Tiểu buốt có mủ ở nam giới nguy hiểm thế nào? Lưu ý trong điều trị bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu buốt có mủ xuất hiện ở nam giới với sự đa dạng về các triệu chứng đi kèm. Có những người đang trong giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh chưa rõ ràng dễ nhầm lẫn với hiện tượng nóng trong người. Tiểu buốt có mủ có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cá nhân của gia đình bạn nếu như điều trị sai cách. 

Tiểu buốt có mủ – Những triệu chứng điển hình

Tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì? Khi bạn đi vệ sinh nhẹ, trong nước tiểu sẽ xuất hiện mủ kèm theo cảm giác hơi đau rát. Tiểu buốt có mủ thường quan sát được bằng mắt thường hoặc phải xét nghiệm với một số trường hợp đặc biệt khác. 

tieu buot co mu
Tiểu buốt có mủ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Xét nghiệm nước tiểu có thể xác định được hàm lượng bạch cầu trong máu. Các triệu chứng tiểu buốt có mủ ở nam giới thường rõ ràng hơn so với phái đẹp. Ngoài những dấu hiệu trên đây, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:

  • Tiểu buốt đi kèm cơn đau quặn vùng bàng quang, màu sắc nước tiểu thay đổi. 
  • Mủ ban đầu loãng, sau nhiều ngày sẽ càng đặc hơn. Mủ có màu trắng dẫn để nhận biết. 
  • Mủ chảy ra từ đầu dương vật, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Khi gặp phải tình trạng này cần đi khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên điều trị bệnh hiệu quả. 

Tiểu buốt có mủ là do đâu?

Tiểu buốt và có mủ ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau hình thành nên. Trong đó có thể chia thành 2 nhóm chính là do bệnh lý và do sinh lý. Nhóm nguyên nhân bệnh lý các triệu chứng bệnh sẽ nguy hiểm hơn là nhóm sinh lý. 

Nguyên nhân bệnh lý

Tiểu buốt ra máu hình thành do nhiều căn bệnh nền tảng mà bệnh nhân mắc phải trước đó. Chẳng hạn như sỏi bàng quang, viêm thận, bệnh lậu, viêm áp xe tuyến tiền liệt… Mỗi căn bệnh, mức độ nguy hiểm và các triệu chứng phát sinh chứng tiểu buốt sẽ khác nhau:

  • Viêm niệu đạo: Các triệu chứng thường gặp là ngứa niệu đạo, tiểu khó, tiểu rắt, đau rát khi đang đi tiểu nhưng khi ngừng tiểu cơn đau cũng chấm dứt. 
  • Viêm áp xe tuyến tiền liệt: Người bệnh sẽ cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, trong nước tiểu xuất hiện máu, sốt cao kèm mệt mỏi, đau rát khi xuất tinh… 
  • Viêm mủ bể thận: Tiểu buốt có mủ do nguyên nhân viêm mủ bể thận có thể xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu khó khăn, bỏng rát và đau nhức bàng quang… 
  • Sỏi bàng quang: Sỏi bàng quang hay viêm bàng quang gây tiểu buốt ra mủ. Triệu chứng điển hình thường là đi tiểu ra máu, đau nhức bụng dưới, mùi nước tiểu nồng và hơi tanh. 
  • Bệnh lậu: Nguyên nhân hình thành bệnh lậu là do các virus Neisseria gonorrhoeae. Bệnh khi phát triển đến giai đoạn nguy hiểm sẽ gây ra tiểu buốt có mủ, đau rát khi đi tiểu khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Các triệu chứng điển hình thường là nhiều nốt nhỏ li ti xuất hiện tại đầu dương vật, đi tiểu nhiều lần, sốt cao hoặc sốt nhẹ, đi tiểu ra máu, đau rát khi quan hệ tình dục, đau vùng thắt lưng… 

Nguyên nhân sinh lý

Tiểu buốt có thể là do sinh lý. Theo đó, thói quen ăn uống, lối sinh hoạt, vệ sinh cá nhân ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh. Chẳng hạn như:

tieu buot co mu
Nguyên nhân hình thành mủ ở bàng quang có thể do sinh lý hoặc bệnh lý
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng để vệ sinh vùng bộ phận sinh dục. Vệ sinh dương vật không sạch sẽ gây ẩm ướt, tiềm tàng nhiều nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, sinh tiểu buốt tiểu rắt. 
  • Sử dụng các loại bao cao su, gel bôi trơn không đảm bảo uy tín chất lượng gây nhiễm trùng đường tiểu, hình thành bệnh tiểu buốt có mủ
  • Tiểu buốt xuất hiện mủ cũng có thể gặp ở những người mắc các căn bệnh như hẹp niệu đạo, hẹp lỗ tiểu… Với trường hợp dị tật bẩm sinh như thế này, các phương pháp điều trị sẽ vấp phải nhiều khó khăn hơn. 
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục không vệ sinh vùng kín sạch sẽ gây nhiễm trùng. 
  • Sử dụng sữa tắm và các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cao mắc phải bệnh tiểu buốt. 

Tiểu buốt ra mủ đến từ nhiều nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ bệnh, cách điều trị sẽ khác nhau, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm. 

Xem thêm

Tiểu buốt ra dịch mủ nguy hiểm như thế nào?

Tiểu buốt ra mủ ở nam có nguy hiểm không? Nhiều người bệnh đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của cơ thể khi gặp phải tình trạng này. Thực tế đây là tình trạng đáng báo động cần phải được các bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị dứt điểm. 

Bất kể loại bệnh nào khi không được điều trị cũng sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng. Tiểu buốt có mủ cũng nằm trong số đó. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này mang lại:

  • Nguy cơ mắc phải bệnh vô sinh: Vô sinh là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng. Tiểu buốt có mủ lâu ngày không chữa trị, nguy cơ mắc vô sinh hoặc sinh con hiếm muộn là rất cao. 
  • Gây stress, thay đổi tính nết: Tiểu buốt có ra máu tác động lớn đến tâm lý của người bệnh. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy cáu gắt, khó chịu. Tiểu buốt khi lặp đi lặp lại nhiều lần vào ban đêm gây mệt mỏi, chán ăn, da dẻ xanh sao. 
  • Làm giảm cảm giác ham muốn: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên kết giữa bệnh tiểu buốt với tần suất quan hệ tình dục của các cặp vợ chồng. Theo đó căn bệnh này sẽ làm giảm khả năng ham muốn, khiến nam giới e ngại, cảm thấy mất tự tin trong các lần quan hệ. 
  • Một vài hệ lụy khác: Ngoài những căn bệnh được đề cập ở trên thì việc mắc phải chứng tiểu buốt còn làm phát sinh ra các căn bệnh như viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, suy thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang…

Phương pháp điều trị tiểu buốt có mủ hiệu quả cao nhất

Thuốc trị tiểu buốt là thuốc gì? Làm thế nào để có thể điều trị bệnh tiểu buốt có xuất hiện mủ? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân, hướng điều trị cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

tieu buot co mu
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để điều trị đem lại hiệu quả cao
  • Nguyên nhân do bệnh lậu: Nếu tiểu buốt là do bệnh lậu gây nên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc dùng phương pháp DHA. Thuốc kháng sinh làm giảm viêm nhiễm, đau nhức ức chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh. Với phương pháp DHA tiêu diệt vi khuẩn lậu đem lại hiệu quả vượt trội và không để lại biến chứng. 
  • Nguyên nhân do viêm tuyến tiền liệt: Khi bệnh tiểu buốt ra mủ xuất hiện là do viêm tuyến tiền liệt thường sẽ kết hợp cả uống thuốc và tiêm. Phác đồ điều trị bệnh cũng sẽ có sự khác biệt. 
  • Viêm niệu đạo, viêm bàng quang gây tiểu buốt có mủ: Thuốc kháng viêm là giải pháp được tận dụng nhiều nhất, đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm các bài thuốc Đông y theo chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh

Khi mắc chứng tiểu buốt ra mủ, việc lựa chọn thực phẩm sao cho đúng là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Có những thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể nhưng cũng có những loại cần tránh tuyệt đối. 

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

  • Nên bổ sung thêm chất xơ, hoa quả, các vitamin A, vitamin B… trong thực đơn ăn uống hàng ngày. 
  • Nên giảm bớt lượng muối trong các khẩu phần ăn để tránh hại thận. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày, theo khuyến cáo mỗi người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất. 

Thực phẩm càn tuyệt đối tránh

  • Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, các loại chất kích thích, chất làm tăng khả năng hưng phấn… 
  • Đồ chiên, xào, cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… 
  • Không ăn đồ ăn quá mặn, ăn nhạt để tránh hại thận. 

Mẹo phòng bệnh hiệu quả nhất

Tiểu buốt xuất hiện mủ là tình trạng đáng báo động. Chính vì thế các giải pháp phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Để ngăn chặn các triệu chứng tiểu buốt có mủ, cần tuân thủ theo các lưu ý dưới đây:

tieu buot co mu
Cần thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiểu
  • Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, khi quan hệ tình dục cần phải đảm bảo an toàn, đeo bao cao su, không quan hệ tình dục một cách thô bạo, không quan hệ cùng lúc nhiều người… 
  • Khi buồn tiểu không được nhịn mà cần phải đi luôn tránh hại thận. Càng nhịn tiểu, tình trạng bệnh càng trở nặng hơn. 
  • Chú ý, cách ăn mặc cũng làm ảnh hưởng đến các căn bệnh về đường tiểu. Bạn không nên mặc đồ quá bó sát, nên chọn những loại vải mềm mại, thoáng khí. 
  • Luôn giữ cho vùng kín được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. 
  • Tuyệt đối không nên mặc chung quần áo với người khác nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. 
  • Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, việc tập luyện thể thao thường xuyên cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu buốt ra mủ. 

Tiểu buốt có mủ nguyên nhân ra sao, cách chữa trị và phòng bệnh như thế nào? Những thông tin trên đây đã giúp bạn lý giải được tất cả. Hãy ăn uống, sinh hoạt sao cho điều độ để không làm ảnh hưởng đến cơ thể. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *