Top 7 Thuốc Bôi Tổ Đỉa Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tổ đỉa được biết đến là một loại bệnh thuộc viêm da cơ địa đặc biệt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, sử dụng đúng loại thuốc thì tình trạng bệnh có thể nặng hơn. Vậy đâu là những loại thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất hiện nay trên thị trường? Khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!

Top 7 thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất hiện nay

Đặc trưng của bệnh tổ đỉa là ở lòng bàn tay hoặc bàn chân, thậm chí cả 2 xuất hiện hàng loạt mụn nước chứa dịch bên trong. Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh mà kích thước mụn thay đổi và tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu từ nhẹ tới nặng. 

Mặc dù là bệnh lý ngoài da, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm thì tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng nề hơn, gây sưng đỏ da nghiêm trọng. Dưới đây là danh sách các loại thuốc bôi tổ đỉa tốt nhất hiện nay, bạn đọc không nên bỏ qua!

thuoc tri to dia
Bệnh tổ đỉa nếu không được điều trị đúng cách sẽ trở nên nghiêm trọng hơn

Xem thêm

Thuốc tím pha loãng

Một trong những loại thuốc bôi tổ đỉa được đánh giá cao và dễ tìm kiếm chính là thuốc tím  pha loãng hay dung dịch Kali pemanganat (KMnO4). Người bệnh có thể tìm mua thuốc tím pha loãng ở bất kỳ hiệu thuốc nào trên toàn quốc và giá thành khá rẻ. 

  • Công dụng: Khử trùng, kháng khuẩn, kháng nấm tại chỗ, đồng thời ức chế vỡ mụn nước gây bội nhiễm và khả năng diệt khuẩn cao. 
  • Cách sử dụng: Pha loãng thuốc tím theo chỉ định của bác sĩ rồi ngâm rửa vùng da bị tổn thương mỗi ngày 1-2 lần. Với trường hợp vùng da bị tổn thương rỉ dịch hoặc làm mủ, người bệnh có thể bôi trực tiếp thuốc tím lên da mỗi ngày 1-2 lần. 

Dung dịch Milian

Dung dịch Milian cũng được bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh tổ đỉa. Dung dịch này được khuyên dùng khi vùng da bị tổ đỉa xuất hiện nhiều mụn nước có mủ, rỉ nước hoặc nở loét. 

  • Thành phần: Xanh methylen, nước tinh khiết và tím tinh thể. 
  • Công dụng: Sát trùng nhẹ, phá vỡ các phân tử virus để cải thiện nhanh tình trạng bị tổ đỉa. 
  • Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương,  dùng bông gòn sạch thấm dung dịch Milian rồi thoa trực tiếp mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, nên sử dụng dung dịch từ 3-5 ngày để thuốc phát huy tác dụng. 

Kem bôi Bactroban 

Nhắc đến thuốc bôi tổ đỉa không thể bỏ qua kem bôi Bactroban. Sản phẩm thường được bào chế dưới dạng thuốc kháng sinh dạng bôi, nhỏ gọn, dễ mang theo khi đi xa. 

thuoc tri to dia
Kem bôi Bactroban bào chế dưới dạng kem bôi, nhỏ gọn dễ mang theo khi ra ngoài
  • Thành phần: Mupirocin, Polyetylen glycol và Polyetylen glycol.
  • Công dụng: Ngăn chặn quá trình phân chia tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng từ từ. Nhờ vậy, nhiễm trùng da do bị tổ đỉa sẽ được cải thiện, đồng thời kích thích tốc độ phục hồi vùng da bị tổn thương. 
  • Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương rồi bôi trực tiếp Bactroban. Lưu ý, người bị dị ứng với các thành phần dược tính trong thuốc không nên sử dụng. Đặc biệt, không bôi kết hợp cùng Cannula. 
  • Tác dụng phụ: Thuốc không sử dụng đúng cách sẽ dẫn đến nổi mẩn đỏ, ban ngứa, khô da, thậm chí gây rối loạn chức năng da. 

Kem bôi Dermovate Cream

Một loại kem bôi chữa tổ đỉa khác không thể bỏ qua chính là Dermovate Cream. Thuốc được điều chế dưới dạng mỡ bôi và kem bôi. 

  • Thành phần: Clobetasol propionate cùng một vài tá dược khác như Propylene Glycol, Cetosteryl Alcohol, lorocreso,…. 
  • Công dụng: Giảm tổn thương da trong giai đoạn phục hồi bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, thuốc giúp ức chế quá trình tổng hợp chất gây dị ứng, chống viêm và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. 
  • Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa. Sau đó, bôi trực tiếp lớp kem mỏng lên khu vực da tổn thương mỗi ngày 4 lần. Lưu ý, chỉ sử dụng Dermovate Cream tối đa 2 tuần, không nên sử dụng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng da và không bôi lên vùng nhạy cảm cũng như niêm mạc. 
  • Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tình trạng nóng rát, teo đa, viêm da dị ứng, viêm nang lông, thay đổi sắc tố da,….

Xem thêm

Thuốc bôi tổ đỉa dạng bôi Flucinar       

Flucinar là một trong những loại thuốc bôi tổ đỉa thuộc nhóm thuốc corticoid dạng bôi, được chỉ định điều trị ngắn hạn cho người bệnh trong giai đoạn viêm da kèm ngứa ngáy nghiêm trọng. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ nên người bệnh dễ dàng sử dụng và mang theo khi ra ngoài. 

thuoc tri to dia
Flucinar là một trong những loại thuốc bôi tổ đỉa thuộc nhóm thuốc corticoid dạng bôi
  • Thành phần chính: Fluocinolone acetonide.
  • Công dụng: Thuốc giúp chống viêm, ổn định hoạt động của lớp lysosom, cải thiện triệu chứng phù nề, sưng tấy trên da và đẩy nhanh tái tạo da bị tổn thương. 
  • Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ, nặn thuốc ra tăm bông rồi thoa lên da một lớp mỏng. Bôi đều đặn 2-4 lần/ngày tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, Flucinar được kê sử dụng kết hợp cùng thuốc chứa acid salicylic hoặc thuốc kháng sinh để đạt hiệu quả tối ưu nhất. 
  • Tác dụng phụ: Lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra tình trạng mỏng da, teo da, nhiễm trùng nang lông,…. Lưu ý, không nên sử dụng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người đang bị giang mai, nấm ngoài da,… và trẻ sơ sinh. 

Kem bôi Tempovate trị tổ đỉa

Được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da dễ sử dụng và mang lại hiệu quả tốt, Tempovate là một trong số những thuốc bôi tổ đỉa được nhiều người lựa chọn sử dụng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Tempovate trong trường hợp người bệnh bị vảy nến, viêm tai ngoài, tổ đỉa,….  

  • Thành phần: Clobetasol. 
  • Công dụng: Thuốc giúp giảm ngứa, cải thiện sưng đỏ, bong tróc vảy trên bề mặt da bị tổ đỉa. Đồng thời hỗ trợ kháng viêm và ức chế hoạt động của các chất gây dị ứng trên da. Lưu ý, không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc đang bị nhiễm trùng da. 
  • Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sạch sẽ rồi bôi một lượng thuốc vừa đủ 4 lần/ngày. Mỗi lần bôi không được vượt quá 50g và chỉ dùng thuốc tối đa 2 tuần. Sau thời gian đó, muốn tiếp tục dùng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Cồn thuốc BSI

Trường hợp bị tổ địa nhẹ, da chỉ mới xuất hiện mụn nước và chưa vỡ, người bệnh nên lựa chọn dùng cồn thuốc BSI 1 – 3%. 

  • Thành phần: Iot, axit salicylic, axit benzoic. 
  • Công dụng: Khử khuẩn, sát trùng và giảm đau vùng da bị tổ đỉa, đồng thời giảm dày sừng, bong tróc, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm và phòng ngừa bội nhiễm. 
  • Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ và lau khô bằng khăn sạch. Sau đó, lấy bông gòn thấm cồn thoa trực tiếp lên khu vực da vừa làm sạch. Mỗi ngày bôi 2 lần đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm thì dừng lại. 
  • Tác dụng phụ: Khi dùng cồn thuốc BSI 1 – 3% bôi trực tiếp lên da có thể gây cảm giác châm chích da, lột da, da bị thâm sạm,….

Lưu ý, không sử dụng cồn thuốc cho người bị nhiễm trùng da hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong cồn. 

thuoc tri to dia
Cồn thuốc BSI dùng cho người bị tổ đỉa nhẹ

Xem thêm

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc bôi tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có tính chu kỳ và khả năng tái phát cao nhiều lần trong năm. Dùng thuốc bôi tổ đỉa được cho là biện pháp điều trị hiệu quả nhất nhưng nếu không dùng đúng cách và đúng loại, đây có thể là “con dao hai lưỡi” khiến bệnh năng hơn. Do đó, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc điều trị tổ đỉa, bạn đọc cần lưu ý một vài vấn đề quan trọng dưới đây: 

  • Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc, đồng thời hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như chất tẩy rửa, kim loại, côn trùng, hóa chất,…. 
  • Trong quá trình dùng thuốc, không chà mạnh hoặc cào gãi khiến mụn nước bị dập gây nhiễm trùng, lở loét. 
  • Khai báo chân thật về tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng và các loại thuốc đã và đang sử dụng. 
  • Không tự ý mua và dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt thuốc uống. 
  • Sử dụng đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự tăng/giảm liều hoặc ngừng thuốc giữa chừng. 
  • Trường hợp dùng cả thuốc uống và thuốc bôi nhưng không cải thiện nhiều, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng liệu pháp ánh sáng. 
  • Khi sử dụng thuốc, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì phải dừng lại và báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý. 
thuoc tri to dia
Để phát huy tác dụng của thuốc bôi tổ đỉa cần lưu ý vài điều quan trọng

Hi vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại thuốc bôi tổ đỉa đang được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, để lựa chọn loại thuốc phù hợp với mức độ bệnh và cơ địa, người bị tổ đỉa nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được các bác sĩ tư vấn, lên liệu trình điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả tối ưu. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *