Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh: Những thông tin cần biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là biểu hiện rất phổ biến của bệnh lý này. Thông thường, tình trạng chèn dây thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đang có dấu hiệu gia tăng ở người trẻ, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. 

Nguyên nhân thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là hiện tượng cột sống bị tổn thương đã lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Khi các dây thần kinh này bị chèn ép có thể dẫn tới hiện tượng xơ hóa, mất chức năng truyền dẫn điện tích gây đau đớn dữ dội cho người bệnh.

Ngoài ra, tình trạng này có thể làm rối loạn hoạt động của cơ quan nội tạng và các chi của cơ thể. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do quá trình lão hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, các bệnh lý như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp cũng có thể gây ra tình trạng này.

thoai hoa dot song co co nen nam goi
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là biểu hiện rất phổ biến của bệnh lý này

Ở những người ít vận động, chơi thể thao với cường độ cao hoặc thường xuyên làm công việc nặng nhọc cũng có khả năng cao bị chèn ép dây thần kinh.

Các biểu hiện bệnh

Các biểu hiện của tình trạng này còn phụ thuộc nhiều và vị trí chèn ép dây thần kinh. Các biểu hiện của bệnh có thể kể đến là:

Dấu hiệu chèn dây thần kinh cổ

Khu vực cổ là nơi phân bố rất nhiều mạch máu và hệ thống dây thần kinh. Khi các dây thần kinh ở vị trí này bị thoái hóa có thể gây ra tình trạng rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này sẽ có các biểu hiện:

  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, dễ gặp tình trạng ngất xỉu.
  • Ở vai gáy hay bị nhức mỏi và khi cử động cổ thường bị đau nhức.
  • Có hiện tượng ù tai, mắt mờ, hạn chế tầm nhìn.
  • Người bệnh có biểu hiện đi đứng không vững, mất thăng bằng.
  • Giọng nói khó nghe, ngủ ngáy và cánh tay bị đau nhức.

Dấu hiệu chèn dây thần kinh ngực

Tình trạng chèn ép dây thần kinh ngực có thể gây ra các cơn đau liên sườn rất khó chịu cho người bệnh.

  • Người bệnh thường xuyên bị đau nhói ngực.
  • Các cơn đau tăng nặng khi vận động, ho hoặc thở mạnh.
  • Các cơn đau xuất hiện bất thường ở khu vực lưng và bụng.

Dấu hiệu chèn ép dây thần kinh lưng

Ở người ít vận động, hay ngồi nhiều, lao động nặng nhọc hoặc bị đau thần kinh tọa sẽ thường gặp phải tình trạng này nhiều hơn.

  • Các cơn đau xuất hiện ở thắt lưng sau đó lan sang các vị trí khác.
  • Ngón chân và bàn chân bị co cứng và tê ngứa.
  • Người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
  • Có dấu hiệu rối loạn tiểu tiện ở người bệnh.
thoai hoa dot song co co nen nam goi
Khi chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng, người bệnh có thể bị đau thắt lưng nghiêm trọng

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm gì không?

Tình trạng thoái hóa cột sống gây chèn ép các dây thần kinh không đơn thuần chỉ là các dấu hiệu tuổi già. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể gây sụt cân, trầm cảm.
  • Tình trạng chèn ép hạch thần kinh giao cảm ở cổ có thể khiến người bệnh bị co giật, có cảm giác đau khó thở.
  • Tình trạng thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh ở lưng có thể khiến việc di chuyển gặp khó khăn, người bệnh có nguy cơ bại liệt nửa chân dưới.

Cách kiểm soát thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh

Khi gặp phải các triệu chứng bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp áp dụng với các phương pháp kiểm soát tình trạng này để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

  • Chườm nóng: Người bệnh nên dùng khăn sạch, ngâm vào nước nóng sau đó đắp lên khu vực đau nhức. Phương pháp này nên thực hiện vào mỗi buổi sáng.
  • Massage: Sử dụng các phương pháp xoa bóp ở khu vực bị chèn ép dây thần kinh và cột sống toàn thân để giảm căng cứng cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bằng cách bổ sung thêm kali, canxi, kẽm, magie và vitamin, người bệnh có thể giúp xương khớp thêm dẻo dai và chắc khỏe. Đây cũng là cách chữa thoái hóa cột sống lưng và các bệnh thoái hóa cột sống khác.
thoai hoa dot song co co nen nam goi
Người bệnh có thể giảm đau bằng massage

Những lưu ý khi điều trị bệnh

Ngoài việc nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, khi gặp phải các dấu hiệu bệnh, người bệnh cần lưu ý:

  • Cần thư giãn, nghỉ ngơi và điều chỉnh các tư thế ngồi, đứng và nằm để cải thiện bệnh.
  • Có thể kết hợp việc điều trị với các liệu pháp hỗ trợ như bấm huyệt, xoa bóp và tập vật lý trị liệu.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, loại bỏ đồ ăn cay mặn, giày chất đạm và giàu chất béo ra khỏi thực đơn.
  • Lựa chọn đệm ngủ có độ đàn hồi phù hợp.
  • Cần vận động và lao động vừa sức, tránh làm việc quá sức có thể ảnh hưởng đến việc điều trị.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *