Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Top các thực phẩm cần bổ sung

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Đây là câu hỏi cần được giải đáp của đa số bệnh nhân. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng không những giúp người bệnh nhanh hồi phục mà còn giúp thải độc cơ thể và phòng tránh các tác dụng phụ không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về một số nhóm chất nên dùng trong quá trình điều trị.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Cùng tìm hiểu top những thực phẩm nên bổ sung cho cơ thể:

thoat vi dia dem nen an gi
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm chứa canxi nguyên tố

Nếu còn băn khoăn thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì hãy nghĩ ngay đến việc sử dụng các món ăn chứa nhiều nguyên tố canxi. Đây được xem là khoáng chất đứng đầu trong tác dụng tái tạo tế bào xương và cải thiện chất lượng xương khớp. Bên cạnh đó, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế đông máu và hoạt động của bộ máy thần kinh trung ương.

Cung cấp canxi với hàm lượng đầy đủ hàng ngày là cách giúp hệ xương khớp chắc khỏe và phát triển. Ngoài ra còn hỗ trợ và cải thiện phạm vi vận động, đặc biệt với các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Các nghiên cứu thực tế đã cho thấy, canxi làm ức chế quá trình thoái hóa xương khớp, khiến mức độ tổn thương giảm, từ đó những triệu chứng như đau sốt hoặc viêm sẽ không còn xuất hiện nhiều nữa.

thoat vi dia dem nen an gi
Bổ sung canxi nguyên tố đúng cách

Thực phẩm chứa nguyên tố vi lượng canxi thường được sử dụng như: Sữa tươi, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, rau xanh, các loại đậu, hải sản, động vật giáp xác,…Ngoài việc cung cấp trực tiếp từ thức ăn, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ, việc làm này sẽ giúp kiểm soát hàm lượng cũng như hấp thu tốt hơn.

Đối với các bệnh nhân còn nhỏ tuổi hoặc đối tượng người lớn, có thể chỉ cần cung cấp từ đồ ăn. Đối với các bệnh nhân cao tuổi, nên sử dụng ở dạng kết hợp để đưa được liều lượng phù hợp nhất vào cơ thể.

Cần lưu ý, các bệnh nhân có tiền tử cao huyết áp và sử dụng thuốc nhóm chẹn kênh canxi, không khuyến cáo sử dụng cùng lúc bởi sẽ giảm hiệu quả và có thể gây lắng đọng.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là chất được khuyên dùng ngay từ khi còn nhỏ, bởi đây được xem là chất thúc đẩy sự phát triển của xương khớp và tránh các nguy cơ mắc bệnh. Đối với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, nên dùng vitamin này dưới dạng nhỏ giọt hoặc viên nang sẽ có hiệu quả hấp thu tốt hơn.

Sự kết hợp giữa vitamin D và canxi thường được thấy trong các dòng sản phẩm hỗ trợ, việc làm này giúp bệnh nhân tăng khả năng nhận canxi và chuyển hóa chúng trong tế bào, tránh hiện tượng lắng đọng hoặc gây sỏi.

Một số thực phẩm có thể dùng trong chế độ ăn như: Ngũ cốc, dầu gan cá, các loại nấm,…Tuy nhiên vitamin D nên được cung cấp từ các dòng hỗ trợ bởi đây là loại chất tan trong dầu.

Sử dụng lượng vitamin D theo khuyến cáo hàng ngày sẽ giúp cải thiện được sức khỏe cũng như hỗ trợ giảm triệu chứng đau trong thoát vị đĩa đệm. Với các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh, nên sử dụng để phòng ngừa từ sớm.

thoat vi dia dem nen an gi
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin D cũng rất tốt

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? – Protein

Protein là một trong 5 nhóm chất cần thiết phải có trong mỗi khẩu phần ăn. Sử dụng hàng ngày không những cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp hình thành các khối cơ.

Việc tạo khối cơ đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, các tổ chức này hỗ trợ hệ xương khớp nâng đỡ cơ thể và tránh các nguy cơ chấn thương. Bên cạnh đó, khi các khối cơ được hình thành lượng testosterone nội sinh sẽ xuất hiện nhiều hơn, giúp mang lại sức khỏe toàn diện.

Protein có thể được cung cấp từ hai nguồn là thực vật và động vật, bao gồm:

  • Protein thực vật: Các loại hạt (hạt điều, óc chó, macca,…), nấm (kim châm, hương,…), quả bơ, súp lơ xanh…
  • Protein động vật: Nên dùng các protein từ nguồn thịt trắng là ức gà, tôm, cua, hàu, mực, cá hồi…Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, lợn, dê…) bởi có chứa thêm các thành phần chất béo và cholesterol cao, có thể dẫn tới gout nếu thường xuyên ăn.
thoat vi dia dem nen an gi
Protein từ một số loại hải sản

Cung cấp thêm chất xơ

Chất xơ được cung cấp từ các nguồn thực vật là chủ yếu, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và chuyển hóa cho cơ thể. Đây là những chất có cấu tạo sợi và được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng hàng ngày.

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, cung cấp đầy đủ các nhóm chất là điều cần thiết. Việc kết hợp protein và nhóm chất xơ giúp tăng khẩu vị và tạo cảm giác ngon miệng hơn, như vậy sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy vui vẻ và quên đi những biểu hiện khó chịu của bệnh.

Ngoài ra, sử dụng chất xơ hàng ngày sẽ giúp kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên hệ xương khớp. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm: Cà rốt, trái bơ, yến mạch, bưởi, bông cải xanh, lê…bệnh nhân có thể tự lên thực đơn để sử dụng hợp lý.

thoat vi dia dem nen an gi
Nhón rau củ giàu chất xơ

Thực phẩm chứa omega 3

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm chứa omega 3 là nhóm thực phẩm được khuyến cáo sử dụng hàng ngày để hỗ trợ bệnh nhân. Bởi chất này có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Omega 3 có cấu trúc của một chất béo, có thể len lỏi vào các tổ chức xương khớp để tạo nên tác dụng vượt trội. Đặc biệt là khi bệnh nhân bị thoát vị, các khớp cần chất bôi trơn để giảm ma sát và chèn ép hệ thần kinh thì nên uống dạng thực phẩm hỗ trợ.

Một số thực phẩm chứa nhiều omega 3 là: Cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá cơm, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt chia, óc chó, hạt lanh….bệnh nhân có thể lựa chọn để sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần sẽ giúp xoa dịu các triệu chứng bệnh liên quan.

Omega 3 còn được sử dụng đối với các bệnh nhân bị thoái hóa võng mạc, giúp sáng mắt và chống lão hóa rất tốt.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc căn chỉnh chế độ ăn hàng ngày cho phù hợp, bệnh nhân còn phải quan tâm đến các chất “kiêng kị” không nên dùng khi đang điều trị thoát vị đĩa đệm. Đây cũng là cách giúp bệnh nhanh khỏi và tăng khả năng hồi phục nếu phải thực hiện phẫu thuật.

Nhóm thịt đỏ

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì? Nhóm thịt đỏ đứng Top 1 trong các thực phẩm cần tránh. Tuy có chứa nhiều protein và cung cấp năng lượng khá lớn cho cơ thể nhưng khi dùng nhiều bệnh nhân sẽ có nguy cơ lắng đọng tinh thể uric và gây ra các bệnh lý khác. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này còn giảm tốc độ chuyển hóa và thải trừ, dẫn đến tình trạng các cơ quan phải làm việc nhiều hơn.

Một số thực phẩm thuộc nhóm này thường gặp như: Thịt bò, thịt dê, thịt lợn,….

Món ăn nhiều chất béo

Chất béo là thành phần quan trọng trong cấu trúc tế bào cơ thể người, hàng ngày vẫn được khuyến cáo sử dụng với hàm lượng thích hợp. Việc sử dụng quá nhiều nhóm chất này khiến cơ thể phải tiếp nhận một nguồn năng lượng lớn và hoàn toàn không tốt với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ, sống lưng.

Bản thân người bệnh sẽ không có khả năng vận động mạnh và tiêu hao năng lượng ở mức thấp, như vậy năng lượng cung cấp sẽ không được sử dụng và tích trữ thành các dạng mỡ tạng. Nếu có thói quen sử dụng, bệnh nhân nên từ bỏ ngay để tránh gây béo phì và tạo áp lực lên hệ xương khớp.

Một số thực phẩm thường gặp thuộc nhóm nhiều chất béo bao gồm: Đồ ăn nhanh, KFC, đồ hộp đóng sẵn, mỡ và nội tạng động vật…

thoat vi dia dem nen an gi
Nên tránh dùng thức ăn nhanh

Thực phẩm chứa đường fructose và hợp chất purin

Thực phẩm chứa đường fructose và hợp chất purin bao gồm: Nội tạng động vật, các loại quả sống (cà muối, dưa muối). Đây được xem là các chất trung gian kích thích các phản ứng viêm diễn ra và khiến cơn đau dữ dội hơn. Do vậy, nếu không bệnh thêm nặng, bệnh nhân nên tránh sử dụng trong thời gian điều trị.

Một số nhóm thực phẩm khác nên căn chỉnh liều lượng phù hợp do có nguy cơ tác động xấu đến bệnh như:

  • Tinh bột được chế biến như: Mì ống, mì trắng, sữa nguyên kem,…
  • Thực phẩm có nhiều gia vị, đặc biệt là các đồ mặn và cay nóng.
  • Chất kích thích như bia, rượu, nước chè, đồ uống có cồn, gas,…

Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn trong thời gian điều trị

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên thực hiện các lưu ý trong chế độ ăn uống như sau để đảm đáp ứng được tốt nhất:

  • Lên thực đơn theo tuần để thực hiện, như vậy bệnh nhân sẽ tránh được việc quên sử dụng.
  • Kiểm soát hàm lượng các chất/thực phẩm theo khuyến cáo trong mỗi bữa ăn.
  • Thực hiện nghiêm ngặt theo chế độ, đặc biệt lưu ý các nhóm chất tác động xấu đến bệnh.
  • Nấu các món ăn theo khẩu vị cho phù hợp, tốt nhất nên chế biến thành dạng luộc/hấp/xào.
  • Với các vitamin tan trong dầu, nên chế biến thành các món xào với dầu thực vật để tăng khả năng hấp thu.
  • Cố gắng cung cấp đầy đủ nước hàng ngày để tăng đào thải, có thể sử dụng các dạng nước (râu ngô, đậu đen) kèm theo.
  • Bệnh nhân có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mục đích để giảm gánh nặng trên đường tiêu hóa và cung cấp năng lượng được hợp lý hơn.
  • Nên lựa chọn các thực phẩm tươi mới để sử dụng, các món ăn để lâu ngày hoặc bỏ tủ lạnh không nên sử dụng tiếp.
  • Khi có dấu hiệu dị ứng với các nhóm thực phẩm đặc biệt là hải sản, mặc dù được khuyên dùng nhưng cũng nên dừng sử dụng để tránh tích tụ histamin.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, điều trị thoát vị đĩa đệm với liệu trình nam dược Cốt vương thần hiệu thang, hãy liên hệ ngay:

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương Đông, Tây y, người bệnh…

Xem chi tiết

Với sự kết hợp điều trị chuyên khoa và thực hiện bài tập vật lý trị liệu đặc biệt, người bị thoát vị đĩa đệm có thể chữa trị thành công căn bệnh xương khớp…

Xem chi tiết

Người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm để điều trị hay không? Liệu mổ xong có bị lại hay xuất hiện biến chứng nào không? Đó đều là những thắc mắc được nhiều…

Xem chi tiết

Hiện nay nhiều bệnh nhân lựa chọn mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108, đây là địa chỉ uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, chuyên môn đi…

Xem chi tiết

Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ yêu cầu khi thực hiện thăm khám tại bệnh viện. Hình ảnh chụp thu được sẽ giúp…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sở dĩ có câu hỏi này là bởi khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy đau…

Xem chi tiết

Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nơi sao lưu tất cả những thông tin quan trọng về cá nhân và bệnh lý của bệnh nhân nhằm phục vụ quá trình…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một biểu hiện thường thấy ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh hiện nay. tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động đi lại,…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *