Bệnh tiểu buốt đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? Những điều cần lưu ý

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới khá thường gặp ở cả nam và nữ gây không ít mệt mỏi và phiền toái. Hai dấu hiệu này tiềm ẩn khá nhiều bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Cụ thể những bệnh này là gì? Có phương pháp nào điều trị bệnh hiệu quả hay không? Tất cả những điều bạn tìm kiếm sẽ có trong bài viết này.

Tiểu buốt đau bụng dưới – Triệu chứng điển hình

tieu buot dau bung duoi
Triệu chứng điển hình của đau buốt bụng dưới

Triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới là khi bạn cảm thấy rát, đau buốt như kim châm, khó chịu khi đi tiểu. Bạn có thể cảm nhận được sự khó chịu khi nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể hoặc có thể cảm nhận từ bên trong cơ thể. Kèm theo đó là cảm giác đau buốt vùng bụng dưới mỗi khi đi tiểu. Các triệu chứng này có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng tiểu buốt đau bụng dưới ở  nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với đàn ông.

Tiểu buốt đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới thường có sự liên quan mật thiết đến các bệnh về đường tiết niệu, bệnh thận hay các bệnh viêm nhiễm khác. Cụ thể:

Bệnh lậu

Bệnh lậu đã xuất hiện từ lâu và là căn bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi, tiếp xúc không an toàn với người mắc bệnh. Virus Neisseria Gonorrhoeae là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Các triệu chứng thường thấy:

  • Tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ giới và nam
  • Khi quan hệ có cảm giác đau rát, khó chịu
  • Đầu bộ phận sinh dục nam xuất hiện các nốt nhỏ li ti
  • Thường cảm thấy đau vùng chậu và thắt lưng
  • Nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ
  • Sốt nhẹ
  • Đi tiểu nhiều lần

Viêm bàng quang gây tiểu buốt đau bụng dưới

Viêm bàng quang do loại vi khuẩn tên là E.Coli gây ra. Tiểu buốt kèm đau bụng dưới là triệu chứng điển hình của bệnh. Không chỉ có vậy, bệnh còn có các triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt có lẫn mủ và máu
  • Nước tiểu có màu đục và mùi khác lạ
  • Thường xuyên tiểu rắt, sau khi đi tiểu vẫn thấy muốn đi tiếp
  • Hơi sốt nhẹ

Dấu hiệu của viêm niệu đạo

Các bệnh viêm nhiễm thường do vi khuẩn hoặc virus tấn công gây nhiễm trùng và nguyên nhân gây viêm niệu đạo cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Viêm niệu đạo có các dấu hiệu điển hình như:

  • Tiểu buốt và đau bụng dưới
  • Bí tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
  • Tiểu ra máu

Nếu bệnh viêm niệu đạo không được chữa trị dứt điểm sẽ dễ lây lan sang những cơ quan khác trong cùng hệ thống đường tiết niệu.

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo hay còn gọi là co thắt niệu đạo cũng là nguyên nhân gây nên chứng đái buốt và đau bụng dưới. Bệnh do các nguyên nhân dưới đây gây ra :

  • Do các loại phẫu thuật điều trị hoặc khi cơ thể bị chấn thương
  • Niệu đạo bị co thắt lại do viêm nhiễm

Hẹp niệu đạo không chỉ có triệu chứng tiểu buốt và đau bụng dưới mà còn các dấu hiệu khác như :

  • Mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng
  • Nước tiểu có mùi hôi, khó chịu
  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt

Tiểu buốt và đau bụng dưới do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

tieu buot dau bung duoi
Tiểu buốt đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ và nam. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở nhiều vị trí : Niệu đạo, niệu quản, thận, bàng quang.

Các triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới
  • Tiểu rắt
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi

Có sỏi ở đường tiết niệu, sỏi thận

Các khoáng chất tồn đọng, kết tủa trong cơ thể dần hình thành các viên sỏi ở đường tiết niệu, sỏi thận. Nếu có sỏi, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau vùng bụng dưới. Những cơn đau kéo dài và có thể lan sang các vùng xung quanh như bẹn, bộ phận sinh dục. Thêm vào đó là các triệu chứng như : Bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và thường gặp nhất là ở độ tuổi trung niên. Khi bộ phận này bị viêm, người bệnh luôn cảm thấy buốt mỗi khi đi tiểu. Vùng bụng dưới đau nóng mỗi khi đi tiểu. Khi quan hệ tình dục, nam giới thường bị đau nhức ở dương vật.

Tuyến tiền liệt không chỉ đảm nhận khả năng sinh dục và còn có trách nhiệm trong việc thải nước tiểu. Khi thấy cảm giác đi đái buốt và đau vùng bụng dưới thì rất có thể bạn đã bị viêm tuyến tiền liệt.

Ung thư cổ tử cung ở nữ

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau ung thư vú gây ra tiểu buốt và đau bụng dưới ở nữ giới. Virus HPV (Tên đầy đủ là Human Papillomavirus) là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Sự phát triển quá mức cho phép của các tế bào trong cổ tử cung gây ra các u bướu ác tính. Đây là căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây ra tử vong.

Bệnh cũng có các triệu chứng phổ biến:

  • Âm đạo chảy máu bất thường
  • Tiểu buốt và đau bụng dưới
  • Âm đạo ra nhiều khí hư bất thường
  • Đau rát khi quan hệ

Ung thư bàng quang

Khối u ở bàng quang phát triển quá nhanh chèn ép vào bàng quang gây hẹp khiến cho người bệnh thường cảm thấy :

  • Tiểu buốt và đau bụng dưới
  • Co thắt, đau vùng thắt lưng
  • Tiểu rắt, tiểu có máu

Ngoài các bệnh lý chính dễ mắc phải khi bị tiểu buốt và đau lưng thì nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị tức thời thì còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tắc vòi trứng  khi bị viêm đường tiết niệu
  • Dễ tử vong do suy thận, nhiễm trùng máu
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn
  • Làm giảm ham muốn tình dục ảnh hưởng đến tình cảm đôi lứa, tình cảm gia đình
  • Viêm bể thận, viêm thận dẫn đến suy thận gây tử vong
  • Phụ nữ dễ bị gặp vấn đề khi mang thai

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Người mắc bệnh tiểu buốt đau bụng dưới có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp Đông Y hoặc Tây y. Mỗi phương pháp sẽ có một ưu điểm riêng, lựa chọn chữa trị bằng cách nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

tieu buot dau bung duoi
Chữa tiểu buốt đau bụng dưới bằng Tây y

Chữa bệnh tiểu buốt đau bụng dưới bằng Tây Y

Muốn điều trị tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chọn khám chữa tại các bệnh viện lớn với các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Người bệnh cũng cần thực hiện đầy đủ theo các chỉ định của bác sĩ như xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, nội soi bàng quang,…

Đây là xét nghiệm giúp từng bước xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì khi phát hiện ra bệnh bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt. Một số loại thuốc điều trị bệnh đái buốt:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm Cephalosporin thế hệ mới, Quinolon
  • Thuốc giảm đau: Nospa (tiêm hoặc uống), Paracetamol, Diclofenac, Meteospasmyl
  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (tiêm hoặc uống), Goserelin, Flutamide

Người bệnh cần chú ý khi điều trị tiểu buốt và đau bụng dưới cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn kết hợp phương pháp Đông y để trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Chữa bệnh tiểu buốt đau bụng dưới bằng mẹo dân gian

Ngoài các cách chữa bệnh bằng Đông và Tây y người bệnh có thể áp dụng các cách dân gian

  • Bí xanh: Bí gọt vỏ, giã lấy nước và thêm một chút muối để uống hàng ngày. Nếu có thể ăn sống thì bạn cũng có thể ăn trực tiếp liên tục trong chục ngày sẽ giảm tình trạng tiểu buốt. Bí xanh có tính hàn vì vậy sẽ cải thiện tình trạng nóng trong gây tiểu buốt vì vậy bạn nên bổ sung món này trong thực đơn hàng ngày.
  • Sắn dây: Củ sắn dây cạo vỏ sau đó thái thành miếng mà mang phơi khô. Mang giã nhỏ, rây mịn để uống hàng ngày. Uống liên tục trong 10 ngày, mỗi lần dùng 10g.
  • Rau mồng tơi: Nhặt lá mồng tơi rửa sạch, để ráo nước rồi đun lấy nước uống hàng ngày

Xem thêm

tieu buot dau bung duoi
Chữa tiểu buốt đau bụng dưới bằng mẹo dân gian

Phòng tránh đái buốt đau bụng dưới như thế nào?

Nếu từng bị tiết niệu – sỏi thận cần thường xuyên thăm khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Cần điều trị triệt để khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu để tránh việc bị tái lại. Cụ thể:

tieu buot dau bung duoi
Phòng tránh sớm giúp bạn không phải đối diện với những cơn đau buốt
  • Uống đủ nước: Phải uống mỗi ngày trên 2 lít nước giúp thận tăng bài tiết nước tiểu để đẩy vi trùng ra khỏi cơ thể, hạn chế lây nhiễm ngược dòng lên thận gây viêm bể thận.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu: Bạn rất sợ đi tiểu khi bị tiểu buốt và đau bụng dưới nhưng nếu nín tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng. Vi khuẩn sẽ phát triển trong môi trường thuận lợi gây ra bệnh.
  • Sau khi quan hệ nên đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn tiểu.
  • Trong kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/ lần
  • Vệ sinh đúng cách: Khi đi đại tiện luôn phải lau từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn tấn công vào đường niệu quản.
  • Nên mặc quần áo, đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi.
  • Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp và không thụt rửa quá sâu.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Chung thủy với vợ/chồng. Luôn sử dụng bao cao su để tránh các bệnh tình dục.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khỏe mạnh: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu vitamin C giúp làm giảm số lượng vi khuẩn có hại.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tươi vui, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khám phụ khoa định kỳ hàng năm để tầm soát bệnh tật.

Khi đã mắc bệnh, bạn cần chú ý tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay các biện pháp không có căn cứ khoa học. Ngoài ra nên thực hiện các phương pháp phòng tránh tiểu buốt đau bụng dưới để có một cơ thể khỏe mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *