Thoái hoá cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay do sự hao mòn và biến đổi hình thái tại các sụn khớp và xương dưới sụn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Vì vậy để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh nên chủ động tìm hiểu những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Thoái hóa cột sống là gì?

Cấu tạo của cột sống là gồm 33 đốt xương xếp chồng lên nhau, kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu. Trong đó, mỗi đốt sống được liên kết với nhau bởi một đĩa đệm nhằm giữ cho cơ thể được đứng thẳng, hỗ trợ các chi vận động linh hoạt, đồng thời bảo vệ dây thần kinh và nội tạng trong cơ thể hiệu quả.

Khi các đĩa đệm, thân cột sống và mỏm gai xương bị hao mòn, tổn thương, biến dạng, dần mất đi cấu trúc cũng như chức năng vốn có thì thoái hóa cột sống xuất hiện.

Theo tiếng anh, thoái hóa cột sống có nghĩa là Degenerative spine, là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng thường gặp nhất vẫn là người cao tuổi, dân văn phòng và những người lao động nặng.

Hình ảnh thoái hóa cột sống
Hình ảnh thoái hóa cột sống

Theo các chuyên gia 2 vị trí cột sống dễ bị thoái hóa nhất bao gồm:

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh banner tem 3
Trong gần 40 sự nghiệp chữa bệnh cứu người, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh dành phần lớn thời gian để nghiên cứu giải pháp điều trị xương khớp của các Ngự Y triều Nguyễn, nhằm phát triển bài thuốc điều trị xương khớp TOÀN DIỆN, dứt điểm cho người bệnh.
  • Thoái hóa đốt sống lưng thường xảy ra tại các đốt L4 -L5, L5-S1.
  • Thóa hóa cột sống cổ thường xảy ra tại các đốt C4, C5, C6, C7.

Nguyên nhân thoái hoá cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh thoái hóa cột sống này. Tuy nhiên để dễ nhận biết, người ta thường chia chúng thành 2 nhóm chính gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể

Nguyên nhân khách quan

  • Lão hóa tự nhiên: Tuổi tác ngày càng cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Bởi khi tuổi cao, cấu trúc của xương khớp sẽ trở nên yếu hơn và bắt đầu xuất hiện những thay đổi như: Đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm bị rách, dây chằng xơ hóa, mô sụn bị mòn,…Đây đều là những triệu chứng khởi phát của căn bệnh thoái hóa cột sống.
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình từng có người bị thoái hóa cột sống thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với gia đình bình thường, không có ai bị bệnh.

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên, thì còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan gây ra căn bệnh này, trong đó chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

  • Đứng hoặc ngồi lâu trong một tư thế có thể sẽ khiến hệ thống xương khớp của người bệnh trở lên kém linh hoạt, lâu dần dẫn đến xơ vữa, thoái hóa.
  • Lao động quá sức, thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo vật nặng không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh xương khớp này.
  • Những chấn thương tại vùng cột sống như té ngã, tai nạn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì cũng có thể để lại các di chứng nguy hiểm, làm tiền đề khởi phát căn bệnh thoái hóa đốt sống.
  • Thói quen lười vận động và ít đi lại có thể sẽ khiến máu lưu thông kém, không đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống dẫn đến hiện tượng co cứng, kém linh hoạt cho hệ thống xương, lâu ngày bị mất nước, biến dạng rồi thoái hóa.
  • Ngoài ra thừa cân, béo phì do ăn uống quá độ cũng sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống, khiến bộ phận này nhanh bị thoái hóa và biến dạng.
  • Đặc biệt nếu cơ thể thường xuyên thiếu chất nhất là thiếu Canxi, Magie, Vitamin cũng có thể khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo và phục hồi sụn khớp, gia tăng nguy cơ thoái hóa.
Thường xuyên mang vác vật nặng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này
Thường xuyên mang vác vật nặng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này

Triệu chứng thoái hoá cột sống

Tùy vào mức độ và vị trí thoái hóa, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây một số triệu chứng điển hình mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý để chủ động nhận biết và điều trị kịp thời căn bệnh này.

  • Đau nhức, khó chịu: Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào thời điểm khác nhau trong ngày. Thường thì cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động hoặc di chuyển và thuyên giảm dần nếu được nghỉ ngơi.
  • Khả năng vận động bị ảnh hưởng: Cột sống bị biến dạng, mất đi cấu trúc và chức năng vốn có ban đầu sẽ khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển, vặn mình hoặc cúi gập.
  • Xuất hiện tiếng kêu lục cục: Ở giai đoạn đầu thoái hóa, người bệnh sẽ thường xuyên nghe được tiếng xương khớp kêu lục cục nhất là khi thay đổi tư thế hoặc vận động, di chuyển.
  • Đau lan sang vị trí xung quanh: Khi chuyển sang giai đoạn nặng, các cơn đau nhức không chỉ xuất hiện tại các vị trí tổn thương như đốt sống cổ, đốt sống lưng mà chúng còn lan xuống hông, chi, thậm chí là toàn thân, gây nhiều bất tiện cho người bệnh.
  • Chân tay tê bì: Một vài người bệnh bị thoái hóa cột sống sẽ có cảm giác chân tay tê cứng, tê liệt tạm thời. Tình trạng này thường diễn ra khi người bệnh đang ngủ. Nguyên nhân là do khi bị thoái hóa, hệ thống dây chằng quanh xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược: Những cơn đau nhức kéo dài có thể khiến người bệnh thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Đặc biệt nếu cơn đau xuất hiện vào ban đêm, chúng có thể gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ trằn trọc cho bệnh nhân.
Người bệnh thoái hóa cột sống thường xuyên cảm thấy đau nhức các khớp
Người bệnh thoái hóa cột sống thường xuyên cảm thấy đau nhức các khớp

Ngoài những dấu hiệu nhận biết chung thì với mỗi vị trí thoái hóa, căn bệnh này lại có những triệu chứng riêng. Cụ thể:

Thoái hóa cột sống lưng

Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng của thoái hoá cột sống thắt lưng nặng, nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì các dấu hiệu này gồm:

  • Xuất hiện cơn đau nhói, đau âm ỉ kéo dài, khó chịu ở phần thắt lưng. Cơn đau còn có thể lan xuống vùng mông, hông rồi xuống chân, thậm chí là cả bàn chân kèm theo đó là cảm giác co cứng phần lưng.
  • Bệnh thoái hóa đốt sống lưng còn có thể khiến cho người bệnh bị tê bì vùng thắt lưng, đùi, hai bên chân, bàn chân, thậm chí là ngón chân gây khó khăn cho việc vận động. Phần đùi, đầu gối và bàn chân sẽ đi theo những hướng khác nhau khi người bệnh di chuyển.
  • Có cảm giác kim châm, kiến cắn, ngứa ran ở khắp lưng và các bộ phận xung quanh.
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể bị mất kiểm soát bàng quang và ruột. Đây được coi là triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng nguy hiểm nhất. Vì vậy khi xảy ra triệu chứng này, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Thoái hóa cột sống cổ

Nếu vị trí thoái hóa là các đốt cột sống tại cổ, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như:

  • Cổ bị đau nhức, co cứng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi quay cổ hoặc cúi đầu.
  • Các cơn đau bất chợt xuất hiện, kéo dài đến vài ngày và thường lan rộng xuống bả vai, cánh tay hai bên.
  • Ở giai đoạn nặng thoái hóa đốt cột sống cổ còn có thể làm người bệnh bị tê liệt vùng cánh tay, bả vai,…
  • Ngoài ra người bệnh còn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nếu như bị thoái hóa cột sống cổ xảy ra tại các đốt C1, C2.

Những ai có nguy cơ cao bị thoái hoá cột sống?

Một số trường hợp điển hình có nguy cơ cao bị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng, đốt cổ như:

  • Bị thừa cân, béo phì.
  • Bị viêm khớp vẩy nến.
  • Ít vận động, lười tập thể dục.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
  • Trong gia đình có người bị mắc thoái hoá cột sống.
  • Bị chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống.
  • Đặc thù công việc phải ngồi nhiều hoặc bê vác các vật nặng, tăng áp lực lên cột sống.
Những người già thường có nguy cơ mắc căn bệnh này hơn cả
Những người già thường có nguy cơ mắc căn bệnh này hơn cả

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn phải tiến hành một vài xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa cột sống ở người bệnh. Những xét nghiệm này bao gồm:

  • X – quang: Phương pháp này sẽ giúp kiểm tra chính xác các tổn thương tại xương, gai đốt xương, sụn khớp thông qua các hình ảnh thu được từ bên trong cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để hiển thị những tổn thương tại đĩa đệm và vùng dây thần kinh cột sống bị thoái hóa.
  • Ngoài ra các bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh liên quan khác.

Thoái hoá cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được khám và điều trị kịp thời, bệnh vẫn có thể dẫn đến hàng hoạt các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của các bệnh nhân.

Thoái hóa cột sống có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa, khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức kéo dài từ thắt lưng đến bàn chân. Nhiều trường hợp còn bị tê chân do máu không lưu thông đầy đủ đến chân. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ, rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí bị liệt hoàn toàn hai chân.

Ngoài ra, thoái hoá cột sống thắt lưng còn gây biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh thoái hóa cột sống và cách điều trị hiệu quả

Có nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống, dưới đây là một số cách chữa phổ biến hiện nay

Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc điều trị thoái hóa cột sống thường được bác sĩ kê đơn và chỉ định như:

Thuốc uống trị mụn được chỉ định trong một số trường hợp
Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc tây điều trị thoái hóa cột sống
  • Nhóm thuốc giảm đau (Paracetamol, Acetaminophen,….): Có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (Diclofenac, Meloxicam, Aspirin, Ibuprofen,…): Giảm đau, chống viêm sưng, giảm co cứng khớp. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc này vì có thể gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa và tim mạch.
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (Glucosamine, Chondroitin,…): Giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa, biến dạng cột sống, tạo chất nhờn giúp trong đĩa đệm, phục hồi tổn thương ở các đốt xương sống. 
  • Nhóm thuốc giãn cơ (Myonal, Buscopan, Mydocalm, Tolperisone,…): Có tác dụng làm giảm các cơn đau ở cột sống do co thắt cơ.
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh (Pregabalin, Gabapentin,…): Được kê đơn sử dụng trong trường hợp người bệnh bị chèn ép dây thần kinh gây đau nhức nghiêm trọng, sử dụng thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả.
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: Được sử dụng với những trường hợp đau nặng, uống thuốc giảm đau hiệu quả.
  • Nhóm các vitamin B (B1, B6, B12,…) và vitamin K: Có tác dụng giảm đau, tăng cường hấp thu canxi cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng đề kháng cơ thể.

Điều trị thoái hoá cột sống bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp có triệu chứng thoái hóa cột sống nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, không đáp ứng điều trị nội khoa. Trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống gây chèn ép lên rễ thần kinh làm cho chân tay bị tê liệt, không vận động được có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu sau mổ, tổn thương rễ thần kinh,… Hơn nữa, phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao sau điều trị. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.

Điều trị thoái hoá cột sống bằng vật lý trị liệu

Trong số các phương pháp điều trị không dùng thuốc, điều trị không phẫu thuật cho bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng. Một số hình thức vật lý trị liệu điển hình:

Vật lý trị liệu hiện là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng nhất
Vật lý trị liệu hiện là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được nhiều người áp dụng nhất
  • Châm cứu: Hình thức tác động vào các huyệt đạo trong cơ thể bằng các mũi kim châm giúp đả thông khí huyết.
  • Massage: Giúp bạn thư giãn, giảm căng cứng cơ, thúc đẩy lưu thông máu, làm giảm đau và tăng giới hạn chuyển động.
  • Áp dụng các bài tập căng cơ, bài tập tăng cường, như: Đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội… thực hiện thường xuyên, đều đặn giúp giảm đau và tăng giới hạn chuyển động.

Điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng bằng bài thuốc dân gian

Điều trị thoái hoá cột sống bằng bài thuốc dân gian được nhiều người lựa chọn bởi chi phí rẻ và các nguyên liệu cho bài thuốc cũng dễ kiếm. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng để điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ. 

  • Bài thuốc chữa thoái hóa bằng rượu gấc

Cách làm: Đem hạt gấc đi nướng cho đến khi cháy phần vỏ và phần nhân chuyển qua màu vàng, sau đó hạ thổ và bóc hết lớp màng bên ngoài. Đem giã nhỏ, đổ vào bình rượu, ngâm khoảng 1 tháng cho đến khi rượu chuyển màu đỏ. Dùng hàng ngày xoa bóp vùng đau nhức.

  • Bài thuốc chữa thoái hoá  từ lá mật gấu

Cách làm: Người bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng có thể áp dụng 2 cách sau.

Sử dụng lá mật gấu giúp điều trị hiệu quả tình trạng đau nhức khớp
Sử dụng lá mật gấu giúp điều trị hiệu quả tình trạng đau nhức khớp
  • Cách 1: Dùng rễ, thân hoặc lá sắc lấy nước uống. 
  • Cách 2: Người bệnh có thể ngâm với rượu sau đó bỏ ra sử dụng.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa bằng lá lốt

Cách làm: Đem lá lốt rửa sạch, rồi giã nhỏ, vắt lấy nước. Phần nước chưng nóng cùng mật ong chia đều uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 2,3 thìa cà phê, phần bã rang nóng đắp lên vị trí bị đau.

  • Bài thuốc chữa thoái hóa từ cây xương rồng

Cách làm: Xương rồng bỏ gai, hơ nóng rồi đắp trực tiếp lên vị trí cột sống bị đau. Ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, làm đều đặn từ 7 – 10 ngày se thấy công hiệu. Y học đã chứng minh xương rồng có chứa nhiều hoạt chất giúp giải độc, hóa ứ trệ, hoạt huyết, hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp.

  • Bài thuốc chữa thoái hoá từ ngải cứu

Cách làm: Ngải cứu có thể dùng để chế biến cùng các món ăn như trứng rán ngải cứu, ngải cứu hầm gà tần,… Trong y học, ngải cứu được biết đến là bài thuốc chữa thoái hóa cột sống an toàn, ôn khí huyết, kháng viêm, giảm đau,…

Dùng lá ngải cứu để điều trị thoái hóa cột sống rất đơn giản và hiệu quả
Dùng lá ngải cứu để điều trị thoái hóa cột sống rất đơn giản và hiệu quả
  • Bài thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng từ cây nhàu

Cách làm: Dùng lá và búp non cây nhàu rửa sạch giá nhỏ lấy nước. Phần nước chưng nóng cùng mật ong chia đều uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 2,3 thìa cà phê, phần bã rang nóng đắp lên vị trí bị đau.

Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y

Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Bài thuốc Đông y sử dụng các thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, dùng được cho nhiều nhóm đối tượng. Hơn nữa, thuốc Đông y thường tác động vào căn nguyên, gốc bệnh nên hiệu quả duy trì lâu dài hơn.

Theo YHCT, bệnh thoái hóa cột sống xảy ra do những tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập cơ thể làm cho khí huyết kém lưu thông, ách tắc tại các đốt sống. Lâu ngày dẫn đến tình trạng kinh lạc ứ trệ, quá trình nuôi dưỡng cột sống bị gián đoạn, gây ra các biểu hiện của thoái hóa cột sống.

Vì vậy, để điều trị thoái hóa cột sống, Đông y chủ trị tác động vào căn nguyên, gốc bệnh bằng cách khử phong hàn, trừ thấp nhiệt, phục hồi công năng các tạng can thận. Đồng thời, kích thích lưu thông tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng cột sống, bồi bổ và cải thiện thể trạng, ngăn ngừa bệnh tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, so với thuốc Tây y, điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông y mang đến hiệu quả chậm hơn do thuốc tác động sâu vào căn nguyên bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng để loại bỏ hoàn toàn căn nguyên bệnh.

Một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y tiêu biểu như:

[TOP 1 TIN DÙNG] Bài nam dược Cốt vương thần hiệu thang – XÓA SỔ hoàn toàn thoái hóa, PHỤC HỒI chức năng cột sống

Phát triển từ những phương thuốc bí truyền trị bệnh cho vua chúa của Thái y viện triều Nguyễn, bài nam dược Cốt vương thần hiệu thang được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn, điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống, phục hồi vận động. Bài thuốc được nghiên cứu, bào chế và ứng dụng ĐỘC QUYỀN tại Nhất Nam Y Viện.

Cốt vương thần hiệu thang được nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc bí truyền trị bệnh xương khớp của Thái Y Viện triều Nguyễn nhu Ôn bổ thận dương, Thận khí thang, Bát vị hoàn, Thất vị hoàn,…. Bài thuốc kế thừa nhiều kinh nghiệm quý báu trong lựa chọn thành phần thảo dược, xây dựng cơ chế đặc trị thoái hóa cột sống của các Ngự y tài giỏi, được đúc kết qua hàng trăm lịch sử Thái y viện.

XEM NGAY: Cốt vương thần hiệu thang – Kế thừa tinh hoa 150 năm điều trị xương khớp của Ngự y Triều Nguyễn

Cốt vương thần hiệu thang được phát triển trên nền tảng phương thuốc bí truyền của Thái y viện triều Nguyễn
Cốt vương thần hiệu thang được phát triển trên nền tảng phương thuốc bí truyền của Thái y viện triều Nguyễn

Vì sao người bệnh thoái hóa cột sống nên điều trị với Cốt vương thần hiệu thang?

Cốt vương thần hiệu thang được hoàn thiện với thành phần gồm 32 THƯỢNG DƯỢC QUÝ sử dụng rất nhiều trong các phương thuốc tiến vua.

Thành phần chủ dược trong bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang
Thành phần chủ dược trong bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang

Tiêu biểu như Thục địa, Đương quy, Ngưu tất, Đỗ trọng, Dây đau xương, Hy thiêm, Phòng phong, Ý dĩ, Xuyên khung,… Đây đều là các thảo dược sở hữu khả năng tác động đa chiều, có khả năng hóa giải tận gốc căn nguyên gây thoái hóa cột sống bằng cách đi sâu bồi bổ tạng can – thận, tăng cường chính khí, lưu thông khí huyết đi nuôi dưỡng cột sống.

Khi khí huyết lưu thông trơn tru, chính khí (sức đề kháng) mạnh mẽ sẽ đẩy lùi các tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) khỏi cơ thể, dứt điểm triệu chứng đau nhức lưng, cổ, tê bì chân tay, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh quay trở lại.

Đặc biệt, thông qua các nghiên cứu về thành phần dược chất từng thảo dược cho thấy, nhiều ngự dược tiến vua có chứa hàm lượng cao hoạt chất giúp nuôi dưỡng và phục hồi các mô sụn khớp bị tổn thương, kích thích sản sinh nhân nhầy trong đĩa đệm, đảm bảo sự vận động linh hoạt của cột sống.

Thành phần bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang
Thành phần bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang

100% các vị thuốc là nam dược sinh học chuẩn sạch GACP-WHO, đã được kiểm nghiệm độc tính cấp – bán trường diễn đảm bảo an toàn, không lẫn tạp chất gây hại với sức khỏe.

Tập trung điều trị tận gốc thoái hóa cột sống, hơn 30 thảo dược được kết hợp theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ – kết hợp loại trừ căn nguyên bên trong, nuôi dưỡng và phục hồi toàn diện kết hợp đẩy lùi các triệu chứng tại chỗ.

Theo bác sĩ Lê Phương: “Nguyên nhân cốt lõi gây thoái hóa cột sống là do chức năng tạng phủ suy yếu, can thận hư tổn, tà khí xâm nhập vào cơ thể khiến khí huyết kém lưu thông, gây ra tình trạng đau nhức dữ dội, hạn chế khả năng vận động.

Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang được ứng dụng theo cơ chế Bổ chính – Khu tà sẽ tác động trực tiếp lên toàn bộ hệ thống cơ quan tạng phủ, đặc biệt là các tạng can, thận chủ về xương – khớp – tủy và thúc đẩy lưu thông khí huyết đến cột sống. Từ đó, nâng cao chính khí cơ thể, từng bước loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, tăng cường đào thải độc tố, ngoại tà xâm nhập giúp các triệu chứng đau nhức, tê cứng chấm dứt hoàn toàn”.

Ngoài bài thuốc uống đặc trị và bồi bổ từ bên trong, Nhất Nam Y Viện còn kết hợp ứng dụng phương pháp vật lý trị liệu phù hợp (châm cứu, bấm huyệt, chườm đá nóng,…).

Để bài thuốc bám sát từng tình trạng bệnh cho hiệu quả tốt nhất, Cốt vương thần hiệu thang được kê đơn, triển khai theo phác đồ điều trị gồm 3 giai đoạn. Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống với Cốt vương thần hiệu thang mang lại tác động toàn diện, vừa đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh, nuôi dưỡng và phục hồi cột sống từ bên trong, cho hiệu quả lâu dài, bền vững.

KIỂM CHỨNG: Cốt Vương Thần Hiệu Thang chữa xương khớp tại Nhất Nam Y Viện có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Phác đồ điều trị xương khớp 3 giai đoạn từ bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang
Phác đồ điều trị xương khớp 3 giai đoạn từ bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang

Đặc biệt, trước khi ứng dụng điều trị đại trà, Cốt vương thần hiệu thang đã được phân tích kỹ lưỡng về thành phần dược chất, kiểm định độc tính cấp – bán trường diễn, kiểm nghiệm lâm sàng. Kết quả cho thấy, bài thuốc giúp giảm đau, phục hồi chức năng cột sống hiệu quả, không tiềm ẩn tác dụng phụ. 

Người bệnh nói gì về hiệu quả thực tế của Cốt vương thần hiệu thang?

Hàng nghìn bệnh nhân đã điều trị thành công thoái hóa cột sống nhờ bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang sau gần 10 năm ứng dụng. Rất nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống đã đưa ra nhận xét tốt về hiệu quả của bài thuốc sau một thời gian sử dụng.

>>> Chia sẻ của Doanh nhân Trần Tiến về hành trình chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống tại Nhất Nam y viện:

>> Xem ngay Khách hàng Nguyễn Thanh Hoa chia sẻ niềm vui thoát khỏi thoái hóa đốt sống cổ sau 10 năm nhờ Cốt vương thần hiệu thang:

Thành công của bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang đã góp phần đưa Nhất nam y viện trở thành địa chỉ khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu hiện nay. Nhất Nam y viện đã nhận được giải thưởng TOP 20 Thương hiệu tốt nhất 2020.

Bạn đọc có nhu  cầu tư vấn, điều trị thoái hóa cột sống với bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang, liên hệ ngay đến đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện:

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống Độc hoạt tang ký sinh

Thành phần: Đỗ trọng, Độc hoạt, Mẫu đơn trắng, Phục linh, Tang ký sinh, Lan căn, Sinh địa mỗi vị 12gr, Tần quy, Đẳng sâm mỗi vị 16gr, Quế chi, Thanh táo, Phụ tử chế mỗi vị 6gr, Trôm lay 6gr.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc để loại bỏ bụi bẩn, cho thuốc vào âm sắc cùng với 3 bát nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cô đặc còn khoảng 1 bát nước thuốc. Lọc lấy phần nước thuốc, chia ra làm 2 phần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 10 ngày.

Công dụng: Bồi bổ cơ thể, thông kinh hoạt lạc, loại bỏ ứ trệ, tắc nghẽn khí huyết, khu phong, trừ hàn khí.

Bài thuốc trị thoái hóa cột sống Can khương thương truật

Thành phần: Phục linh 10gr, Can khương 6gr, Ngưu tất, Khương hoạt, Thiên tinh sơn kế, Tang ký sinh mỗi vi 12gr.

Cách thực hiện: Rửa sạch thuốc, sắc kỹ với 3 bát nước. Sắc đến khi thu về 1 bát nước thuốc cô đặc. Chia thuốc thành 2 phần và sử dụng hết trong ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi tình trạng đau nhức cột sống thuyên giảm.

Công dụng: Trừ hàn thấp, thông kinh hoạt lạc, tán huyết ứ, giảm đau nhức và tê bì chân tay.

Bài thuốc Quế chi gia cát căn thang

Thành phần: Mộc qua, Thiên tinh sơn kế, Quy đầu, Sơn cúc cùng, Quế chi, Mẫu đơn trắng mỗi vị 9gr, Táo tàu 3 quả, Trôm lay 6gr, Cát căn 15gr, Sinh khương, Tam thất mỗi vị 3gr.

Cách thực hiện: Rửa sạch thuốc và cho vào nồi, sắc cùng 7 bát nước. Sắc thuốc lửa nhỏ cho đến khi còn 3 bát nước thuốc cô đặc. Chia nước thuốc thành 3 phần cho 3 lần uống, dùng hết trong ngày, sau khi ăn.

Công dụng: Khử phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức, kích thích lưu thông khí huyết.

Thoái hoá cột sống nên ăn gì, kiêng gì để bệnh chóng lành ?

Người bệnh thoái hoá xương khớp, thoái hoá cột sống thắt lưng, cột sống đốt cổ cần chú ý bổ sung và hạn chế những thực phẩm dưới đây để phòng chống bệnh và giúp xương khớp chắc khỏe:

Ngoài thoái hóa cột sống nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Ngoài thoái hóa cột sống nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
  • Các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, đậu nành, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn cả xương.
  • Các loại trái cây như ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh… Đây là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
  • Cà rốt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương.
  • Nên bổ sung đậu nành cũng rất tốt cho xương khớp vì có chứa hoạt chất Genistein được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương.
  • Súp lơ xanh: giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.
  • Cà chua: làm bớt đau khớp. Hạt cà chua còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm cần thiết, người bệnh thoái hóa cột sống cũng cần hạn chế nhóm thực phẩm dưới đây, để quá trình điều trị sớm đạt kết quả như mong muốn.

  • Đường: Ăn quá nhiều đường và các thức ăn chứa đường sẽ kích thích cơ thể giải phóng Cytokine, làm bùng phát tình trạng viêm nhiễm tại các khớp đang bị thoái hóa. Do vậy, những bệnh nhân đang bị thoái hóa cột sống lưng, cột sống cổ không nên lạm dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này. Nên thay thế đường bằng các chất ngọt tự nhiên như mật ong, siro,…
  • Các món chiên, xào: Những thức ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể, cản trở quá trình lưu thông máu đến các khu vực bị tổn thương. Đồng thời, việc dung nạp quá nhiều nhóm thực phẩm này còn khiến người bệnh dễ tăng cân, tạo gánh nặng cho cột sống, thúc đẩy tiến trình thoái hóa nhanh hơn.
  • Bột mì trắng: Các thực phẩm như bánh mì, bánh quy hoặc các sản phẩm làm từ bột mì trắng khác đều không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân bị thoái hoá cột sống. Bởi chúng có khả năng kích thích phản ứng viêm nhiễm và làm trầm trọng tình trạng đau nhức các khớp.
  • Thịt đỏ: Ăn nhiều thịt đỏ sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang bị bệnh về xương khớp. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này rất giàu chất béo và Cholesterol xấu.
  • Đồ hộp: Do có chứa chất bảo quản nên nếu thường xuyên dung nạp đồ hộp vào cơ thể, độc tố  sẽ tích tụ trong cơ thể, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoái hóa và tăng cảm giác đau nhức, sưng tấy tại các khớp.
  • Rượu, thuốc lá: Ngay cả khi không bị thoái hóa cột sống, người bệnh cũng nên tránh lạm dụng nhóm thực phẩm này. Bởi chúng chính là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout, viêm khớp, thoái hóa khớp và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Hạn chế ăn nhiều đường nếu đang bị đau nhức, thoái hóa xương khớp
Hạn chế ăn nhiều đường nếu đang bị đau nhức, thoái hóa xương khớp

Các phòng ngừa thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên không thể tránh khỏi ở mỗi người. Tuy nhiên căn bệnh này vẫn có thể phòng ngừa và ngăn chặn bằng việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Cụ thể:

  • Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, tối thiểu là từ 1,5-2 lít cho trẻ nhỏ và từ 2-2,5 lít cho người trưởng thành.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
  • Hạn chế những công việc nặng, làm việc quá sức hoặc mang vác vật nặng trong một khoảng thời gian dài. Bởi điều này sẽ gây áp lực lớn lên cột sống, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng.
  • Không nên đứng hoặc ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế cố định Nên thường xuyên đứng lên đi lại để cột sống được thư giãn.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp với sức khỏe và tình trạng xương khớp hiện tại để tăng cường sự linh hoạt và hạn chế tình trạng co cứng các khớp.
  • Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ, cần lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh thoái hóa cột sống. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh sẽ có thêm kiến thức để sớm nhận biết và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân.

Ngày đăng 14:00 - 28/10/2022
Cập nhật lúc: 3:32 PM , 28/10/2022
Đánh giá bài viết
5/5 - (17 bình chọn)

Bình luận (30)

  1. Hoàng Nam says: Trả lời


    Bố mình bị thoái hóa cột sống 4 năm rồi không biết có dùng các loại thuốc dân gian và ăn theo chế độ như bài viết thì đỡ hơn không mọi người? Hay mình nên dùng kèm thuốc nữa ạ?

    1. Dũng Jack says: Trả lời


      Ăn uống cũng cũng chỉ cải thiện được một phần thôi bạn, bạn mua thêm thực phẩm chức năng, thuốc thêm để cải thiện tình trạng xương khớp cho bố thì ổn hơn á. À với cả phải bảo bố bạn hạn chế hoặc dùng làm việc nặng hay ngồi lâu, giúp cải thiện cơn đau với giảm bớt khả năng bệnh nặng thêm á bạn. Còn mà đau quá muốn đỡ đau nhanh thì mua rượu thuốc về xoa bóp, massage với đi châm cứu á bạn.

    2. Mạnh Hùng HR says: Trả lời


      Mình thấy những phương pháp điều trị và thuốc dân gian như này thì sẽ lâu thấy hiệu quả lắm á bạn. Ba mình ngày trước cũng dùng nhiều loại thuốc dân gian lắm, nào là lá mật gấu ngâm rượu rồi ăn gì cũng bỏ ngải cứu vào nhưng dùng cả năm trời chỉ thấy giảm nhẹ thôi, chắc do ba mình bị nặng với lâu ngày. Giờ ba mình đang định chuyển sang dùng thuốc nên bảo mình tìm hiểu Nhất Nam Cốt Vương Thang nè, mong là thuốc này có hiệu quả chứ ba mình đau nhức cả đêm, khổ thân.

  2. Tuananhnguyen says: Trả lời


    Mỗi đêm em đau tới nỗi không ngủ được, cơn đau từ lưng chèn xuống lưng buốt từ gáy xuống các bác có cách nào giúp em hết đau nhanh chóng không vậy ạ? Em bị mấy tháng nay rồi, mà ko bê nặng hay khuân vác gì cả tự nhiên bị vậy ấy chứ

    1. Lâm Phong says: Trả lời


      Kiểu mình đi làm nhiều ngồi nhiều nên bị vậy đấy bạn ạ. Lưng lối mà ko giữ cẩn thận là dễ thoái hoá như chơi . Bạn dùng lá lốt chưng với mật ng đắp lên chỗ đau xem sao, tôi thấy bài thuốc đó nổi tiếng lắm đấy chắc sẽ có hiệu quả. Không thì ra tiệm kê thuốc giảm đau mà uống á. Hồi trước tôi tham khảo rồi làm theo bài này nè nhiều cách lắm thấy cũng giảm đau nhanh đấy https://nhatnamyvien.com/chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-la-lot-22224.html

    2. Hao Tran says: Trả lời


      Bác đi kéo giãn cột sống đi nhá, ta nói đau nhức cỡ nào mà đi kéo một lần là tê tái, tôi tuần nào cũng phải đi 2-3 lần mới chịu được đây này. Không thử qua đi châm cứu xem, để lâu ko tốt đâu,

    3. HUNG NGUYEN says: Trả lời


      Ôi thôi, khuyên thật các ông mấy cái mẹo rồi bài kéo giãn cột sống, xoa bóp này kia không có hiệu quả lâu dài đâu đấy. Đồng ý là giảm đau nhanh chóng thì thích thật nhưng có được bao lâu đâu, vừa phí thời gian vừa phí tiền. Các ông nên tìm hiểu rồi mua hẳn thuốc thang điều trị lâu dài. Tôi có ông bạn hồi trước cũng phí tiền vào ba cái thuốc kiểu cấp tốc như vậy đấy, xong không biết ai mách cho mà dùng thuốc kết hợp châm cứu bên nhất nam rồi 2-3 năm nay chả thấy la đau nhức gì luôn. Giờ cũng đang đau nhức lưng cũng đang tính qua nhất nam điều trị đây,

  3. Nguyễn Nguyễn says: Trả lời


    Em chào mọi người, không biết ở đây có bạn nào như em không, em mới 25 tuổi mà bị thoái hóa cột sống rồi ạ, do tính chất công việc cộng thêm việc em lười vận động nữa nên bệnh ngày càng nặng. Mọi người cho em xin review chân thật những phương pháp hiệu quả với ạ chứ em sợ lắm.

    1. An Lư says: Trả lời


      Tôi cũng bị như ông nè, đêm đêm là cơn đau âm ỉ, tôi còn hay nghe tiếng lục cục lục cục như gãy sương mấy lúc tui vận động, dạo này tôi còn bị chán ăn nữa. Mới 30 tuổi đầu mà bị như vậy rồi sau này già sợ không đi nổi luôn quá.

    2. Nguyễn Văn Bảo says: Trả lời


      Chăm thể dục thể thao vào mấy ông ạ, sáng nào tôi cũng làm 1 bài tập về lưng với chân. Trước cũng có đợt bị đau lưng, ngồi xuống đứng lên khó khăn lắm. Sau đi châm cứu bấm huyệt xong kết hợp thể dục thể thao điều độ mà khỏi rồi đấy Giờ đều như vắt chanh ko sáng thì chiều về làm 1 bài tập vừa nâng cao sức khoẻ vừa cải thiện lưng lối các ông ạ

    3. Đức Anh says: Trả lời


      Tôi vừa dùng hết liệu trình của Nhất nam y viện này, cái thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang trong bài viết có nhắc ấy. Tôi mua liệu trình gồm thuốc với cả châm cứu luôn, sau 1 tháng là thấy giảm đáng kể rồi đấy, không bịp ông đâu. Ngày trước tôi cũng đau nhức, tê bì chân tay, chán ăn, mất ngủ nữa mà giờ là khỏe hơn rất nhiều, chắc cũng 80% rồi. Ngồi xuống đứng lên cũng thoải mái hơn. Tôi giới thiệu cho mấy ông cùng đội mà tháy ai cũng cải thiện đấy, xương cốt ko còn nhức mỏi như trước nữa

  4. Đạt Lâm says: Trả lời


    Cả nhà cho em xin thêm thông tin về thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang của nhất nam y viện không ạ, em đang tìm hiểu về thuốc cho bà. Bà hiện nay cũng 70 rồi ạ, bà đau nhức đi đứng khó khăn nên thấy thương lắm ạ, mong đỡ được một phần cho bà đỡ khổ thôi. Chứ cũng biết tầm tuổi này rồi xương khớp thoái hoá ko thể khỏi đc.

    1. Tuấn Đức says: Trả lời


      Có tuổi vào rồi nó thế đấy cháu ạ, cơ quan nội tạng rồi xương khớp cũng xuống cấp hết. Tầm tuổi này ai cũng như ai thôi. Cháu cứ đưa bà đến nhất nam để bs Vân anh châm cứu trị liệu cho, trước chú cũng trị liệu ở đấy, có vài buổi thôi mà đỡ lắm, như bà cháu thì ko biết có cần uống thuốc ko chứ chú thì mỗi châm cứu bấm huyệt thôi.

    2. Hà Anh Phạm says: Trả lời


      Bạn liên hệ đặt lịch bên trung tâm rồi đưa bà đến trung tâm của nhất nam cho bác sĩ khám, tư vấn rồi kê thuốc, dặn dò cho bà luôn. Thật chứ người lớn tuổi phải tận mắt tận tay mới an tâm á bạn.Như trước bố mình cũng bị thoái hoá cột sống vừa châm cứu vừa uống thuốc bên này công nhận hiệu quả. Trước bố mình đi lại khó khăn lắm, mỗi lần ngồi xuống đứng lên phải có người dìu ấy, đi cũng phải có người để vịn vào. Sau được người quen gt bên nhất nam thế cũng đi trị liệu. Được hơn 3 tháng mà thấy sức khoẻ của bố cải thiện đáng kể luôn, lưng lối đỡ đau nhức mà đi lại cũng dễ dàng hoạt bát hơn nhiều ấy, bố mình cũng có tuổi rồi nên cũng ko mong khỏi hẳn chỉ mong đỡ đuọc phần nào mà hài lòng thực sự. Bạn cứ cho bà đến khám bên này đi, bs ở đây nhẹ nhàng mà nhiệt tình lắm.

    3. Gia Khang La says: Trả lời


      Trung tâm không có tại TPHCM ạ, em ở trong Nam ra HN khán thì xa và tốn kém quá ạ, em cũng đang tìm hiểu bên nhất nam thấy đươc nhiều người khen lắm cũng đang tính cho mẹ đi điều trị

    4. Hiếu Trọng says: Trả lời


      Hình như có cơ sở bên ngoài Tp. Thủ Đức ấy bạn, trước mình có đọc thoáng qua còn ko nhớ chính xác địa chỉ ở đâu. Bạn thử gọi vào hotline xem bên đó người ta hướng dẫn cho

  5. LAMLAM says: Trả lời


    Em đang tìm hiểu về thuốc cốt vương thang, mn cho em hỏi thuốc có mùi dễ uống không ạ? Em là con gái mà cũng ghét mùi đắng, hôi hôi của thuốc bắc, hiệu quả thì khỏi bàn mà nghe thuốc đông y nên em hơi lo lắng về mùi ạ. Với cả có cần sắc thuốc không ạ?

    1. Cẩm Tú MKT says: Trả lời


      Mình uống thì thấy thuốc thơm mùi dịu nhẹ của cây cỏ, thảo dược nên dễ uống lắm, không có hôi tanh, nồng mùi hắc hắc như thuốc bắc đâu.

    2. Ngọc says: Trả lời


      Không có cần nấu nhe em gái ơi, giờ công nghệ hiện đại hết rồi nên người ta bào chế thuốc dạng viên hết cho người bệnh dễ dùng ý. Thuốc này có xịt để thoa chỗ đau nhức nữa nha, nói chung là dễ dùng lắm. Vừa tác động bên trong vừa tác động bên ngoài sẽ nhanh hiệu quả.

    3. Đức Thái says: Trả lời


      Cá nhân mình thấy thuốc thì đương nhiên không thể thơm ngon như kẹo được, nhưng cốt vương này thì không quá đắng cũng không hôi, mùi bình thường dịu nhẹ, bạn là con trai hay còn gái, con nít gì cũng chịu được mùi này hết á, yên tâm.

  6. Asi Linh says: Trả lời


    Tôi muốn đưa mẹ đến nhất nam y viện khám, tôi định đặt lịch trước để tiện và nhanh chống không phải đợi nhưng không biết nên hẹn khám với bác sĩ nào, các bạn hãy cho tôi lời khuyên đúng. Tôi cảm ơn.

    1. Rosie Trần says: Trả lời


      Bác sĩ Vân Anh nổi tiếng đó bạn ơi, tôi thấy cô trên nhiều mặt báo với tivi lắm nên cũng tin tưởng khám bác và thật sự rất tốt luôn, bác sĩ tư vấn tận tâm, hỏi han từng chút một và trong cả quá trình chửa bệnh cũng được bác sĩ quan tâm lắm.

    2. Lữ Gia Hân says: Trả lời


      Em cũng khám bác sĩ Vân Anh đây ạ, cô là giám đốc chuyên môn của NNYV kiêm viện trưởng viện nghiên cứu phát triển y dược học cỗ truyền dân tộc đấy ạ, trung tâm còn có bài viế riêng về cô cơ. Mà công nhận cô giỏi thực sự luôn mà còn nhiệt tình chu đáo nữa, khám cô Vân Anh là chuẩn bài đấy ạ https://nhatnamyvien.com/tien-si-bac-si-nguyen-thi-van-anh-danh-y-hang-dau-ve-y-hoc-co-truyen-tai-nhat-nam-y-vien-961.html

  7. Phong Ngô says: Trả lời


    Tôi hiện tại đã đến tuổi tứ tuần hiện tại đang làm hành chính công chức nên ngồi nhiều những tháng gần đây tôi thường hay đau mỏi ở cổ và lưng, mỗi khi đứng lên ngồi xuống là đau đến chóng mặt. Tôi nên làm gì để cải thiện đây?

    1. Nhất Hùng says: Trả lời


      Bác chăm tập thể dục vào ấy, tập thêm hít thở nữa với ăn nhiều thực phẩm bổ sung thêm canxi á. Bác muốn nhanh hết thì đi kéo dãn cột sống hay chăm cứu, với cả mấy bài thuốc như lá mật gấu ngâm rượu tôi thấy cũng hiệu quả ra phết.

    2. Khôi Ngô Nguễn says: Trả lời


      Ba cháu cũng tầm tuổi bác hiện tại làm kỹ sư, mỗi khi đi làm về ba cháu đều than đau mỏi nhất là phần cổ, cơ thể trở nên yếu hơn xưa nhiều nên cháu cũng đang tìm phương pháp điều trị để ba đi chữa. Cháu tìm hiểu được thuốc nhất nam cốt vương thang được nhiều người dùng và khen hiệu quả đấy ạ, cháu đọc thấy thành phần nguồn gốc liệu trình điều trị rõ ràng cháu đọc ở bài viết này a href=”https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-cot-vuong-thang-tieu-tan-noi-lo-thoai-hoa-khop-567.html” rel=”noopener” target=”_blank”>https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-cot-vuong-thang-tieu-tan-noi-lo-thoai-hoa-khop-567.html , cháu cũng có vào nhiều hội nhóm hỏi thì nhiều người bảo là hiệu quả lắm, dùng 2-3 tháng là khỏi tầm 70% luôn.

  8. phùng hà says: Trả lời


    Ba mình bị thoái hóa cột sống, đau nhức từ cổ C4 đến lương L4L5 khá nặng, đi đứng khó khăn mặc dù ba mình mới ngoài 50, do ngày trước ba mình làm thợ hồ, làm việc vác nặng lắm nên ảnh hưởng nhiều. Năm trước ba mình được bạn đốc thúc đến nhất nam y viện khám, ban đầu ba mình cũng do dự do là thấy bệnh nặng nên không dám hi vọng, nhờ cả nhà mình khuyên nhủ mà ba mới chịu đến khám. Bác sĩ khám và tư ván nhiệt tình nên ba mình cũng thoải mái hơn, bốc thuốc rồi chăm cứu vài lần trong 4 tháng thì ba mình giảm 70% luôn. Gia đình mình mừng lắm, giờ ba mình không còn đau nhức nhiều nữa, ngủ ngon hơn, ăn ngon hơn, đi lại thuận lợi còn tập thể dục, chạy bộ, dưỡng sinh nhẹ nhàng vui vẻ lắm. Mình rất cảm ơn nhất nam y viện và nhất nam cốt vương thang đã giúp ba mình khỏe mạnh hơn và gia đình mình cũng vui vẻ hơn nữa.

    1. TRƯƠNG ĐỨC PHI says: Trả lời


      Bác cho em hỏi giá tiền của liệu trình như nào ạ? Em sợ đắt quá không đủ chi trả

    2. Nguyễn Trường 8x says: Trả lời


      Với mình nó không mắc nhé, cả liệu trình gồm thốc uống, xịt, châm cứu là khoảng 4-5tr đó bạn. Mình thấy tiền đi xoa bóp, uống thuốc giảm đau vừa hại vừa tốn nhiều tiền, tốn thời gian nên với mình số tiền này là rất rẻ cho một liệu trình hiệu quả như này.

    3. Trí Cao says: Trả lời


      Dùng thuốc có tác dụng phụ hay ngăn cấm gì không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *