và thường được dùng để làm cơn đau bụng kinh. Bạn cũng có thể sử dụng trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày để giúp kinh nguyệt sớm ổn định trở lại.
- Nghệ: Là loại gia vị quen thuộc giúp lưu thông máu, cân bằng nội tiết cũng như giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
- Cà rốt: Ngoài tác dụng bổ máu, cung cấp lượng lớn vitamin A thì cà rốt cũng hỗ trợ rất tốt cho sinh lý nữ, đặc biệt là tình trạng kinh nguyệt không đều, hay bị tắc kinh.
- Đường thốt nốt: Do chứa nhiều chất sắt nên bạn có thể sử dụng chúng để giúp kinh nguyệt ra đều hơn.
- Nha đam: Hãy uống 1 cốc nước ép nha đam mỗi ngày để giúp kiểm soát cân nặng, làm đẹp da cũng như hỗ trợ làm giảm hiện tượng tắc kinh.
- Nho: Được các chuyên gia khuyến khích nên dùng trong trường hợp chị em bị tắc kinh do thiếu máu.
- Các loại rau mùi: Nước ép rau mùi có tác dụng điều tiết hormone, góp phần cải thiện tình trạng tắc kinh, giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
- Mướp đắng: Bạn nên uống 2 cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày để giúp tình trạng tắc kinh nhanh chóng được cải thiện.
Bị tắc kinh nguyệt uống thuốc gì?
Bị tắc kinh nguyệt nên uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để sử dụng thuốc, các bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Sau khi có kết quả chẩn đoán cụ thể, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho bạn. Ngoài các loại thuốc đặc trị, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nên dùng thêm thuốc sắt để bổ máu, điều hòa kinh nguyệt hoặc uống thuốc tránh thai để chữa tắc kinh hiệu quả.

Các loại thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định nên để đảm bảo an toàn, mọi người cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Không tự ý tăng – giảm – ngưng thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn biết cách điều trị bệnh tắc kinh nguyệt một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đừng quên hình thành cho bản thân một nếp sống lành mạnh cùng thói quen ăn uống khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng để có một chu kỳ kinh nguyệt đều và một sức khỏe tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!