Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và chính xác nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh viêm khớp dạng thấp không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để biết mình có bị viêm khớp dạng thấp hay không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Để kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác hơn, năm 2010, Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu đã đưa ra hệ thống chẩn đoán có tên là ACR/EULAR (American College of Rheumatology/ European League Against Rheumatism). Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và chính xác nhất cho đến nay.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp này có thể áp dụng cho những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn sớm, mới phát triển, các khớp bị viêm dưới 6 tuần, viêm ít khớp.

tieu chuan chan doan viem khop dang thap
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Biểu hiện tại khớp

  • Viêm 1 khớp lớn ⇒ 0 điểm.
  • Viêm 2 -10 khớp lớn ⇒ 1 điểm.
  • Viêm 1 – 3 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) ⇒ 2 điểm.
  • Viêm 4-10 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) ⇒ 3 điểm.
  • Viêm >10 khớp (ít nhất phải có 1 khớp nhỏ) ⇒ 5 điểm.

Xét nghiệm huyết thanh (ít nhất phải làm một xét nghiệm)

  • RF âm tính và Anti CCP âm tính ⇒ 0 điểm.
  • RF dương tính thấp hoặc Anti CCP dương tính thấp ⇒ 2 điểm.
  • RF dương tính cao hoặc Anti CCP dương tính cao ⇒ 3 điểm.

Xét nghiệm các yếu tố phản ứng pha cấp (phải làm ít nhất 1 xét nghiệm huyết thanh)

  • CRP bình thường và tốc độ lắng máu bình thường ⇒ 0 điểm.
  • CRP tăng hoặc tốc độ lắng máu tăng ⇒ 1 điểm.

Thời gian biểu hiện triệu chứng

  • Dưới 6 tuần ⇒ 0 điểm.
  • Từ 6 tuần trở lên ⇒ 1 điểm.

Chẩn đoán xác định khi số điểm ≥ 6/10

  • Dương tính thấp khi ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường.
  • Dương tính cao khi > 3 lần giới hạn cao của bình thường.

Lưu ý: Với tiêu chuẩn này, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên và đánh giá lại chẩn đoán. Có thể đây là biểu hiện sớm của một bệnh lý về khớp nào đó không phải viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các chuyên gia cho biết, để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, bên cạnh việc đánh giá theo tiêu chuẩn thì các xét nghiệm cần thiết được thực hiện (bao gồm các xét nghiệm chung và xét nghiệm đặc hiệu) sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng. Cụ thể là:

Các xét nghiệm chung

Sở dĩ cần thực hiện xét nghiệm chung vì viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, điển hình là chức năng gan, tim, phổi,… Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm chung sau:

  • Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, C- Reactive Protein (hay còn gọi là CRP),…
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim, phổi, thực hiện ECG,…
tieu chuan chan doan viem khop dang thap
Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các xét nghiệm đặc hiệu

Thực hiện xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cộng (có trong khoảng 60 – 70 % bệnh nhân).
  • Xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+) trong khoảng 75 –  80% bệnh nhân.
  • Chụp X-quang khớp, thông thường là chụp hai bàn tay thẳng.

Chẩn đoán này sẽ giúp phân biệt với lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, bệnh gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến…

Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu tốt?

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều cơ sở y tế uy tín chữa bệnh viêm khớp dạng thấp rất tốt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cơ sở y tế chữa bệnh, người bệnh nên đến những địa chỉ đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Có đủ giấy phép đăng ký hoạt động, giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
  • Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giỏi, có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề.
  • Cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo vệ sinh và các điều kiện khám, chữa bệnh của Bộ Y tế.
  • Thái độ phục vụ bệnh nhân chuyên nghiệp, tận tình.
  • Chi phí khám, điều trị hợp lý.
  • Tuyệt đối bảo mật thông tin bệnh nhân.

Lưu ý khi bị viêm khớp dạng thấp

Ngoài sử dụng thuốc Đông y để trị bệnh, nhiều người bệnh cũng thắc mắc “Viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì?”. Dưới đây là lời khuyên của Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phụ trách chuyên môn của Nhất Nam Y Viện, Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Theo đó, người bị viêm khớp dạng thấp cần kiêng:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Chứa nhiều chất béo bão hòa tác động khiến tình trạng sưng viêm rõ rệt hơn, đau nhức hơn. 
  • Các loại bắp: Chứa các thành phần dược tính dễ gây nên hiện tượng dị ứng dưới dạng viêm đa khớp. 
  • Thịt bò và da gà: Dễ gây ra tình trạng co cơ ở khớp làm gia tăng các cơn đau
  • Các loại bánh kẹo, đồ ngọt: Khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
tieu chuan chan doan viem khop dang thap
Người bệnh không nên ăn da gà

Để việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc kiêng khem những thực phẩm có hại thì người bệnh cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như sau:

  • Bông cải xanh, bắp cải: Có chứa lượng hợp chất sulforaphane có tác dụng làm chậm những tổn thương sụn khớp. 
  • Thực phẩm nhiều Omega-3: Acid béo này có chứa nhiều trong mỡ cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi. Acid béo Omega-3 có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng viêm đa khớp. 
  • Canxi: Có trong các loại sữa và chế phẩm từ sữa giúp tăng cường chức năng cơ xương khớp.

Bên cạnh việc tìm hiểu và ghi nhớ viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì thì người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục phù hợp với thể trạng cơ thể và hạn chế việc mang vác đồ vật quá nặng.

Thông qua bài viết, người bệnh đã có thể nắm được tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất. Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân để từ đó tiến hành biện pháp điều trị phù hợp thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín và chất lượng.

Bình luận (38)

  1. Ðạt Hòa says: Trả lời


    Làm sao để biết bản thân bị viêm khớp dạng thấp hả mọi người? Trong bài viết thấy chỉ có đi xét nghiệm ở bệnh viện mới có thể phát hiện ra thôi ấy.

    1. Thế Duyệt says: Trả lời


      Mình có tìm hiểu thì được biết thông thường người bị viêm khớp hay có hiện tượng chân, tay sẽ bị co cứng, khó co duỗi, sưng hoặc đau nhức ở các khớp tay hoặc chân, có hạt dưới da,… Nếu bạn có dấu hiệu nào trong số trên thì có khả năng bạn mắc bệnh này rồi.

    2. Tấn Trương says: Trả lời


      Vậy có cách nào đề phòng để mình không mắc căn bệnh này không ạ? Em thấy có nhiều người từ bị viêm khớp sau trở nặng bị bại liệt luôn, thậm chí có người bị biến dạng tay chân nữa nên sợ lắm.

    3. Thiên An says: Trả lời


      Có nhiều cách để phòng tránh lắm bạn, như phải thường xuyên vận động, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu nếu không sẽ bị khô khớp dẫn đến viêm. Luôn tập luyện thể dục thể thao để giữ cân nặng ổn định, tránh bị thừa cân. Tránh xa rượu bia hoặc các chât kích thích như thuốc lá.

  2. Tuấn Hoàng says: Trả lời


    Trung tâm nhất nam mỗi lần tới khám có cần chờ đợi gì không mọi người, công việc của mình khá bận nên ít có thời gian nghỉ ngơi để khám bệnh lắm. Mà ở mấy cái bệnh viện lớn thường phải chờ đợi rất lâu mới tới lượt nên mình định khám ở ngoài cho mau lẹ.

    1. Lập Thành says: Trả lời


      Nhất nam coi vậy chứ cũng nhiều người tới khám lắm đó bạn, đặc biệt là cuối tuần ai cũng tranh thủ tới đây khám hết. Tuần trước mình có khám vào t7 thì bước vào thấy đông lắm, chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới lượt mình, sau rút kinh nghiệm nên toàn đi giữa tuần thôi.

    2. Quang Hà says: Trả lời


      Công ty mình thường tăng ca nên mình toàn 8h tối mới về tới nhà nên chỉ có thể khám ở cuối tuần thôi, nếu bạn không muốn chờ đợi lâu thì có thể đặt lịch khám trước nhé, tới giờ chỉ cần đến là vào khám luôn, không phải chờ đợi gì đâu, trước mình đặt lịch khám ở đây nè https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh

  3. Hoàng Ngôn says: Trả lời


    Bố em bị viêm khớp hơn 4 năm nay rồi, bàn chân với đầu gối hay bị đau nhức, sáng dậy còn bị rút chân nữa. Uống thuốc tây cũng khá lâu rồi mà chỉ đỡ đau thôi chứ không hết hẳn được. Em tính đưa bố qua bên nhất nam khám, không biết bên nhất nam chữa được không nữa tại bố em năm nay cũng gần 70 rồi.

    1. Sỹ Ðan says: Trả lời


      Bạn có đưa bố đi tiêm thuốc chưa, mình thấy có nhiều người tiêm về mà hết luôn đó bạn.

    2. Vinh Quốc says: Trả lời


      Tiêm thuốc lúc đầu có hết thật nhưng sau cũng tái phát lại à. Tây y chủ yếu chỉ giảm đau với kháng viêm thôi nên không trị dứt điểm được đâu. Theo mình thấy thì mấy bệnh này trị bằng đông y vẫn tốt hơn.

    3. Mạnh Hà says: Trả lời


      Bố mình cũng bị giống bạn vậy đó. Bố mình cũng mới uống cốt vương thang hết 3 tháng vừa xong. Từ khi hết liệu trình, bố bảo thấy tay chân đỡ đau hẳn, giờ còn đi bộ tập thể dục nữa cơ, trước đó bố mình chỉ cần đi bộ 100m thôi là ôm đầu gối ngồi luôn rồi. Bố mình năm nay cũng 70t rồi, cũng tuổi cao giống bố bạn nên mình nghĩ bệnh bố bạn cũng cải thiện được thôi. Trong bài viết không có nêu rõ thông tin về thuốc lắm đâu, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì xem ở đây này
      https://www.dongyvietnam.org/cot-vuong-than-hieu-thang-chua-xuong-khop-co-tot-khong.html

  4. Hoàng Nam says: Trả lời


    Tôi bị đau, mỏi 2 bên đầu gói, thường xuyên đau nhức ,nặng nhất mỗi khi trời lạnh hoặc vào đồng. Nhiều người chỉ lấy lá ngải cứu sao với muối đắp lên sẽ hết, tôi làm theo tới giờ 2 tuần rồi mà chả thấy đỡ đau gì cả.

    1. Duy Ngôn says: Trả lời


      Bạn lấy tổi ngâm rượu, để khoảng 1 tháng rồi lấy rượu đó thoa lên chỗ bị đau mỏi ấy, mình áp dụng cách này thấy đỡ đau nhiều lắm, mỗi tội mùi hơi khó chịu thôi.

    2. Quốc Hùng says: Trả lời


      Xoa bóp bên ngoài thôi chưa đủ đâu, phải uống từ bên trong nữa, bác có thể lấy nước lá ngải cứu hoặc cây đinh lăng uống thử, tôi thấy nhiều người xung quanh tôi uống cái này đỡ lắm ấy.

    3. Thiên Ân says: Trả lời


      Theo tôi thì bác vẫn nên đến khám bs thì hơn, mục đích để biết chính xác mình bị bệnh gì. Chữa lung tung tại nhà khéo bệnh còn nặng thêm, ông hàng xóm nhà tôi lúc đầu cũng bị đau như bác, toàn chữa tại nhà thôi, sau chịu không nổi mới tới bệnh viện khám thì bị liệt luôn 1 bên chân, rõ khổ.

  5. Việt Phương says: Trả lời


    Cách đây 2 năm mình bị tai nạn nên cổ tay bị chấn thương khá nặng, lúc đó mình cũng không quan tâm và không điều trị đàng quàng nên tới tận bây giờ nó vẫn bị đau nhức liên tục, mặc dù đã uống nhiều thuốc tây ở bệnh viện lắm rồi mà chưa khỏi hẳn. Đồng nghiệp có chỉ mình đến nhất nam thăm khám, nhưng nghe bài thuốc cốt vương thang giá tận vài củ nên thấy xót tiền quá, dịch dã thế này lương không tăng mà còn tiêu hoang kiểu này thì lấy đâu ra tiền tiết kiệm phòng thân đây.

    1. Duy Luận says: Trả lời


      Nếu tìm được chỗ tốt thì nên chữa bạn à. Mất tiền còn hơn mất sức khỏe, như mình đây uống thuốc tây mãi mà bệnh xương khớp không hết, giờ còn thêm bị đau dạ dày, giờ thì uống thêm thuốc đau dạ dày nữa, nản lắm ấy. Thuốc tây coi vậy chứ cũng nhiều tác dụng phụ lắm bạn ơi. Cũng đang định chuyển qua dùng đông y đây này.

    2. Ðông Quân says: Trả lời


      Mua thuốc để chữa bệnh sao gọi là tiêu hoảng hả bạn. Bây giờ giả sử bạn không chữa hết bệnh đi, rồi sau bệnh trở nặng rồi biến chứng này kia nữa thì lúc đó bạn cũng đâu còn sức mà kiếm tiền đâu. Mình thấy nhất nam chữa xương khớp oke lắm, trước mình bị viêm khớp mãn tính luôn ấy, nhờ uống cốt vương thang trong 3 tháng mà khỏi ấy, chứ cơ thể đau nhức làm việc gì cũng không có hiệu quả đâu.

    3. Gia Lập says: Trả lời


      Vài củ nhưng liệu trình là vài tháng lận mà bạn. Mình thấy giá cả ở nhất nam vậy là ổn đấy. Nhiều nơi bán thuốc đông y còn mắc hơn mà mình uống có hết bệnh đâu. Thuốc tây thì rẻ hơn thật nhưng gây hại cho gan với thận lắm.

    4. Thiện Minh says: Trả lời


      Dịch dã thế này ai cũng khó khắn hết bạn ơi, mình còn đang nợ tiền mặt bằng đây này, nhưng mình nghĩ sức khỏe quan trọng nhất, có sức khỏe mới làm ra tiền được chứ. Để bệnh cứ theo mình mãi thì mai mốt nó trở nặng thì khổ, mình từng thấy có người còn bị bại liệt do bị bệnh xương khớp luôn ấy, lúc đó có hối hận cũng muộn rồi, nếu bạn sử dụng thuốc tây không hiệu quả thì cứ thử qua đông y thử xem, tiền nào của đó mà bạn.

  6. Nguyệt Uyển says: Trả lời


    Thuốc cốt vương thang có tác dụng phụ gì không mọi người? Em thấy mấy thuốc chữa xương khớp bán trên mạng toàn chứa corticoid thôi nên lo lắm. Mẹ em thì bị viêm khớp cổ tay, cứ vào mùa đông lạnh là liên tục bị đau nhức mặc dù đã chườm lạnh và tắm nước nóng nhưng vẫn không đỡ đau ạ, em định đưa mẹ qua bên nhất nam kham nhưng vẫn đang phân vân quá.

    1. Mai Linh says: Trả lời


      Bạn mua thuốc đông y phải cẩn thận nhé, giờ thật giả lẫn lộn không biết tin ai đâu. Trước mẹ mình cũng bị đau nhức, tê bì chân tay cũng mua chai thuốc đông y về xoa bóp, mà có hết đâu, mở ra toàn mùi cồn, sau này mới biết nó là rượu pha màu chứ chả phải thuốc đông y gì cả.

    2. Diễm Thư says: Trả lời


      Dạo này đông y dính phốt nhiều lắm nha mọi người. Nhiều người lợi dụng niềm tin thuốc đông y không có tác dụng phụ gì nên bào chế thuốc đông y giả, thậm chí thuốc kém chất lượng để bán cho người dân đấy. Tivi với báo đài cũng đưa tin nhiều lắm rồi. Ai muốn mua thuốc đông y chất lượng thì nên tìm hiểu kĩ thật kĩ rồi hãy mua nha bạn..

    3. Thụy Trâm says: Trả lời


      Mình thấy mấy thuốc mà chứa coriticoid được cái giảm đau nhanh nhưng dễ tái phát lắm. Mình sử dụng cốt vương thang phải tới tháng thứ 2 mới có hiệu quả lận, hết 3 tháng thì khỏi bệnh. Ngưng thuốc tới nay 4 tháng rồi mà bệnh không hề tái phát lại nè, nên bạn cứ yên tâm đi nhé.

    4. Thu Trang says: Trả lời


      Trước tôi còn trẻ chuyên đi làm việc nặng như bốc vác, phụ hồ. Sau này lớn tuổi thì các khớp ngón tay với cổ tay, cùi chỏ tôi thường xuyên đau nhức, thời tiết mà se lạnh tí thôi còn nhức gấp nhiều lần. Cũng theo tây y mấy năm nhưng không khỏi. Sau con trai dẫn qua bên nhất nam thăm khám, ở đây tôi gặp bs lê phương, bs bắt mạch rồi kê cho tôi bài thuốc cốt vương thang này. Mới đầu uống thì chả thấy hiệu quả gì, vẫn đau vẫn nhức nhưng lúc đó tôi nghĩ là thuốc đông y nên phải kiên trì. Sang tháng thứ 2 thì cơn đau các khớp ngón tay giảm hẳn, co duỗi dễ dàng, không bị cứng. Hết 3 tháng thì cánh tay hoàn toàn khỏe mạnh, dẻo dai, trước mà chỉ cần duỗi tay thẳng 1 cái thôi là nó tê từ bàn tay tới vai luôn. Ai muốn chữa xương khớp thì tôi khuyên là nên ghé qua nhất nam thăm khám ít nhất 1 lần xem sao nhé.

    5. Bích Hợp says: Trả lời


      Nhất nam chữa xương khớp có tiếng lắm bạn ơi, ở đây còn có bs Lê Phương, Vân Anh cũng nổi tiếng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành YHCT nữa, mình thấy có nhiều người dùng thuốc này mà cũng bệnh tình cũng cải thiện đấy, có cả nghệ sĩ Trần Đức nữa này, có gì vào tham khảo bên này nay, đọc thấy chi tiết phết https://nhatnamyvien.com/dieu-tri-xuong-khop-nhat-nam-y-vien-chi-phi-bao-nhieu-24454.html

  7. Phương Linh says: Trả lời


    Những người bị viêm khớp dạng thấp có cần phải kiêng cử gì không mọi người? Em mới lấy thuốc từ bệnh viện về uống mà quên hỏi cái vấn đề này. Ai biết chỉ cho em với.

    1. Thu Vọng says: Trả lời


      Bệnh này không ăn uống cẩn thận có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn đấy bạn. Mình có tìm hiểu thì thấy người bệnh nên kiêng những thực phẩm như: Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, dưa chua, cà pháo…Thực phẩm giàu đường như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan…

    2. Đinh Hương says: Trả lời


      Kiêng nhiều thế ạ, nhưng em thì thèm ngọt nên khó cho em quá, em còn hay bị tụt đường huyết nữa thì làm sao bỏ ngọt hoàn toàn được đây.

    3. Ngọc Thơ says: Trả lời


      Mình cũng thèm ngọt lắm đây, nhưng từ khi bị bệnh xương khớp thì hạn chế hẳn, mình hay dùng các loại ngọt tự nhiên để xoa dịu cơn thèm ngọt mà không làm ảnh hưởng tới bệnh như mật ong, siro trái cây,… Nếu bạn bị tụt huyết áp thì áp dụng mấy cái này xem.

  8. Ngô Trúc says: Trả lời


    Ông ngoại mình bị gút mấy năm nay rồi, các khớp ngón tay ngón chân có dấu hiệu bị biến dạng, không biết bên nhất nam có chữa được bệnh này không nữa tại ông cũng uống thuốc tây mấy năm nay rồi có khỏi đâu.

    1. Tú Vy says: Trả lời


      Bên nhất nam có bs lê phương vs bs vân anh chữa xương khớp có tiếng luôn đó bạn. Ông mình cũng đang chữa bệnh gút ở đây được 2 tháng rồi, cũng giảm đau nhức nhiều lắm, không bị cứng khi cử động nữa, liệu trình là 4 tháng lận do ông mình cũng tuổi cao sức yếu rồi ấy.

    2. Bảo Quyên says: Trả lời


      Mình có từng ghé qua nhất nam khám bệnh thì thấy ở đây cũng có nhiều người lớn tuổi tới đây chữa bệnh gút lắm bạn. Bạn thử dẫn ông qua đây thăm khám thử xem, để lâu nó sinh ra bệnh khác nặng hơn ấy.

    3. Thu Cúc says: Trả lời


      Em cũng có người nhà bị bệnh gút này nè, chân tay cứ bị u u chỗ các khớp ấy, cũng chạy chữa nhiều nơi rồi nhưng không khỏi, nghe mọi người nói vậy chắc em phải dẫn họ qua bên nhất nam khám sớm thôi.

  9. Thảo Nhi says: Trả lời


    Do làm việc với máy tính nhiều quá nên cổ tay với các ngón tay mình đau nhức liên tục, nhiều lúc đau đến nỗi cứng đơ luôn, dán salonpas thì đỡ nhưng tháo ra thì lại đau. Ở đây có bác nào có mẹo hay hay chỉ em với.

    1. Huyền Thanh says: Trả lời


      Nếu bác không ngại mùi hôi thì có thể lấy 15g lá lốt rửa sạch, cho vào nồi cùng nửa lít nước, nấu sôi rồi để lửa riu riu khoảng 15 phút rồi lấy ra uống. Khoảng 2 tháng là hết à. Mình đây sử dụng có hiệu quả rồi nên chia sẻ lại cho bạn ấy.

    2. Cẩm Thúy says: Trả lời


      Mình thấy ở fb có bài chia sẻ bài thuốc hấp cách thủy dừa bỏ đậu đen bên trong đấy. Cho đậu đen vào trong quả dừa, còn nguyên cả nước dừa nữa, hấp cách thủy 4 tiếng, tầm 1 tuần 1 quả hoặc có thể 3 tuần 1 quả nhưng phải duy trì lâu dài, tầm 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

    3. Xuân Hương says: Trả lời


      Theo mình ngay từ đầu phải biết bảo vệ xương khớp, chế độ ăn uống ngủ nghỉ điều độ hợp lí trước đã. còn nếu cảm thấy đau nhức không ổn đi khám đi để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị, đừng chủ quan mà dùng linh tinh, khéo lợn lành thành lợn què ấy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *