Thuốc Đau Đầu Paracetamol: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Một trong những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất để cải thiện tình trạng đau nhức đầu, cảm cúm, sốt,… là thuốc đau đầu Paracetamol. Đối với bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên nắm rõ tác dụng, liều lượng, cách dùng và lưu ý để quá trình sử dụng đạt hiệu quả như mong đợi. Trong chủ đề lần này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn “tất tần tật” thông tin thú vị về loại thuốc này.

thuoc dau dau paracetamol
Thuốc đau đầu Paracetamol là loại thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay

Tổng quan về thuốc đau đầu Paracetamol

Vì một số lý do nào đó, nhiều người gặp phải tình trạng đau răng, đau đầu, sốt, đau cơ,… Có rất nhiều phương pháp điều trị để cải thiện hiệu quả tình trạng trên, trong đó nhiều người bệnh đã ưu ái lựa chọn thuốc đau đầu Paracetamol làm giải pháp điều trị.

Để cho ra kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần nằm lòng các thông tin về thuốc như: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng thích hợp cũng như các lưu ý trong quá trình sử dụng,… Tham khảo những nội dung được chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin về thuốc đau đầu Paracetamol:

Bạn biết gì về thuốc đau đầu Paracetamol?

Thuốc đau đầu Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen, loại thuốc này không kê đơn và thường được nhiều người sử dụng để làm thuyên giảm tình trạng đau đầu sốt, đau nửa đầu. Có thể nói, tác dụng của loại thuốc này không giống với các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDS. Bởi Paracetamol không có hoạt tính kháng viêm và không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá trong quá trình sử dụng.

Những trường hợp có thể sử dụng thuốc để cải thiện: Đau lưng, đau đầu, đau cơ, đau răng,… Các đối tượng như trẻ em, phụ nữ đang trong quá trình mang thai, người lớn tuổi, người trưởng thành đều thích hợp sử dụng loại thuốc này.

Không phải bất kỳ loại thuốc Tây nào cũng đều tốt cho sức khoẻ, thuốc Paracetamol cũng vậy. Nếu không sử dụng đúng cách hoặc quá liều, sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ liều lượng cũng như cách dùng để tránh xảy ra tình trạng xấu.

thuoc dau dau paracetamol
Thuốc đau đầu Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen

“Điểm danh” các tác dụng chính của Paracetamol

Nhiều người khi sử dụng Paracetamol trong suốt thời gian dài sẽ thấy bệnh có sử chuyển biến tích cực, nhờ một số tác dụng chính của thuốc dưới đây:

  • Tình trạng đau nửa đầu, đau nhức dữ dội toàn bộ vùng đầu, do căng thẳng gây ra tình trạng đau đầu ù tai, đau họng, đau răng, đau lưng do đang trong chu kỳ kinh nguyệt,… sẽ được cải thiện hiệu quả khi sử dụng Paracetamol.
  • Đau vùng thắt lưng, đau vùng cơ bắp, cứng khớp, sưng khớp, đau chân, đau do bong gân sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
  • Với những người bị viêm khớp nhẹ, có thể dùng Paracetamol để cải thiện. Nhưng với những người bị viêm và sưng căn bản thì nên dùng các phương pháp điều trị khác tốt hơn.
  • Các triệu chứng sốt và cảm lạnh sẽ được giảm đi một cách rõ rệt.

Thuốc đau đầu Paracetamol gồm có những dạng bào chế nào?

Ngày nay, Paracetamol được bào chế thành 3 dạng chính: Dạng uống, dạng viêm đặt và dạng tiêm tĩnh mạch. Từng dạng sẽ có hàm lượng sử dụng khác nhau. Người bệnh nên kiểm tra kỹ tình trạng bệnh của mình để lựa chọn và sử dụng với liều lượng thích hợp. Đặc điểm cụ thể của từng dạng như sau:

Đối với dạng uống

Ở dạng uống gồm có các loại sau:

  • Viên sủi gồm có hai loại:  Efferalgan và Panadol.
  • Viên nén Panadol, chúng có hàm lượng là 500mg.
  • Siro uống.
  • Gói bột, từng gói sẽ có hàm lượng nhất định, cụ thể: Efferalgan Hapacol 150 mg , Efferalgan 80mg, Efferalgan 250 mg.
thuoc dau dau paracetamol
Viên sủi gồm có hai loại: Efferalgan và Panadol

Ở dạng viên đặt

Vị trí sử dụng dạng viên đặt là ở hậu môn. Ở dạng viên đặt, chúng có nhiều hàm lượng khác nhau: 80mg, 150mg, 300mg. Đối tượng thích hợp sử dụng dạng này là trẻ em.

Ở dạng tiêm tĩnh mạch

Hàm lượng của dạng tiêm tĩnh mạch là 10mg/ml. Không giống với 2 dạng trên, người bệnh khi dùng dạng tiêm tĩnh mạch cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ cả trong và sau khi truyền.

thuoc dau dau paracetamol
Thuốc đau đầu Paracetamol còn được bào chế thành dạng tiêm tĩnh mạch

Trường hợp nào chống chỉ định sử dụng thuốc Paracetamol?

Mặc dù thuốc Paracetamol có nhiều ưu điểm trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh như: Giảm đau nhức, cải thiện các triệu chứng của cảm cúm, sốt, đau cơ bắp, đau vùng thắt lưng,… nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ai cũng phù hợp sử dụng thuốc.

Nếu sử dụng không đúng, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Với những trường hợp dưới đây, bạn không nên dùng thuốc Paracetamol vì đây không phải là giải pháp an toàn ngay lúc này:

  • Người bị kích ứng và dễ mẫn cảm với thuốc Paracetamol hoặc các thành phần có trong thuốc.
  • Những người đã hoặc đang mắc một số bệnh lý liên quan đến gan thì càng không nên dùng thuốc.
  • Paracetamol không phù hợp với những người có thói quen xấu sử dụng một số chất kích thích như bia rượu.

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định phụ nữ mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng Paracetamol. Tuy nhiên, để chắc chắn và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

thuoc dau dau paracetamol
Paracetamol không phù hợp với những người có thói quen xấu sử dụng một số chất kích thích như bia rượu

Vậy nên sử dụng Paracetamol như thế nào là đúng cách?

Khi nhận thấy cơ thể bị sốt hoặc cảm thấy đau nhức vùng đầu, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol để điều trị. Trong quá trình sử dụng, để tránh xảy ra những tình huống xấu, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt tờ hướng dẫn sử dụng và nghe theo sự chỉ định của bác sĩ. Khi dùng cho trẻ em, cần chọn loại biệt dược dành riêng cho trẻ và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. 

Cách dùng thuốc Paracetamol theo từng dạng cụ thể

Dưới đây là một số lưu ý và cách dùng đối với thuốc Paracetamol ở dạng sủi, dạng bột, viên nhai:

  • Tuyệt đối không sử dụng muỗng ăn đối với các dạng siro uống, thay vào đó hãy sử dụng cốc phân liều để sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp. Trong trường hợp không có dụng cụ phân liều, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn. Đồng thời, trước khi sử dụng cần phải lắc đều dung dịch.
  • Đối với thuốc Paracetamol ở dạng viên nhai, bạn cần nhai thật kỹ rồi mới nuốt.
  • Đối với thuốc Paracetamol ở dạng viên sủi, trước khi sử dụng, bạn cần hoà tan viên C sủi trong nước.
  • Thuốc đau đầu Paracetamol ở dạng bột, bạn cần khuấy chúng với lượng nước vừa đủ và uống liền ngay sau đó.
  • Nếu là thuốc Paracetamol ở dạng viên đặt, chỉ nên sử dụng cho đường trực tràng và tuyệt đối không uống. Cần vệ sinh tay thật kỹ sau khi sử dụng.
thuoc dau dau paracetamol
Thuốc đau đầu Paracetamol ở dạng bột

Liều lượng dùng thích hợp cho cả trẻ em và người lớn

Liều dùng thuốc đau đầu Paracetamol cho người lớn và trẻ em như sau:

Đối với người lớn

Để làm giảm tình trạng đau nhức đầu gây khó chịu, người lớn nên sử dụng thuốc Paracetamol với liều lượng từ 325-600mg trong 4-6 giờ, còn trong 6-8h thì nên dùng với liều lượng 1000mg. Liều lượng trên thích hợp sử dụng với dạng uống hoặc dạng viên đặt.

Đối với trẻ em

Đối với trẻ em, khi sử dụng dạng viên đặt hoặc dạng uống thì nên sử dụng với liều lượng như sau:

  • Sau khoảng 4 – 6 giờ khi cần thiết, nên sử dụng với liều lượng từ 10 – 15mg/kg cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi.
  • Sau khoảng 4 – 6 giờ khi cần thiết, nên sử dụng với liều lượng từ 10 – 15mg/kg đối với trẻ em từ 1-12 tháng tuổi.
  • Dùng 30mg/kg cho liều đầu tiên với trẻ từ 4-9 tháng tuổi để hạ sốt.
  • Sau 4 – 6 giờ thì nên dùng với liều lượng từ 325 – 650mg hoặc sau 6-  8 giờ thì nên dùng 1000mg đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên.
thuoc dau dau paracetamol
Nên sử dụng với liều lượng từ 10-15mg/ kg đối với trẻ em từ 1-12 tháng tuổi

Nếu dùng không đúng cách, thuốc Paracetamol sẽ gây ra tác dụng phụ gì?

Như bao loại thuốc Tây khác, sử dụng Paracetamol sai cách cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Nặng nhất là ảnh hưởng đến tế bào gan, trường hợp này chỉ xảy ra với những người bệnh sử dụng sai liều lượng và dùng quá nhiều. Theo đó, một số tác dụng phụ sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng sai cách là:

Người bệnh sẽ bị dị ứng với thuốc Paracetamol

Nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau khi dùng thuốc Paracetamol, thì lập tức nên ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để lên kế hoạch ứng biến kịp thời:

  • Khó thở.
  • Mặt, lưỡi, môi, họng bị sưng phù lên.
  • Xuất hiện các cơn ngứa ngáy.
  • Phát ban.
  • Da bị bong ra hoặc nổi mụn nước.

Gan cũng bị ảnh hưởng theo đó

Tình trạng này sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng thuốc Paracetamol quá liều lượng cho phép. Nếu bạn không may gặp phải các triệu chứng dưới đây, cần lập tức ngưng uống và lên phương án điều trị kịp thời:

  • Vùng mắt và da bị ngả sang màu vàng.
  • Ở phía vùng hạ sườn phải của bụng bị đau.
  • Bị nôn hoặc cảm thấy buồn nôn.
  • Kén ăn, cơ thể mệt mỏi, da trở nên xanh xao.
  • Màu của nước tiểu bị sẫm hoặc có màu tương tự như nước trà.
  • Phân của người bệnh sẽ có màu đen và sẫm hơn so với bình thường.
thuoc dau dau paracetamol
Bị nôn hoặc cảm thấy buồn nôn

Dùng thuốc đau đầu Paracetamol, người bệnh cần lưu ý những gì?

Nhiều người vì không để ý đến liều lượng, cách dùng dẫn đến tình trạng dùng sai cách, gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra, người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Trong quá trình dùng thuốc, cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ cũng như tờ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, để tránh xảy ra những tác dụng phụ nói trên.
  • Tình trạng gan bị nhiễm độc sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng quá liều. Tốt nhất, người bệnh không nên dùng 4000mg/ngày và sử dụng quá 1000mg/liều.
  • Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, không nên tự ý cho trẻ uống. Cần sử dụng loại thuốc chuyên biệt và lắng nghe ý kiến bác sĩ để dùng đúng cách.
  • Sau khi sử dụng một số chất kích thích như bia, rượu thì không nên uống thuốc. Bởi chúng sẽ tương tác qua lại với nhau và gây ảnh hưởng nặng đến gan.
  • Nếu vì một lý do nào đó mà quên dùng, bạn có thể bỏ qua và dùng liều kế tiếp theo đúng quy định.
  • Nếu đang trong quá trình sử dụng mà gặp phải triệu chứng như không hạ sốt, phát ban, mắc ói, táo bón, đau bụng,… thì cần dừng sử dụng ngay tức khắc.
thuoc dau dau paracetamol
Nếu đang trong quá trình dùng mà bị đau bụng, nên ngưng sử dụng ngay lập tức

Trên đây là “tất tần tật” thông tin về thuốc đau đầu Paracetamol mà người bệnh cần nắm. Để cho ra kết quả như mong đợi, người bệnh cần nắm chắc liều lượng, cách dùng và lưu ý sử dụng. Tuyệt đối không nên tự tiện tăng giảm liều, vì chúng sẽ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ chung.

Đau đầu là bệnh lý phổ biến và cũng có khá nhiều cách khác nhau giúp xử lý tình trạng này, trong đó có bấm huyệt. Bấm huyệt chữa đau đầu giúp giải tỏa căng…

Xem chi tiết

Đau đầu mệt mỏi là tình trạng phổ biến, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về vận mạch hoặc…

Xem chi tiết

Đau đầu migraine ở trẻ em đặc biệt thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh. Cơn đau đầu còn kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như…

Xem chi tiết

Bị đau đầu có rất nhiều cách chữa trị, trong đó dùng tỏi được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu này thường có sẵn. Vậy cách chữa đau đầu bằng tỏi như thế nào…

Xem chi tiết

Đau đầu khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Chúng có thể bắt nguồn từ chất lượng giấc ngủ của người bệnh, hay do bị căng thẳng, áp…

Xem chi tiết

Đau đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải nhiều lần trong đời. Khi gặp phải sẽ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến…

Xem chi tiết

Đau đầu kèm nhức mắt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh…

Xem chi tiết

Đau đầu 2 bên thái dương là hiện tượng khá phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Chúng gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Bởi đau đầu ở…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *