Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm ngày càng xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Trong đó, đối tượng mắc bệnh có thể là người cao tuổi hoặc người đã từng chấn thương do thường xuyên phải vận động. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, đối với mỗi căn nguyên nên có một biện pháp điều trị phù hợp thì mới mang lại hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm trung tâm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm xuất hiện khi bao xơ bị tổn thương gây rách, từ đó khối nhân nhầy bên trong chảy ra và chèn ép lên hệ thống thần kinh xung quanh các đốt sống. Cũng bởi vậy mà các đĩa đệm bị biến dạng, có xu hướng lồi ra và dẫn tới tình trạng dị cảm, tê nhức chân tay.

thoat vi dia dem the trung tam
Thoát vị đĩa đệm trung tâmlà một căn bệnh nguy hiểm với người bệnh

Hiện tại, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm được chia thành 3 dạng chính, đó là:

  • Thể cân đối: Vị trí thoát vị nằm giữa hai đốt sống, gây chèn ép lên ống sống và tủy sống. Đặc biệt, thể này không chèn ép lên khu vực rễ thần kinh.
  • Thể lệch bên trái: Vị trí thoát vị lệch về phía bên trái so với khu vực trung tâm, gây chèn ép lên rễ thần kinh.
  • Thể lệch bên phải: Vị trí thoát vị lệch về phía bên phải so với trung tâm, có chèn ép thần kinh và gây đau dữ dội.

Bệnh nhân bị bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều di chứng khó lường. Trong đó có thể kể đến:

  • Thiểu năng hệ thống tuần hoàn: Thoát vị dẫn đến tình trạng hệ thống mạch máu bị chèn ép, không thể di động đến các bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt là não - khu vực cao nhất và ngược dòng chảy. Do vậy bệnh nhân có thể bị thiếu máu lên não, đồng thời xuất hiện choáng váng hoặc thiếu nhận thức.
  • Teo cơ: Tình trạng teo cơ có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị chèn ép mạch máu quá lâu, dẫn đến cơ bắp không được nuôi dưỡng và “chết dần”. Biến chứng này khiến bệnh nhân phải nằm tại chỗ nhiều và lâu dần mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Hội chứng biểu hiện chùm đuôi ngựa: Đây là tình trạng gây khó chịu cho bệnh nhân. Thường xuất hiện khi người bệnh có tiên lượng xấu ngay từ đầu.
  • Cong vẹo phần cột sống: Những bệnh nhân lệch đĩa đệm về một trong hai phía (trái, phải) có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng này.
  • Tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, bệnh nhân phải đối diện với nguy cơ mất hoàn toàn cảm giác và khả năng vận động suốt quãng đời còn lại.

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm có thể xuất hiện bất cứ khi nào, do vậy để tránh làm xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên thực hiện thăm khám và có quá trình điều trị tích cực thường xuyên.

Nguyên nhân, triệu chứng thoát vị đĩa đệm trung tâm

Dựa vào triệu chứng và các xét nghiệm liên quan để xác định nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết trước khi thực hiện điều trị chuyên sâu. Sau đó, người bệnh sẽ trao đổi với bác sĩ và tìm ra hướng điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh có thể kể đến:

  • Chấn thương trong vận động: Với những bệnh nhân phải thường xuyên vận động mạnh hoặc đặc thù công việc là phải mang vác những đồ nặng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Người bệnh sẽ có biểu hiện triệu chứng đột ngột, kèm theo đau dữ dội và tiến triển bệnh nhanh.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Đối tượng có thói quen trong sinh hoạt không khoa học, đặc biệt là liên quan đến tư thế ngồi và nằm bị lệch sẽ khiến bệnh tiến triển rất nhanh.
  • Độ tuổi: Tình trạng bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn, do chức năng xương khớp có phần bị suy giảm theo thời gian. Do vậy, đối tượng này cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe xương khớp, thăm khám thường xuyên để phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý xương khớp khác: Các bệnh lý thoái hóa, viêm hoặc gai đốt sống là tiền đề làm xuất hiện thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.
  • Các nguyên nhân không điển hình: Di truyền/bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trọng lượng cơ thể lớn,...cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng

Những triệu chứng thường gặp của bệnh như sau:

  • Đau nhức tại chỗ và lan tỏa ra mô mềm xung quanh. Cơn đau thay đổi thất thường khiến người bệnh khó chịu.
  • Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cầm nắm hoặc vận động chân tay cần lực.
  • Người bệnh bị hạn chế vận động toàn thân và biên độ di chuyển giảm nhanh.
  • Có thể kèm theo biểu hiện mất ngủ do các tình trạng dị cảm.
  • Cảm giác tê bì chân tay do dòng máu không được lưu thông...

Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất và khám chữa bệnh để tránh các biến chứng về sau.

thoat vi dia dem the trung tam
Đau là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Chẩn đoán và các bước điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao, trước tiên bác sĩ phải thực hiện chẩn đoán chính xác. Sau đó đưa ra chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thể trung tâm được thực hiện như sau:

Thăm khám tại chỗ

Bệnh nhân sẽ được thăm khám tại chỗ qua biểu hiện đau, sưng phù và biểu hiện chèn ép thần kinh liên quan. Bác sĩ sẽ ấn vào vùng tổn thương và đánh giá khả năng phục hồi sau đó. Lúc này, người bệnh cũng nên chủ động trao đổi về triệu chứng bệnh và tiền sử liên quan để nhân viên y tế bước đầu hoàn thiện hồ sơ bệnh án.

Đánh giá biên độ vận động

Tiếp theo đó, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số động tác để đánh giá biên độ và khả năng vận động hiện tại. Các bài tập này đã được thiết kế sẵn và được bộ y tế thông qua trong quy trình thăm khám, đảm bảo hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Chụp x - quang, cắt lớp CT

Sau quá trình thăm khám tại chỗ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện chụp x - quang/ chụp CT để xác định nơi thoát vị và mức độ tổn thương. Đây cũng là bằng chứng xác thực nhất để kết luận về bệnh.

Sau khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ nên điều phối để bệnh nhân được điều trị sớm. Bệnh nhân có thể không cần điều trị tại viện hoặc cần thực hiện ngoại khoa cũng tùy vào tiên lượng ban đầu.

thoat vi dia dem the trung tam
Chẩn đoán bệnh chính xác là điều kiện cần cho điều trị hiệu quả

Mẹo dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Mẹo dân gian điều trị bệnh được thực hiện tại nhà, có tác dụng giảm đau và sưng nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả này mang tính chất tức thời và giải quyết triệu chứng mà không đi sâu vào căn nguyên, do vậy cần kết hợp với các dòng thuốc khác trong điều trị.

Xương rồng

Thành phần: Xương rồng 1 cây.

Thực hiện và sử dụng:

  • Xương rồng rửa sạch lớp bụi bên ngoài, cắt bỏ gai và mang đi nướng trực tiếp trên bếp.
  • Sau khi nướng xong, cắt dọc thành hai phần và đắp trực tiếp lên khu vực bị thoát vị.

Chìa vôi và muối

Thành phần: Chìa vôi 200g, muối trắng 100g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Chìa vôi rửa sạch sau đó vò nát.
  • Cho chìa vôi vào chảo nóng, thêm muối và tiến hành rang khô.
  • Thực hiện như vậy cho tới khi hỗn hợp nóng thì cho vào tấm vải gạc.
  • Chườm trực tiếp lên nơi bị thoát vị để giảm đau.

Dứa gai và rượu

Thành phần: Dứa gai 1 quả, rượu 100ml.

Thực hiện và sử dụng:

  • Dứa gai sơ chế, gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó dùng thìa nạo sạch phần cuống bên trong.
  • Cho rượu đã chuẩn bị vào, nướng trực tiếp trên lửa than khoảng 15 phút.
  • Nghiền nhỏ hỗn hợp, cho vào túi và tiến hành chườm tại nơi bị thoát vị.

Điều trị theo Tây y hiệu quả nhanh

Điều trị Tây y thường được chỉ định cho bệnh nhân trong giai đoạn nặng hoặc có di chứng xuất hiện. Các biện pháp này cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên thường gây tác dụng phụ và gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp Tây y nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.

Thuốc Tây

Các dạng thuốc Tây dùng điều trị thoát vị thể trung tâm bao gồm:

thoat vi dia dem the trung tam
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị phù hợp với thể trạng vừa đến nặng

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, celebid, difelene, panadol extra...dùng để giảm triệu chứng đau nhức khó chịu cho bệnh nhân. Trường hợp người bệnh không dùng được đường uống thì phải tiêm.
  • Thuốc kháng viêm: Methylprednisolone, hydrocortisone, betamethasone...dùng để giảm triệu chứng phù hợp và sưng viêm tại chỗ của bệnh nhân. Có thể dùng cả dạng uống và gel bôi ngoài da đều mang lại hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ vân: Decontragen là thuốc thường được dùng, có tác dụng giảm co thắt cơ vân, dẫn tới tăng dẫn truyền dòng máu và giảm căng cơ cho người bệnh.
  • Thuốc an thần: Có tác dụng điều trị triệu chứng mất ngủ, loạn thần của bệnh nhân. Đặc biệt là tình trạng đau mạn tính và mất ngủ kéo dài. Thường dùng hoạt chất diazepam với hàm lượng chỉ định phù hợp.
  • Thuốc methotrexate: Dùng đặc trị cho thoát vị đĩa đệm thể trung tâm. Bệnh nhân nên uống theo liều được chỉ định để đảm bảo hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu được sử dụng kèm với điều trị nội khoa và ngoại khoa, với mục đích là tăng cường vận động và hỗ trợ di chuyển cho bệnh nhân. Quá trình này nên được hướng dẫn và giám sát bởi nhân viên y tế để giảm nguy cơ gặp chấn thương.

Một số biện pháp vật lý trị liệu như:Massage, dùng sóng cao tần, bài tập nâng cơ và giãn cơ...

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, chấm dứt ngay những tình trạng cấp tính của người bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật.

thoat vi dia dem the trung tam
Phẫu thuật là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao

Mục tiêu của quá trình thực hiện ngoại khoa là giúp bệnh nhân loại bỏ tổ chức nhân nhầy, cải thiện chức năng vận động và bảo vệ sợi thần kinh cơ. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện tình trạng tái lại và biến chứng sau phẫu thuật, do vậy bác sĩ thực hiện phải thận trọng khi chỉ định. Một số biện pháp phẫu thuật như: Mổ nội soi, dùng robot,...

Ngoài ra có thể thực hiện một số biện pháp bảo tồn như: Dùng tia laser, sóng radio hoặc tế bào gốc để điều trị với những bệnh nhân mới phát bệnh.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Để phòng ngừa và cũng như hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, người bệnh nên thực hiện:

  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho hệ xương phát triển.
  • Thực hiện tư thế làm việc và ngủ đúng tránh nguy cơ tiến triển bệnh.
  • Hạn chế thực hiện những công việc nặng thường xuyên, tránh việc bị quá sức.
  • Thực hiện nghỉ ngơi sau giờ làm để lấy năng lượng cho những buổi tiếp theo.
  • Uống nước đầy đủ, đảm bảo chức năng chuyển hóa và thải trừ của cơ thể.
  • Tham gia các lớp học thể chất để nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng.
  • Tập luyện thể lực theo mức độ và giai đoạn, không nên thực hiện những bài tập khó ngay từ ban đầu, dễ làm xuất hiện thương tổn.
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên để xác định nguy cơ mắc bệnh sớm.
  • Phân biệt thể trạng với bệnh lý xương khớp khác để có phương hướng điều trị đúng.
  • Trao đổi với thầy thuốc khi có băn khoăn về bệnh hoặc có những dấu hiệu bất thường.

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là căn bệnh nguy hiểm, gây cảm giác khó chịu và để lại nhiều biến chứng. Để tránh dẫn tới những kết quả này, người có nguy cơ mắc bệnh nên thực hiện biện pháp phòng ngừa và tuân thủ tất cả những yêu cầu của nhân viên y tế khi điều trị.

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp bệnh nhân có mức độ đau từ vừa đến nặng và đã bắt đầu xuất hiện biến chứng liên…

Xem chi tiết

Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ yêu cầu khi thực hiện thăm khám tại bệnh viện. Hình ảnh chụp thu được sẽ giúp…

Xem chi tiết

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là một nhánh nhỏ thuộc các phương pháp điều trị bằng Đông y, hiện đang được nhiều bệnh nhân áp dụng và đạt được tỉ lệ đáp ứng…

Xem chi tiết

Massage thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị liệu hữu ích; giúp người bệnh giảm cảm giác đau, tê bì chi và kéo giãn cơ xương khớp để lưu thông mạch máu toàn thân.…

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào, đau ở vị trí nào và còn xuất hiện dấu hiệu nào nữa hay không? Đó đều là những thắc mắc của khá nhiều người khi gặp…

Xem chi tiết

Bệnh viện Quân y 103 trực thuộc Học viện Quân Y của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Đây luôn là cơ sở khám chữa bệnh uy tín, được đánh giá cao và là lựa chọn…

Xem chi tiết

Câu hỏi “bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không” là vấn đề được nhiều cặp đôi quan tâm khi không may một trong hai người mắc bệnh. Những trở ngại và cơn…

Xem chi tiết

Bài tập gai cột sống chính là một trong những hình thức điều trị bằng vật lý trị liệu được các bác sĩ, chuyên gia xương khớp khuyên bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày.…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn