Thận âm hư uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Thận âm hư là một thuật ngữ trong y học cổ truyền dùng để chỉ chứng bệnh và tình trạng dịch âm của tạng thận bị hư tổn gây ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy khi thận âm hư uống thuốc gì để mau khỏi? Bạn đọc hãy cùng nhau tham khảo các thông tin dưới đây để tìm câu trả lời.
Thận âm hư uống thuốc gì? Bài thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, thận âm là cơ quan chịu trách nhiệm chủ quản chính về vấn đề tinh huyết, dinh dưỡng, sức khỏe và độ dẻo dai của cơ thể con người. Nên khi thận âm hư sẽ gây ra những hậu quả khác nhau. Các thầy thuốc thường sử dụng Đông y để điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị chứng thận âm hư:
Bài thuốc Đông y giúp giảm đau lưng do thận âm hư
Người mắc chứng thận âm hư thường phải trải qua các cơn đau ê mỏi vùng lưng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài thuốc sau có tác dụng giảm đáng kể các cơn đau lưng, đau vùng đốt sống.

Thành phần: Thục địa khoảng 12g, cao quy bản (từ 10 đến 12g), củ hoài sơn (12g), cẩu kỷ tử (12 – 14g), sơn thù (4 – 6g), lộc giác giao (12 – 14g), ngưu tất (4 – 6g), thỏ ty tử (10 – 12g).
Cách thực hiện:
- Chọn các vị dược liệu sạch, đã được phơi khô, không bị nấm mốc.
- Cho các loại dược liệu được chuẩn bị vào nồi sắc thuốc. Sau đó đổ thêm khoảng 2 lít nước, nấu ở lửa trung bình trong khoảng 60 phút hoặc nấu đến khi nước chỉ còn lại khoảng một nửa.
- Gạn nước thuốc, bỏ bã. Nước sắc nên uống lúc ấm và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đều đặn sử dụng mỗi ngày trong thời gian tối thiểu 2 tháng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm đáng kể.
Bài thuốc điều trị thận âm hư sinh ra chứng hư lao
Thận âm hư uống thuốc gì để giảm tình trạng phù cơ bắp, giảm mệt mỏi và làm khí huyết cơ thể lưu thông? Đây là một vấn đề khiến nhiều người bệnh mắc chứng hư lao do thận âm tổn thương suy nghĩ. Dưới đây là bài thuốc chữa trị chứng hư lao hiệu quả.

Thành phần: Quy bản 240g (có thể sử dụng cao khô), hoàng bá(150 – 160g), tri mẫu (150 – 160g), thục địa khoảng 240g (nếu sử dụng sinh địa thì cần lượng gấp 3 lần), tủy sống lợn khoảng 160g, mật ong với lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc được rửa sạch, phơi khô hoàn toàn. Nếu không khô thì chưa thể làm được bài thuốc này.
- Dùng chày cối tán các vị thuốc thành bột mịn. Có thể sử dụng máy xay để xay mịn thành bột. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, phương pháp tán sẽ làm tăng tác dụng của bài thuốc khi vào cơ thể.
- Lấy bột thuốc đã được nghiền mịn, trộn với mật ong để đủ tạo thành dạng bột dẻo có thể vo tròn.
- Nặn khối bột thành các viên hoàn mềm, mỗi viên khoảng 5g, bảo quản thuốc trong hộp thủy tinh có đậy nắp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi ngày sử dụng thuốc 3 lần, mỗi lần 2 viên hoàn mềm. Sử dụng đều đặn trong vòng 2 đến 3 tháng để nhận thấy rõ hiệu quả tác dụng của vị thuốc.
Bài thuốc trị thận âm hư gây ra chứng bế kinh
Phụ nữ bị thận âm hư thường có hiện tượng kinh nguyệt ra rất ít, thậm chí là mất kinh, bế kinh. Bài thuốc dưới đây là một phương pháp rất tốt trong chữa trị chứng bế kinh do thận âm hư gây ra.

Thành phần: Sơn thù (khoảng 8g), thục địa (24 – 26g),câu kỷ tử (10 – 12g), đương quy (8 – 10g), phục linh (12g), đỗ trọng bắc (10 – 12g), thỏ ty tử (12g), hoài sơn (12g).
Cách thực hiện:
- Các vị dược liệu được làm sạch và cho vào ấm sắc thuốc.
- Bổ sung thêm khoảng 2 lít nước. Nấu thuốc trong khoảng 50 đến 60 phút.
- Gạn lấy nước sắc thuốc và chia thành 3 bữa. Mỗi ngày uống 3 lần. Nên uống sau khi ăn no để tránh ảnh hưởng tới vị giác và đường tiêu hóa của người bệnh.
Điều trị chứng mệt mỏi, choáng váng do thận âm hư
Thận âm hư gây tổn hại nhiều đến vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng và khí lực của cơ thể người bệnh. Vậy thận âm hư uống gì để cơ thể không còn cảm giác mệt mỏi, choáng váng đầu óc? Bài thuốc đông y dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải quyết vấn đề này.

Thành phần: Đan bì 12g, hoài sơn (10 – 12g), sơn thù (8 – 10g), thục địa (16g), cúc hoa vàng (12 – 14g), trạch tả (12g), bạch linh (10 – 12g).
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc được làm sạch, để ráo nước và cho vào ấm sắc thuốc.
- Thêm vào ấm đun khoảng 3 lít nước. Nấu trên nhiệt trung bình đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 2 phần.
- Gạn lấy nước thuốc, chia thành 3 phần và sử dụng trong ngày.
- Uống đều đặn mỗi ngày, chỉ sau 1 tháng thì người bệnh sẽ cảm thấy không còn choáng váng đầu óc nữa.
Điều trị thận âm hư bằng Tây y
Điều trị bằng tây luôn được coi là phương pháp chữa bệnh có hiệu quả nhanh và thuận tiện. Trong phác đồ điều trị thận âm hư bằng thuốc Tây, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân các thuốc dưới đây:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu được sử dụng cho người yếu thận nói chung và người có thận âm hư nói riêng. Các thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng cường chức năng lọc của thận, từ đó giúp điều hòa thận âm.
Khi thận âm hư thì bác sĩ thường kê cho bệnh nhân các thuốc lợi tiểu như Furosemide (biệt dược là Lasix). Ngoài ra còn sử dụng các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid để làm tăng khả năng lọc của thận.

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Thông thường, mỗi ngày uống từ 50 – 100mg.
Thuốc chống tăng huyết áp
Các thuốc chống tăng huyết áp như thuốc ức chế men thụ thể (valsartan), thuốc chẹn giao cảm beta (atenolol, propanolol), ức chế men chuyển ACE (quinapril), các thuốc cân bằng calci và phospho,….
Các thuốc chống tăng huyết áp có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhân mắc các chứng phù nặng, huyết áp tăng cao gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
Liều dùng các thuốc chống tăng huyết áp phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ được bác sĩ kê cho các thuốc và liều sử dụng khác nhau.

Ngoài các thuốc được kể trên, bác sĩ có thể còn kê cho bệnh nhân một số thuốc khác như:
- Thuốc cân bằng acid uric trong máu bao gồm: Colchicin, allopurilol,…
- Thuốc chống thiếu máu gồm có: Sắt, alpha,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thận âm hư mang lại hiệu quả cao
Khi sử dụng thuốc điều trị thận âm hư, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân theo đúng liều dùng thuốc mà bác sĩ kê.
- Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không nên sử dụng một nhóm thuốc trong thời gian dài mà không tái khám.
- Không được tự ý phối hợp các thuốc khác nhau để uống với mục đích nhanh khỏi bệnh.
- Tích cực bồi bổ cơ thể từ bên trong bằng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, hợp lý.
- Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm, món ăn tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là các món ăn được chế biến từ các loại rau xanh trong bữa ăn.
- Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, các đồ ăn có hàm lượng lipid cao.
- Duy trì chế độ ăn nhạt, ăn ít gia vị.
- Tăng cường vận động theo sức khỏe của từng cá nhân. Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể người bệnh thêm dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra còn giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cơ thể.
- Ngoài vấn đề về sức khỏe thể chất, người bệnh còn cần phải chú ý đến khía cạnh tinh thần. Luôn cố gắng giữ cho đầu óc được thoải mái, tránh gặp áp lực và bực tức, khó chịu. Duy trì tâm trạng luôn tích cực và thoải mái để không làm ảnh hưởng tới các vấn đề khác của cơ thể.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về các bài thuốc được sử dụng cho người bệnh có chứng thận âm hư. Hy vọng qua các chi tiết trên, bệnh nhân không còn quá bối rối khi giải quyết vấn đề thận âm hư uống thuốc gì để nhanh hồi phục?”. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh, bạn đọc cũng cần chú ý một số vấn đề về sinh hoạt, lối sống và dinh dưỡng bên cạnh việc uống thuốc. Như vậy, bệnh tình mới có thể chuyển biến tốt hơn và cuộc sống sẽ thoải mái hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!