Thoát vị đĩa đệm khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các mẹ. Ngoài ra bệnh cũng cần sớm được điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất để phòng tránh cũng như điều trị bệnh lý hiệu quả nhất.
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có gây nguy hiểm hay không?
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, đặc biệt là bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh lý này làm cho người mang thai cảm thấy đau nhức cột sống, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, bệnh lý này khiến cho các chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt xuyên suốt thời kỳ mang bầu. Nếu không điều trị kịp thời, chị em có thể đối mặt với các cơn đau dữ dội.
Trong khi đó, các thai phụ không được sử dụng bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào trong thời gian này bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thực tế, có rất nhiều người phải gồng gánh cơn đau khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm lâu ngày không được chữa trị, dẫn đến biến chứng xấu như teo cơ, bại liệt.
Nguyên nhân, dấu hiệu thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến thai phụ. Vì thế bạn nên nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh này để thăm khám kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai do một số nguyên nhân chính sau gây nên:
- Do cân nặng tăng đột ngột, mất kiểm soát khi mang thai, quá trình tăng cân của người mẹ diễn ra rất nhanh, làm tăng áp lực lên cột sống nhất là ở phần lưng. Những thay đổi tức thời này gây ảnh hưởng trực tiếp lên phần đĩa đệm giữa hai đốt sống, tăng nguy cơ nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Khi mang thai, toàn bộ cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đều có sự thay đổi để thích nghi sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng đồi thời dây chằng bị kéo giãn và các cơ trở nên yếu dần. Từ đó, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.
- Việc mang thai ảnh hưởng lớn đến tư thế đứng của bà bầu, hầu hết các trường hợp bà bầu không thể đứng đúng cách vì tính đặc thù khi mang thai. Dẫn đến cấu trúc hệ xương bị si trong một thời gian dài dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng
Triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm là đau nhức, tê mỏi. Các cơn đau phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường các chị em bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gặp các triệu chứng phổ biến như:
- Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, các chị em phụ nữ luôn cảm thấy đau vai gáy một cách dữ dội, tê mỏi bàn tay, vùng vai, lan xuống cả cánh tay khiến bắp tay yếu hơn, cử động khó khăn.
- Đối với thoát vị đĩa đệm lưng, thai phụ đau dữ dội và âm ỉ ở vùng lưng kèm theo cảm giác tê bì như kim châm.
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa, thai phụ bị đau vùng lưng sau đó lan xuống hai bên hông, tê bì ở bắp chân, bàn chân, cẳng chân và cả ngón chân.
Chẩn đoán và các bước điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Khi có các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm, các thai phụ nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh nhất
Phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng đó là:
- Thăm khám tại chỗ: Bác sĩ tiến hành thăm khám trực tiếp, xem mức độ, quy mô vùng đau của bệnh nhân. Hỏi thăm trước khi mang thai người bệnh có tiền sử bị đau thoát vị đĩa đệm không?…
- Chụp X-Quang: Cho ra hình ảnh về cấu trúc xương, giúp bác sĩ đưa ra kết luận chuẩn xác về vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
Mẹo dân gian điều trị thoát vị tại nhà
Theo như thống kê có đến 80% thai phụ trong thời gian mang thai không sử dụng thuốc, phải cố chịu đựng những cơn đau dữ dội. Vì thế mà điều trị bằng phương pháp dân gian được rất nhiều người sử dụng. Bởi phương pháp dễ làm đem lại hiệu quả cao. Thế nhưng trong trường hợp bệnh lý trở nặng, người bệnh cần có sự điều chỉnh về phương pháp điều trị. Lúc này những mẹo dân gian có thể sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Dùng lá ngải cứu
Ngải cứu thuộc nhóm dược liệu có tính cay, tính ấm, trong ngải cứu có hợp chất flavonoid tốt cho việc kháng khuẩn, kháng viêm phù hợp chữa các bệnh liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: Ngải cứu( tươi, già) và muối
Thực hiện và sử dụng:
- Đem ngải cứu rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn rồi đem đi giã nát.
- Trong lúc giã bỏ thêm vài hạt muối vào giã cùng, sau đó cho lên bếp sao vàng cho đến khi mùi ngải thơm là được.
- Bọc hỗn hợp vào miếng vải mỏng chờ cho nguột chút thì chườm lên vùng đau nhức.
- Nên thực hiện đều đặn vào mỗi tối để mang lại giấc ngủ ngon cho người bệnh.
- Thực hiện đều đặn trong vòng 10 ngày cơ đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Tham khảo các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:
Dùng xương rồng và muối
Xương rồng và muối là bài thuốc mẹo dân gian được nhiều người bệnh tin dùng và áp dụng bởi công dụng hiệu quả, cách làm đơn giản và nguyên liệu dễ kiếm.
Nguyên liệu: 2 – 3 nhánh xương rồng và 10g muối hạt trắng.
Thực hiện và sử dụng:
- Gọt sạch gai và vỏ xương rồng, sau đó rửa sạch với nước.
- Sau đó mang phần thịt của xương rồng đem đi giã dập cho thêm muối vào.
- Lấy khăn mỏng bọc lại rồi đắp lên vùng bị đau.
- Sử dụng đều đặn 20 ngày sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc này.
Tham khảo cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà với xương rồng:
Bài thuốc đông y chữa thoát vị hiệu quả
Điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai bằng đông y là biện pháp được tin dùng hiện nay và mang đến nhiều hiệu hiệu quả trong chữa trị. Chủ yếu tận dụng các bài thuốc chiết xuất từ thảo dược, hoàn toàn phù hợp với các bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân cũng nên lưu ý cần sử dụng trong một thời gian dài, liên tục kiên trì thì mới thấy hiệu quả như mong muốn.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Phòng phong, địa đàng, ý dĩ nhân, hoàng bá, tần giao, rễ cỏ xước, quế chi và uy linh tiên. Mỗi loại thuốc tá dược vừa đủ từ 8 – 12g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch các dược liệu trên rồi sắc với 6 bát nước, đun nhỏ lửa từ 30 đến 40 phút.
- Đổ ra cốc để nguội rồi sử dụng.
- Sử dụng đều đặn một tháng sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: 300g rễ cây ngưu tất, 20g đỗ trọng và hạt ý dĩ, 16g lá lốt.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc với 4 bát nước, đun sôi trong khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Đổ ra cốc để nguội rồi uống, nên uống 3 lần/ ngày.
- Sử dụng đều đặn trong 4 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Tây y chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Đến 80% chị em phụ nữ khi mang thai không sử dụng thuốc tây vì sợ tác dụng phụ của nó ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân phải sử dụng thuốc tây vì tình trạng bệnh trở nặng, bắt buộc phải sử dụng. Khuyến cáo các thai phụ, khi sử dụng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự tiện uống thuốc, tránh tình trạng nguy hiểm xảy ra.
Thuốc Tây
Thuốc Tây được rất ít thai phụ sử dụng bởi tác dụng phụ của nó, tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách thuốc tây được ưu tiên hàng đầu. Trước khi sử dụng thuốc tây người bệnh phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc tiêm màng cứng: Đây là biện pháp tiêm thuốc vào khoang chứa màng cứng, thuốc ngấm trực tiếp và rễ thần kinh bị chèn ép mang lại hiệu quả giảm đau và chống viêm hiệu quả. Khi áp dụng biện pháp này bác sĩ sẽ dùng biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự phơi nhiễm bức xạ cho thai nhi.
- Thuốc mỡ Fastum gel: Với thành phần chính của thuốc là ketoprofen có tác dụng chống viêm không steroid, ngừa đau, giảm đau, giảm viêm. Thai phụ nên thoa một lớp mỏng quanh vùng bị đau cho đến khi khô hẳn.
- Ngoài ra còn một số loại thuốc khác chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai như: Paracetamol, Aspirin, vitamin B1, vitamin B6 và B12 nhưng tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ kê thuốc cho phù hợp với cơ địa từng người.
Vật lý trị liệu
Nếu bị thoát vị đĩa đệm, thai phụ có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị. Áp dụng các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Luyện tập thể dục thường xuyên hỗ trợ chức năng đầu, cổ, thắt lưng, giảm áp lực lên cột sống. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh của mình, tuyệt đối không tự tiện áp dụng các bài tập khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phẫu thuật
Thời kỳ mang thai là thời kì rất nhạy cảm nên việc áp dụng phương pháp phẫu thuật cần hết sức cẩn thận. Vì việc điều trị không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phải thật cân nhắc trong việc có quyết định phẫu thuật hay không.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai chị em cần lưu ý một số điều sau đây:
- Kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức phù hợp, tránh tình trạng tăng cân quá mức, không kiểm soát được.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi bộ và tập yoga mỗi ngày nên dành 30 phút để luyện tập, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, ngăn ngừa tình trạng bị đau lưng hoặc đau vùng chậu. Không nên tập luyện những bài tập mạnh, quá sức, khiến cơ thể mệt phải thở nhanh.
- Chú ý các hoạt động động đi lại, vận động, tránh ngồi và đứng sai tư thế, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột ảnh hưởng đến vùng cột sống thắt lưng.
- Thai phụ nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang trái khi ngủ, nên dùng gối ốm để nâng đỡ phần bụng.
- Buổi tối trước khi ngủ nên massage vùng thắt lưng khoảng 10 phút để giảm đau nhức, thư giãn. Động tác này cực kì tốt cho thai nhi và mẹ.
- Thăm khám định kỳ đúng hẹn để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng phát triển của thai nhi. Cũng như để kiểm tra xem có dấu hiệu gì bất thường không.
Như vậy, ngay khi có dấu hiệu nào bất thường liên quan đến cột sống, thai phụ cần đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế, không lơ là chủ quan. Việc phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai càng sớm sẽ có cơ hội điều trị dứt điểm cao hơn, đặc biệt là an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!