Thoái Hóa Đốt Sống Cổ C5 – C6

Thoái hóa đốt sống cổ C5 - C6 không còn là bệnh lý hiếm gặp hiện nay. Đốt sống bị tổn thương gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của như khả năng lao động của người bệnh. Bệnh cần được chữa trị kịp thời để tránh gây ra các tổn thương tới cơ quan khác trên cơ thể. 

Thoái hóa đốt sống cổ C5 - C6 là gì?

Ở cột sống cổ của chúng ta sẽ có 7 đốt sống xếp chồng lần lượt lên nhau, y học đánh số thứ tự của các đốt sống từ C1 tới C7. Cụ thể, các đốt sống sẽ được phân chia thành 2 phần. Với phần trụ cố định cột sống là đốt sống C1 C2, các đốt sống còn lại sẽ có vai trò trong các chuyển động của xương cổ.

Các đốt sống cổ giữ chức năng rất quan trọng trong việc nâng đỡ vùng cổ và giúp cổ của chúng ta có thể hoạt động một cách linh hoạt. Đốt sống cổ có hoạt động phạm vị rộng và cũng chịu khá nhiều áp lực. Khi các áp lực quá lớn chèn ép lên đốt sống cổ trong thời gian dài, đốt sống sẽ bị tổn thương. Các chức năng hoạt động của đốt sống cũng từ đó bị suy giảm.

Các đốt sống từ C4 tới C7 rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là 2 đốt sống cổ C5 và C6. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 thường xảy ra ở người bệnh cao tuổi, hoặc người làm công việc văn phòng.

Nguyên nhân đốt sống cổ C5 C6 bị tổn thương

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa các đốt sống cổ. Người bệnh có thể mắc chứng thoái hóa qua những nguyên do sau:

Ngồi làm việc sai tư thế

Có thể nhận định rằng, nhân viên làm việc văn phòng là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Người bệnh liên tục ngồi một chỗ làm việc trong nhiều giờ liên tục, cổ cúi nhìn máy tính nhiều và không được vận động, thư giãn. Các áp lực chèn lên cổ lớn do người bệnh ngồi sai tư thế.

Ngoài ra, những người thường lao động nặng nhọc, phải cúi hoặc ngửa cổ nhiều cũng là đối tượng khá dễ mắc chứng thoái hóa đốt sống ở cổ.

Chấn thương vai gáy

Có một số ít bệnh nhân sau khi gặp phải các chấn thương liên quan tới xương vai gáy, đầu cổ sẽ để lại di chứng thoái hoá đốt sống. Các di chứng này làm người bệnh suy giảm sức khỏe, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại vị trí đốt sống C6 và C5.

thoai hoa dot song co c5 c6
Người bệnh bị thoái hóa đốt sống do những nguyên nhân gì

Ngủ không đúng tư thế

Việc bạn có thói quen khi ngủ gối đầu quá cao hoặc quá thấp, ngủ gục đầu trên bàn sẽ làm sai lệch vị trí cột sống cổ. Ngủ sai tư thế làm các đốt sống cổ chịu thêm nhiều  áp lực, đốt sống bị tổn thương và dần hình thành chứng thoái hóa.

Yếu tố tuổi tác

Người cao tuổi thường rất khó tránh khỏi các bệnh lý liên quan tới xương khớp như thoái hóa, chứng thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Trong đó phải kể đến bệnh thoái hoá đốt sống cổ vị trí C5 và C6. Cơ thể người bệnh bắt đầu lão hóa, các khớp xương giảm linh hoạt và gây ra nhiều tổn thương.

Triệu chứng của người bị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

Người bệnh muốn chữa trị kịp thời bệnh cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Khi bạn có những triệu chứng dưới đây, có thể nhận định rằng đốt sống cổ C5 - C6 đã bị tổn thương:

  • Do đốt sống cổ bị tổn thương, các rễ thần kinh xung quanh sẽ bị chèn ép tạo ra cảm giác đau nhức. Người bệnh bị đau đớn lan từ cổ tới vai gáy và cả 2 cánh tay. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi người mà bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ hay tê nhức đặc biệt ở các ngón tay.
  • Khi bị thoái hoá đốt sống, tủy trong xương cũng bị chèn ép dẫn tới các cơn đau hình thành tại khu vực bàn tay và cánh tay. Người bệnh thường xuyên bị tê nhức cánh tay, tay bị co buốt hoặc thậm chí là co cứng tạm thời.
  • Đặc biệt, bệnh lý này còn biểu hiện thông qua hội chứng thần kinh thực vật bị rối loạn. Người bệnh bị đau đầu không rõ nguyên do, thường cảm thấy buồn nôn hay chóng mặt, hoa mắt. Ở một số ít bệnh nhân, bệnh còn biểu hiện bằng hiện tượng đau nhức ở ngực và hai bên hốc mắt.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 - C6 có nguy hiểm gì không

Các chuyên gia, bác sĩ về xương khớp cho biết, bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 nguy hiểm hơn nhiều so với các bệnh thoái hóa ở những vị trí đốt sống khác. C5 C6 là 2 đốt sống có các dây thần kinh cùng mạch máu chạy khắp cơ thể. Diện tích tại khu vực này cũng rất hẹp và có liên kết với các mạch máu cùng những bó sợi thần kinh.

Người bệnh không điều trị bệnh kịp thời sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Rễ thần kinh bị chèn ép: Người bệnh bị tê mỏi vùng cánh tay do các rễ thần kinh bị chèn ép với áp lực lớn. Ở trạng thái nặng hơn, người bệnh giảm hoạt động cánh tay, tay bị yếu và khó để cử động. Bệnh nhân có thể bị teo cơ và mất kiểm soát ở ruột cùng bàng quang.

thoai hoa dot song co c5 c6
Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người mắc

  • Chèn ép ống sống: Biến chứng thứ hai mà bệnh nhân cần chú ý tới là ống sống bị chèn ép. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ làm biến dạng cấu trúc định hình của cột sống. Các gai xương hình thành quanh đốt sống và làm hẹp khoảng không gian bao xung quanh tủy. Người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tổn thương tại tủy.
  • Bại liệt: Có thể nói rằng, bại liệt vĩnh viễn là biến chứng nặng nề nhất người bệnh có thể phải đối mặt. Các rễ thần kinh và tủy sống đều bị tổn thương nghiêm trọng gây mất khả năng vận động ở người bệnh. Chứng bại liệt sẽ là biến chứng nguy hiểm bệnh nhân khó tránh khỏi nếu không chữa trị nhanh chóng.

Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, chúng ta cần sớm đến các bệnh viện, cơ sở y tế để thực hiện chữa trị, phục hồi lại sức khỏe.

Phương pháp chữa trị thích hợp nhất cho bệnh nhân

Người bệnh có khá nhiều phương án lựa chọn để chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị hiệu quả dưới đây:

Điều trị bằng Tây y

Khi bệnh nhân mắc thoái hóa tại đốt sống C5 C6 hay thoái hóa đốt sống cổ C4 C5, người bệnh có thể sử dụng các đơn thuốc đặc trị Tây y. Thuốc giúp giảm đau, giãn cơ và kháng viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Hiện nay, 3 nhóm thuốc chính được sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm đau: Gồm các loại thuốc Corticosteroid, Opioids và Tramadol,....
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid, thuốc giãn cơ: Eperisone HCl, Coltramyl và Mydocalm,...
  • Các loại thuốc bổ sung như: Canxi, vitamin C hoặc một số thuốc chứa thành phần Glucosamine, Chondroitin,...

Bệnh nhân ở mức độ nặng hơn có thể sử dụng phương pháp tiêm thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh thực tế. Người bệnh không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà khi chưa có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn. Lạm dụng hay sử dụng thuốc bừa bãi có thể làm bệnh tình chuyển biến nặng hơn và người bệnh gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

thoai hoa dot song co c5 c6
Các phương thuốc chữa trị trong Tây y

Mẹo dân gian đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ C5 - C6

Hiện nay cũng có khá nhiều bệnh nhân lựa chọn các bài thuốc trị bệnh được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Những cách chữa này bảo đảm an toàn với người bệnh, tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy hiệu quả tốt với bệnh nhân thoái hóa đốt sống thể nhẹ. 

Ngải cứu:

  • Người bệnh sử dụng 250g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát và ép lấy phần nước cốt.
  • Các bạn hòa thêm 1 - 2 thìa mật ong vào nước cốt ngải, khuấy đều và uống trực tiếp để làm giảm đau, chống viêm và tan huyết ứ trong cơ thể. Ngải cứu sử dụng thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chứng thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Rượu gấc:

  • Chúng ta lấy phần hạt gấc đã bóc sạch vỏ, phơi khô và rửa sạch để nướng cho đến khi vỏ hạt cháy xém.
  • Phần hạt sau khi nướng xong, bạn bóc bỏ hết lớp vỏ màng ở bên ngoài và giã nhỏ để ngâm cùng rượu. Rượu gấc ngâm sau 1 tháng có thể lấy ra để xoa bóp lên đốt sống cổ hàng ngày.

thoai hoa dot song co c5 c6
Áp dụng mẹo chữa bệnh từ dân gian

Tỏi tươi:

  • Bệnh nhân dùng 3 - 4 củ tỏi bóc sạch vỏ, nướng chín và đập dập để đắp lên vùng đốt sống cổ bị đau.
  • Cách làm này có thể áp dụng hàng ngày, duy trì trong khoảng 1 tháng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh đáng kể. 

Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

Như các bạn đã thấy, bệnh lý này gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như khả năng vận động, lao động của người bệnh. Vậy nên chúng ta cần áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc sức khỏe thích hợp từ sớm để phòng tránh bệnh hiệu quả.

  • Sau mỗi ngày lao động, chúng ta nên thực hiện xoa bóp cho vùng cổ để thư giãn, giảm áp lực.
  • Hạn chế việc mang vác hay đội các vật nặng lên đầu, cổ. Chúng ta không cúi đầu xem tivi hay đọc các loại sách báo, xem điện thoại quá lâu. 
  • Khi cổ có dấu hiệu nhức mỏi, không vặn bẻ cổ. Thay vào đó, bạn hãy xoa bóp cổ một cách nhẹ nhàng.
  • Mỗi người cần sắp xếp cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin và các khoáng chất. Đồng thời, chúng ta xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức mạnh cho xương khớp.

Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin quan trọng nhất về bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 - C6 trong bài viết này. Kết luận chung, đây là chứng bệnh có nguy cơ mắc cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý thực hiện đúng liệu trình điều trị, sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng nhất.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng. Phương pháp được nhận định có công dụng hiệu quả trong việc…

Xem chi tiết

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một bệnh lý khá nguy hiểm. Bệnh tác động tới chức năng hoạt động của não bộ và tuần hoàn máu não. Để có…

Xem chi tiết

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính, có thể ảnh hưởng lớn đến sự vận động và sức khỏe của người bệnh. Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hay không là…

Xem chi tiết

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn cụ thể thực hiện như thế nào? Khi nhắc về các cách chữa bệnh thoái hóa tại đốt sống cổ, khá nhiều bệnh nhân chia sẻ…

Xem chi tiết

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính, liên quan trực tiếp đến tình trạng lão hóa của người bệnh. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển từ từ, sau tăng nặng gây…

Xem chi tiết

Gym là bộ môn thể dục có thể giúp tăng cường sức khỏe ở người bệnh rất tốt. Tuy nhiên, với người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym hay không vẫn là…

Xem chi tiết

Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay trong cuộc sống. Trước đây bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện bệnh đang…

Xem chi tiết

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được các nhà khoa học tại Mỹ nghiên cứu và được đánh giá có tỷ lệ đáp ứng cao trên hầu hết trường hợp bệnh…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn