Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là thế nào? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một biểu hiện thường thấy ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh hiện nay. tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động đi lại, vận động, sinh hoạt và lao động của con người. Thậm chí còn có thể gây nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế người bệnh khi gặp tình trạng này cần sớm có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Thế nào là thoát vị đĩa đệm gây tê chân? Có nguy hiểm không?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm là khi các nhân nhầy thoát ra ngoài khỏi các bao nhân xơ chèn ép vào trong cột sống, các rễ thần kinh trung ương, dây chằng cơ chân tay. Từ đó, gây ra hiện tượng là các cơn đau nhức, khó chịu, khó đứng lên ngồi xuống, vận động đi lại. Một biến chứng nguy hiểm cũng là biểu hiện thường thấy nhất chính là cảm giác tê chân, cũng là do khác khối nhân nhầy này chèn ép mạnh mẽ.

Tình trạng tê chân chỉ xảy ra nhiều nhất với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bởi dây thắt lưng chạy dài từ thắt lưng xuống hông, đùi và lòng bàn chân. Cho nên biểu hiện thường thấy là những cơn tê chân kéo dài, sau khi ngủ dậy hoặc đi lại trong thời gian dài.

thoat vi dia dem gay te chan
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân có thể là căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại ranh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh. Những cơn tê bì, mất cảm giác ở chân khiến học không thể di chuyển, ngồi lên đứng xuống như những người bình thường.

Ngoài ra việc tê chân xuất hiện nhiều lần trong ngày với cường độ và thời gian lâu sẽ dễ khiến dây thần kinh yếu dần và tính vận động cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Khi đó, các cơ chân cũng yếu dần, mất kiểm soát ở vị trí này, không tự điều chỉnh theo ý thức của mình, nguy cơ bại liệt, tàn phế là rất cao.

Nguyên nhân, triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do người bệnh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi đó các bao nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào các rễ thần kinh tại đây gây ra những cơn đau nhức, dai dẳng và vô cùng khó chịu.

Hầu hết bệnh nhân mắc căn bệnh đều do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trong đó như việc ngồi sai tư thế, ngồi lâu không di chuyển, tính chất công việc mang đồ nặng, vận động mạnh, những chấn thương hằng ngày do lao động, tập thể dục thể thao,…

Khi các nhân nhầy chèn ép quá lâu lên rễ thần kinh sẽ khiến cho các các tín hiệu truyền đi đến các chi chân ở dưới bị suy giảm gây tê chân. Thời gian càng lâu sẽ khiến mạch máu không được vận chuyển đến những bộ phận này, kéo dài càng lâu, tình trạng tê bì chân càng nặng hơn.

thoat vi dia dem gay te chan
Bị thoát vị đĩa đệm chính là nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân

Tùy vào vị trí mà các nhân nhầy chèn ép lên vùng nào của các rễ thần kinh mà người bệnh sẽ bị tê chân ở lòng bàn chân, các ngón chân, gót chân hay toàn bộ cẳng chân. Đặc biệt khi bị tê chân do thoát vị đĩa đệm, người bệnh gần như mất cảm giác không còn cảm giác bị đau.

Ngược lại vùng lưng, vị trí thoát vị sẽ đau nhói hơn rất nhiều, kèm theo cảm giác nhức nhối, khó chịu vô cùng. Một vài bệnh nhân bị tê chân còn lan đến tê tay. Trường hợp này cũng sẽ xảy ra khá nhiều, nhưng thường sẽ không xuất hiện cùng lúc mà tách riêng biệt.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm gây tê chân hiệu quả nhất

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tê chân cần sớm đến các bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Dựa Vào đó có phác đồ điều trị để tránh những ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cũng như khả năng vận động của bệnh nhân.

Hiện nay có nhiều cách để điều trị thoát vị đĩa đệm gây tình trạng tê chân. Đó là ứng dụng Tây y, những liệu pháp Đông y truyền thống, hoặc với mức độ nhẹ có thể áp dụng những mẹo dân gian. Mỗi hình thức và điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Chữa thoát vị đĩa đệm gây teo chân bằng Tây y

Chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân bằng Tây y được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Tây y bao gồm nhiều cách điều trị khác nhau như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc mổ thoát vị đĩa đệm. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây dùng cho những người ở thể nhẹ, giúp cải thiện nhanh những triệu chứng của bệnh. Mỗi thể trạng bệnh khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định kê đơn cho phù hợp nhất. Một số nhóm thuốc được kê phổ biến phải kể đến:

  • Thuốc giảm đau: Đây là nhóm thuốc thường được kê nhiều nhất. Thuốc giảm đau sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống dây thần kinh trung ương, giảm nhanh các cơn đau ở cột sống, thắt lưng, chân và những khu vực xung quanh. Paracetamol là loại phổ biến nhất hiện nay.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc Myonal, Mydocalm,… là hai loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ được bác sĩ kê nhiều nhất để giảm tình trạng co cứng cơ, đặc biệt là những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đau chân không đi lại được.
  • Thuốc chống viêm: Meloxicam, Diclofenac…là nhóm thuốc chống viêm được kê cho bệnh nhân để kiểm soát các tình trạng viêm nhiễm tại vị trí bao nhân xơ thoát ra chèn ép vào cột sống.
  • Một số loại Vitamin: Vitamin là loại thuốc tăng cường sức khỏe, tăng cường các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

Tất cả các loại thuốc trên nếu muốn sử dụng cần phải được sự chẩn đoán và kê đơn đúng liều lượng của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

thoat vi dia dem gay te chan
Thuốc Tây được kê nhiều nhất để điều trị cho các bệnh nhân

Vật lý trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân thường được khuyên sẽ ứng dụng thêm những bài tập vật lý trị liệu hằng ngày để tăng khả năng hồi phục nhanh hơn. Một số những liệu pháp vật lý trị liệu sẽ bao gồm:

  • Châm cứu, bấm huyệt: Hai hình thức này thì thiên về Đông y nhiều hơn nhưng vẫn được xếp vào nhóm vật lý trị liệu để mọi người áp dụng. Cả hai hình thức này đều tác động vào những huyệt đạo trên cơ thể người để đả thông kinh mạch, kích thích quá trình tuần hoàn và lưu thông máu. Bệnh nhân nên đến những cơ sở uy tín nhất để thăm khám và điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Kéo giãn cột sống: Hình thức này, bác sĩ sẽ tiến hành dùng máy kéo giãn cột sống để giải phóng những dây thần kinh bị chèn ép. Hình thức này sẽ giảm nhanh những triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra trong đó có biểu hiện tê bì tay chân.
  • Tập luyện Yoga: Yoga là bộ môn đặc biệt tốt đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và bệnh về xương khớp nói chung. Tập luyện thường xuyên không những cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe cơ thể dẻo dai, cải thiện chức năng vận động.
  • Massage, xoa bóp: Đây là hình thức có thể điều trị tại nhà hoặc đến những cơ sở y tế để thực hiện. Massage, xoa bóp giúp khí huyết lưu thông, đả thông kinh mach, tinh thần thoải mái, giảm tình trạng đau mỏi lưng tê bì tay chân hiệu quả.
thoat vi dia dem gay te chan
Các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ quá trình điều trị bệnh

Mổ thoát vị đĩa đệm bị tê chân

Tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm là hình thức điều trị cuối cùng chỉ được áp dụng khi tất cả những phương pháp khác không mang lại kết quả như mong muốn trong một thời gian dài. Mổ thoát vị sẽ chấm dứt cơn đau, kiểm soát các triệu chứng tốt nhất và hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp. Có nhiều cách để tiến hành mổ như sau:

  • Hình thức mổ mở thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ thực hiện sẽ tiến hành mổ một đường nhỏ tại vị trí thoát vị đĩa đệm, cắt hoặc điều chỉnh những bao nhân xơ thoát ra bên ngoài. Hình thức sẽ giúp bác sĩ sẽ đánh giá chính trạng sức khỏe của bệnh nhân để sau này có những phương án điều trị lâu dài để phòng tránh tái phát hiệu quả nhất.
  • Phẫu thuật nội soi: Người thực hiện sẽ cắt một đường rất nhỏ để để đưa ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ ở đâu. Toàn bộ hình ảnh, thao tác thực hiện loại bỏ vùng đĩa đệm thoát ra ngoài được ghi rõ trên màn hình máy tính.
  • Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Lúc này một đĩa đệm nhân tạo được đặt vào vị trí đĩa đệm cũ bị hỏng. Mục đích của hình thức này là ổn định cột sống và phục hồi khả năng vận động đến 90% như ban đầu.
  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Phương pháp này sau khi loại bỏ những đĩa đệm bị hỏng và tổn thương sẽ tiến hành hai đốt sống lại với nhau để ổn định toàn bộ cột sống. Việc hợp nhất hai đốt sống sẽ không ảnh hưởng gì đến mọi khả năng vận động, của con người, ngược lại còn giúp giảm tình trạng tê bì tay chân tốt hơn, trông thấy.
thoat vi dia dem gay te chan
Mổ thoát vị đĩa đệm là hình thức điều trị cuối cùng

Ứng dụng liệu pháp Đông y

Theo những ghi chép trong y học cổ truyền thoát vị đĩa đệm là do khí huyết lưu thông kém, những cơn đau xuất hiện lan đến nhiều bộ phận khác. Đông y điều trị bệnh sẽ có nhiều bài thuốc khác nhau, tùy vào từng thể bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân.

  • Bài thuốc 1: Dùng 30g hạt ý dĩ; 9g các vị thuốc gồm cam thảo dây, tần giao, hoàng bá, rễ cây cỏ xước; 12g xương truật. Các vị thuốc cần được rửa sạch trước khi cho vào ấm sắc thuốc cùng 4 bát nước lạnh. Mỗi ngày bạn sắc chia làm 3 lần và uống sau khi ăn để thấy hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Dùng 9g câu kỳ, tục đoạn, mộc qua, hải phong và thổ phục linh, tục đoạn; 3g mộc thông cùng 10g thục địa. Các vị thuốc cũng cần được sắc trên lửa nhỏ, cùng 4 bát nước nhỏ. Đến khi còn 1 bát thì chắt ra bát để nguội một chút rồi uống. Mỗi thang như thế sắc làm 2 – 3 lần để uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Dùng 9g tang ký sinh, rễ cây cỏ xước; 3g đỗ trọng và cao quy bản; 15g sơn thù, thục địa; 6g cao ban long. Các vị thuốc rửa sạch và sắc trên lửa nhỏ trong nhiều giờ cùng 1 lít nước. Khi nước còn khoảng ⅓ thì chắt ra bát và chia thành 2 lần để uống.

Điểm nổi bật nhất của Đông y chính là các bài thuốc thường không chỉ có một tác dụng mà ngoài việc điều trị chủ bệnh chính thì còn giúp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết,…

Tuy nhiên bệnh nhân cũng nên nhớ kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. Tránh tình trạng bỏ dở giữa chừng, bỏ liều, quên liều sẽ làm cho thuốc không phát huy được tác dụng như mong muốn.

thoat vi dia dem gay te chan
Bài thuốc Đông y có tác dụng tương đối tốt

Một số những bài thuốc Nam điều trị tại nhà

Ngoài Đông y và Tây y thì bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số những bài thuốc Nam dưới đây để giảm tình trạng tê bì tay chân do thoát vị đĩa đệm gây nên.

Lưu ý những bài thuốc này chỉ giúp kiểm soát tình trạng bệnh, thuyên giảm triệu chứng chứ không điều trị tận gốc, người bệnh không nên quá lạm dụng., Trong việc điều trị không mang lại kết quả cần sớm chuyển sang hình thức điều trị khác hiệu quả hơn.

  • Lá ngải cứu tươi: Ngải cứu là một thảo dược thuốc na rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp nói chung. Bạn chỉ cần dùng một nắm lá ngải cứu rửa sạch và giã nát cùng rượu trắng và thêm vài lá lốt nữa. Bạn chắt lấy nước cốt, đun nóng lên, rồi lấy một ít xoa bóp vào vị trí đau nhức, cơn đau sẽ cải thiện được đáng kể.
  • Lá mướp hương: Bạn lấy khoảng một nắm lá cây mướp hương và rửa thật sạch. Giã nát cùng muối, sau đó đắp hỗn hợp này trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Thực hiện hằng ngày để thấy những tác dụng tuyệt vời nhất.
  • Xương rồng rang cám: Bạn lấy một vài nhánh xương rồng ở vị trí gần gốc, chặt bỏ gai nhọn rồi giã nhuyễn cùng cám gạo và giấm ăn. Cho hỗn hợp trên đi rang nóng, săn lại. Chuẩn bị một ít lá chuối để đổ hỗn hợp lên trên, người cân đối vị trí đau để nằm lên đó. Đến khi xương rồng nguội thì dùng lại. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần đều được để thấy hiệu quả.
thoat vi dia dem gay te chan
Lá ngải cứu có thể giảm nhanh những cơn cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh và cách phòng tránh

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, khả năng vận động, đi lại của người bệnh, lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên chủ động trong việc điều trị cũng như phòng tránh qua những lưu ý sau:

  • Xây dựng một thói quen ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Cung cấp đủ cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe như Canxi, Vitamin D, Magie, Kali,…các thực phẩm chứa Omega3, các loại đậu, rau xanh, trái cây tươi, các loại sữa, nước ép hoa quả mọng,…
  • Tránh sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe hoặc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Trong đó phải kể đến như: Đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ, chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,…
  • Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống thì thiết lập thời gian hợp lý cũng rất quan trọng. Ăn uống đúng giờ, đúng bữa không tự ý bỏ bữa đặc biệt bữa sáng.
  • Không làm việc quá sức, mang vác đồ vật nặng, ngồi làm việc đúng tư thế kể cả nằm, ngồi, ngủ trong mọi hoạt động thường ngày.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, những bộ môn chuyên nghiệp hoặc những bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật.
  • Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo những nguyên tắc và phác đồ mà bác sĩ đã kê ra. Đặc biệt là các loại thuốc uống cần uống đúng theo chỉ dẫn. Trong trường hợp gặp bất thường, cần ngừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Trên đây là một số những chia sẻ về tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân thường gặp ở nhiều người. Hy vọng với những điều này này đã phần nào giúp bạn biết cách điều trị và phòng tránh một cách tốt nhất trong cuộc sống hiện nay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *