Tang Thầm Tửu – Món quà tuyệt vời cho giấc ngủ từ Quả dâu tằm

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Xu hướng thời hiện đại, tỉ lệ mắc bệnh mất ngủ ngày một gia tăng và ngày một trẻ hoá. Bởi vậy, giấc ngủ trở nên vô cùng quý giá. Một giấc ngủ đủ sâu, đủ thời gian giúp cho tạng phủ trong cơ thể được điều hoà, thức dậy cơ thể khỏe khoắn, thoải mái, tràn đầy năng lượng cho một ngày mới. Xung quanh chúng ta có rất nhiều vị thuốc nam, chi phí không cao, dễ tìm giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Trong đó phải kể đến vị thuốc Tang Thầm hay còn gọi là quả Dâu Tằm.

Quả tang thầm

Quả Tang Thầm hay còn gọi là quả Dâu Tằm thường được nhắc đến là một thức quả ngon vào ngày hè. Loại quả này thường làm mứt, ngâm đường để pha nước uống, giúp thanh mát. 

Dâu tằm tên khoa học là Morus alba L, họ Dâu tằm (Moraceae). Trong tiếng Hán Việt, Dâu tằm là tang. Từ lâu đời, nhiều bộ phận của cây Dâu tằm đã được dùng làm thuốc với các công dụng khác nhau. Lá dâu – Folium Mori, là Tang diệp. Vỏ dâu – Cortex Mori, là Tang bạch bì; Cành dâu – Ramulus Mori, là Tang chi.

Tang thầm là quả của cây Dâu tằm. Quả kép hình tại do nhiều quả bế tạo thành, dài 1cm đến 2cm, đường kính 5mm đến 8 mm. Màu nâu vàng nhạt đến đỏ nâu nhạt hoặc tím tham, cuống quả ngắn. Vị hơi chua và ngọt.

Mùa thu hoạch của Tang thầm là cuối mùa xuân, đầu mùa hạ. Lựa chọn những quả chín lành lặn để tránh bị dập, loại bỏ tạp chất, sau đó đem phơi, sấy khô hoặc ngâm với đường. Ngoài ra, quả dâu còn có thể để ăn sống, ngâm rượu, làm nước giải khát hoặc làm mứt, làm trà.

Tác dụng dược lý của quả tang thầm

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương (Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện) cho biết: Polysacarit có nguồn gốc từ Tang thầm là hoạt chất đầy triển vọng để chế tạo chất bổ sung sắt hữu cơ với hoạt tính chống oxy hóa tốt. Chiết xuất từ Tang thầm thể hiện hoạt động trong việc tăng cường thực bào, thúc đẩy đại thực bào tiết ra oxit nitric, yếu tố hoại tử khối u và các loại oxy phản ứng. Điều này đồng nghĩa với việc thể hiện khả năng tăng cường miễn dịch. 

Trong y học hiện đại, Tang thầm rất giàu polyphenol và anthocyanin, được biết đến với hoạt động chống oxy hóa và chống viêm. Các hợp chất hoạt tính sinh học này giúp Tang thầm có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường , bệnh ung thư, bệnh gan, béo phì và bệnh tim mạch.

Thành phần hóa học của Tang thầm gồm có: Anthocyan – sắc tố màu đỏ của quả chín, đường glucose, đường fructose, vitamin B1, vitamin C, tanin, protid và các acid hữu cơ. Nhờ đó, chiết xuất Tang thầm thể hiện hiệu ứng tăng cường trí nhớ. Hoạt chất Polysacarit Dâu tằm có tác dụng hạ đường huyết rõ ràng. Về cơ bản có thể duy trì lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường.

Theo y học cổ truyền quả Dâu tằm có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ âm, tạo máu dưỡng huyết. Công dụng có rất nhiều nhưng chủ yếu vị thuốc Tang Thầm giúp chữa râu tóc bạc sớm, làm đen râu tóc, mất ngủ, ngủ hay mê sảng, hoa mắt chóng mặt, bổ huyết, an thần rất tốt.”

Bài thuốc Tang Thầm Tửu

Qua nghiên cứu, các bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện đã thấy được công dụng tuyệt vời của vị thuốc Tang Thầm trong điều trị chứng mất ngủ và đưa ra bài thuốc phối phương ngâm với rượu trong đó vị thuốc Tang Thầm làm chủ dược.

Cách bào chế Tang Thầm Tửu

Cách làm bài thuốc “Tang Thầm Tửu” cũng rất dễ làm, mọi người có thể làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dược liệu và dụng cụ gồm có 200g Tang Thầm, 150g Long Nhãn, 60g tâm sen, 100ml mật ong, 2-3 lít rượu gạo 30-35 độ và 1 bình thuỷ tinh có nắp đậy kín dung tích khoảng 5l.
  • Bước 2: Dược liệu sạch không cần rửa và tráng qua,cho trực tiếp vào bình và đổ rượu vào đến ngập dược liệu, đậy nắp kín, để khoảng 1-2 tháng nơi khô ráo,tránh ánh nắng mặt trời là dùng được.

Cách dùng và công dụng

Để đem lại hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 chén con trong bữa ăn cơm tối.

Uống rượu “ Tang Thầm Tửu” có vị ngọt nhẹ, thanh mát, hoà lẫn một chút vị đắng của tâm sen. Dùng một thời gian giấc ngủ của bạn sẽ dần được cải thiện, nhất là đối với các trường hợp hay suy nghĩ nhiều, căng thẳng stress kéo dài. Đây là bài thuốc giúp giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Đối tượng sử dụng Tang Thầm Tửu

Tang Thầm Tửu dễ làm, dễ tìm nguyên liệu lại đem đến hiệu quả tích cực cho sức khỏe mỗi người, đặc biệt là một số đối tượng như:

  • Người bị máu xấu, tóc bạc sớm, bồi bổ khí huyết
  • Người biếng ăn, gầy gò, ốm yếu
  • Người làm việc quá sức đau lưng nhức mỏi vào ban đêm
  • Nam giới bị liệt dương ( rất hiệu quả)
  • Phục hồi sức khỏe
  • Thanh nhiệt làm mát cơ thể
  • Người bị nám da sắc mặt kém

Những lưu ý khi sử dụng rượu dâu tằm

Tuy Tang Thầm Tửu là một vị thuốc tốt nhưng người uống cần đặc biệt lưu ý:

  • Rượu dâu uống vị ngọt, rất dễ uống vì vậy nhiều người thường uống nhiều dẫn đến bị say rượu và không thể kiểm soát. Say rượu, ngộ độc rượu nói chung đều không tốt cho gan và sức khỏe. 
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn (có thể dùng kèm với đá lạnh), lưu ý không nên uống quá liều chỉ định 100ml sẽ làm phản tác dụng
  • Những người chức năng gan kém, hay bị dị ứng nên hạn chế sử dụng
  • Hạn chế sử dụng đối với những người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: đầu choáng, họng khô, gò má đỏ, sốt về chiều, lòng bàn chân tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo,…
  • Trong dâu có chứa chất tanin nên không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm… Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất,nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Mong rằng bài thuốc dễ làm nhưng hiệu quả cao “ Tang Thầm Tửu “ này sẽ giúp cho mọi người có được một giấc ngủ ngon và trọn vẹn trong cuộc sống hằng ngày!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *