Tiểu đêm mất ngủ: Nguyên nhân, cách khắc phục và lưu ý cần biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mất ngủ do tiểu đêm là một triệu chứng phổ biến hiện nay. Khi mắc phải bệnh này bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh, bàng quang căng tức và hơi đau rát. Tiểu đêm mất ngủ gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh như thế nào? 

Bệnh tiểu đêm mất ngủ có nguy hiểm không?

Giấc ngủ đóng góp vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống của cơ thể. Tùy vào lứa tuổi, số giờ ngủ tiêu chuẩn của mỗi người sẽ khác nhau nhưng cần đáp ứng đầy đủ để tránh gây hại cho sức khỏe. Đôi khi bạn có thể bị mất ngủ do tiểu đêm, mất ngủ lâu ngày gây ra những tác tiêu cực cho sức khỏe. 

Gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe

Tiểu đêm không chỉ gây mất ngủ mà còn gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo đó bạn có thể sẽ gặp phải các căn bệnh như suy thận, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tai biến, loãng xương, giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới… Ngoài ra còn một số căn bệnh như:

tieu dem mat ngu
Tiểu đêm gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Tai biến: Bệnh xuất hiện khi động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch bị vỡ, các tế bào não chết dần do không được cung cấp oxy. Tình trạng này gây tử vong với tỷ lệ rất cao.
  • Bệnh về tim mạch: Tiểu đêm mất ngủ sẽ là ảnh hưởng lớn đến tim mạch, gây rối loạn nhịp tim, nguy cơ đột quỵ cao. 
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao thường xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, người thường xuyên mất ngủ do đi tiểu đêm. Đây là căn bệnh gây ra nhiều áp lực cho tim sinh ra suy tim, nhồi máu cơ tim…
  • Suy thận: Tiểu đêm mất ngủ làm suy giảm chức năng thận, để lâu ngày gây thận yếu, thận hư, nguy cơ chạy thận là rất cao. 

Ngoài các căn bệnh như trên đi tiểu nhiều về đêm còn gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Các biểu hiện đi kèm thường là tiểu són, tiểu rắt, tiểu ra máu, ù tai, chóng mặt, cơ thể nhức mỏi… Khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Nguy cơ tử vong cao

Người mắc chứng tiểu đêm mất ngủ có nguy cơ tử vong cao. Theo nhiều cuộc khảo sát, những người đi tiểu đêm từ 2 lần trở lên sức khỏe sẽ kém hơn so với người bình thường. Tiểu đêm ở người trẻ tuổi thường dễ điều trị hơn so với lúa trung niên hay người già. 

Tiểu đêm xuất hiện nhiều ở độ tuổi 40 với các triệu chứng đau buốt, khó chịu và gia tăng tần suất nhức mỏi theo từng ngày. Theo một vài nghiên cứu tại Nhật Bản, tỷ lệ tử vong vẫn có xu hướng tăng ngay khi người bệnh kiểm soát được các bệnh như bệnh thận, tiểu đường, tim mạch…

Tiểu đêm mất ngủ làm giảm chất lượng cuộc sống

Tiểu đêm mất ngủ có thể xảy đến với mọi lứa tuổi. Khi giấc ngủ bị xáo trộn, thiếu ngủ do đi tiểu đêm quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống. Lúc này chức năng thận và gan sẽ giảm sút, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nội khoa. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hai cho sức khỏe.

Tạo tâm lý căng thẳng, mệt mỏi

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ giữa giấc ngủ và tâm trạng con người. Theo đó với phụ nữ khi mất ngủ do tiểu đêm, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. Đồng thời cảm xúc của con người cũng thay đổi, tính khí sinh nóng nảy, không kiểm soát được bản thân. Tâm lý này sẽ kéo dài cả ngày gây ảnh hưởng đến hoạt động sống. 

tieu dem mat ngu
Tiểu đêm làm giảm khả năng tập trung

Khi bị tiểu đêm mất ngủ, tâm sinh lý thay đổi, khả năng tập trung cũng giảm sút. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái buồn ngủ, đầu óc mơ hồ, hiệu suất làm việc, học tập giảm. Ngoài ra, lái xe khi mất ngủ còn làm tăng nguy cơ gây tai nạn.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Nhu cầu sinh lý của mỗi người là khác nhau. Các cuộc yêu khiến cho mối quan hệ vợ chồng trở nên khăng khít, gắn bó hơn. Tuy nhiên nếu như mắc phải chứng mất ngủ do đi tiểu nhiều lần sẽ làm gia tăng cảm giác chán nản, cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn. Đời sống vợ chồng qua đó bị ảnh hưởng ít nhiều, sinh cãi vã, mâu thuẫn. 

Triệu chứng nhận biết mắc bệnh

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đêm mất ngủ như sau:

  • Nếu uống đủ nước, tần suất đi tiểu của người bình thường vào ban ngày dao động từ 4 đến 6 lần, còn vào ban đêm là 1 lần. Khi đi nhiều hơn số lần trên có nghĩa là cơ thể bạn đang có vấn đề, cần phải đi khám bác sĩ ngay. 
  • Người đi tiểu về đêm sẽ thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng như tiểu són, tiểu rắt, tiểu ra máu… Số lần đi tiểu sẽ ngày càng gia tăng, không kiểm soát được. 
  • Người bình thường không cần thức dậy vào ban đêm và có thể ngủ một mạch đến sáng mới đi vệ sinh. Nhưng với người mắc chứng đi tiểu đêm sẽ luôn cảm thấy căng tức và khó chịu ở bàng quang. Sau khi đi vệ sinh, cảm giác đau buốt giảm hẳn. 
  • Buồn đi tiểu nhưng khi đi lại không ra nước hoặc ra rất ít. 

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm mất ngủ

Tiểu đêm nhiều mất ngủ ảnh hưởng lớn đến hệ vận động của cơ thể. Lúc ngủ, các xương khớp đang ở trong trạng thái tĩnh bỗng phải hoạt động đột ngột. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm trong đó chia thành 2 nhóm chính là tiểu đêm do mắc phải bệnh lý và tiểu đêm do thói quen sinh hoat. 

Nguyên nhân bệnh lý

Những người mắc sẵn các bệnh lý nền từ trước tình trạng tiểu đêm sẽ nặng hơn so với người bình thường đồng thời cách điều trị cũng cần phải tuyệt đối lưu ý. Nguyên nhân mắc tiểu đêm mất ngủ xuất phát từ các căn bệnh sau:

  • Sỏi thận: Người mắc bệnh sỏi thận gây kích ứng bàng quang, căng tức đường tiểu do dị vật. Sỏi thận khi tiến triển đến giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện các cục máu đông ở nước tiểu. Ngoài ra triệu chứng suy giảm chức năng thận do tuổi tác cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đêm. 
  • Bệnh lý bàng quang: Các bệnh lý liên quan đến bàng quang làm cơ thể khó chịu, tiểu nhiều lần và đau rát ở vùng bụng dưới. Lượng nước tiểu không nhiều nhưng cảm giác buồn tiểu vẫn gia tăng. 
  • Bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt phình to chèn ép lên bàng quang làm nước tiểu trào ra ngoài gây khó chịu. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu đêm, mất ngủ. 
  • Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm mất ngủ có thể là do bệnh viêm, đường tiết niệu gây nên. Dị vật xuất hiện gây căng tức đường tiểu. 
  • Bệnh tăng huyết áp: Người bị cao huyết áp, huyết áp tăng giảm thất thường cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đêm mất ngủ. 

Tiểu đêm do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiểu đêm tiểu rắt. Theo đó nếu bạn không ăn uống điều độ, bỏ bữa hay ăn quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gia tăng các căn bệnh liên quan đến dạ dày mà còn tác động tiêu cực đến bàng quang. Nhất là với những người thường xuyên phải uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… chức năng thận suy giảm, cơn buồn tiểu sẽ nhiều hơn. 

tieu dem mat ngu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đêm mất ngủ

Đồng thời việc phải chịu quá nhiều áp lực trong công việc, học tập hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm. Căng thẳng, mất ngủ, suy nghĩ quá nhiều… giấc ngủ sẽ bị gián đoạn, tạo tâm lý mệt mỏi. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại thuốc Tây quá nhiều sẽ làm thận hoạt động nhiều hơn để thái các chất độc hải ra khỏi cơ thể gây chứng thận hư, thận yếu, tiểu rắt, tiểu són… 

Mẹo nhỏ với người mắc bệnh tiểu đêm mất ngủ

Tiểu đêm mất ngủ điều trị như thế nào? Chắc chắn có rất nhiều người thắc mắc về tính hiệu quả mà các phương pháp này mang lại. Dù sử dụng phương pháp điều trị bằng Đông Y hay Tây Y cũng cần phải phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh nếu không bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm. Ngoài ra bạn có thể lưu ý đến một số mẹo điều trị bệnh dưới đây. 

Chú ý đến chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu rắt… Thông thường nhiều người bị mắc bệnh tiểu són, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần mới dẫn đến mất ngủ nhưng cũng có những người lại ngược lại. Họ mất ngủ nên mới phát sinh ra đi tiểu nhiều lần. Mấu chốt ở đây là phải tìm cách làm thế nào để nâng cao được chất lượng cho giấc ngủ. Bạn có thể thực hiện:

  • Không sử dụng điện thoại khi đã lên giường đi ngủ đồng thời không để điện thoại gần cơ thể. Sóng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, phát sinh nhiều bệnh tật. 
  • Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ. Người trường thành cần ngủ 8 tiếng 1 ngày, trẻ em dưới 1 tuổi cần ngủ 10 tiếng, trẻ em sơ sinh là từ 16 đến 20 tiếng còn người già là 6 tiếng. Nên đi ngủ trước 11 giờ và dậy sớm vào mỗi sáng để cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh lão hóa. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp để có được giấc ngủ ngon đồng thời hạn chế ánh sáng khi ngủ. 
  • Chọn tư thế thoải mái nhất khi ngủ, không mặc quần áo quá chật, không mặc quá nhiều đồ, chăn, gối và đệm sử dụng nên dùng loại mềm mại để làm gia tăng cảm giác dễ chịu. 

Xem thêm

Lưu ý đến lượng chất lỏng nạp vào cơ thể

Mẹo thứ hai để có được giấc ngủ ngon đó chính là lưu ý đến lượng chất lỏng nạp vào cơ thể. Cần chú ý đến chế độ ăn uống và lượng thức ăn sử dụng trước khi đi ngủ. Cụ thể:

  • Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh gây ức chế bàng quang, giảm tần suất đi tiểu về đêm. Từ 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ nên hạn chế lượng nước nạp vào cơ thể. 
  • Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ không có nghĩa là kiêng luôn không uống nước. Bạn vẫn phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để gia tăng sức đề kháng và độ đàn hồi cho da, cung cấp nước cho các tế bào. Nên chia nhỏ, uống từ từ, không uống dồn dập cùng một lúc. 
  • Để tránh làm kích ứng bàng quang, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều acid. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia… dễ gây kích ứng bàng quang, làm gia tăng cảm giác khó chịu, đau thắt vùng bụng, giảm các cơn đau tại bàng quang. 

Học cách kiểm soát cân nặng

Theo nhiều nghiên cứu khoa học người thừa cân, béo phì có xu hướng mắc chứng tiểu đêm cao hơn so với người bình thường. Chính vì thế dù bạn đã mắc phải triệu chứng này hay mới chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu cơ bản thì cũng nên học cách kiểm soát số cân nặng của mình.

tieu dem mat ngu
Kiểm soát cân nặng để cơ thể khỏe mạnh hơn

Cơ thể nặng nề, thừa cân quá nhiều gây áp lực lên bàng quang. Đồng thời tác động mạnh đến phản xạ đi tiểu. Để duy trì cân nặng lý tưởng bạn cần duy trì một thói quen ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời không nên ăn thực phẩm chiên, xào, chua, cay, nóng. 

Tập luyện thể thao điều độ giúp cải thiện tiểu đêm mất ngủ

Cần tập luyện thể thao điều độ để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tiểu nhiều về đêm là do bàng quang yếu, lưu lượng nước tiểu chứa đựng giảm. Để hạn chế số lần đi tiểu cần phải làm tăng cơ bàng quang, áp dụng các bài tập luyện thể thao hàng ngày.

Có thể tập sáng sau khi ngủ dậy kết hợp với đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối. Ngoài ra bạn có thể thực hiện bài tập Kegel giúp kiểm soát cơ sàn chậu, điều hòa hoạt động của bàng quan và là cách chữa hiện tượng đi tiểu nhiều lần tại nhà khá hiệu quả. 

Bài tập Kegel cho nữ giới 

Cách tập bài Kegel cho nữ giới và nam giới gần như giống nhau chỉ khác nhau về tần suất và số lần thực hiện. Bước đầu tiên là phải xác định được cơ sàn chậu. Sau khi đi tiểu xong, nước dừng lại không chảy nữa có nghĩa là bạn đã khép chặt cơ sàn chậu, bài tập Kegel cũng tập chung chủ yếu ở phần cơ này với các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thả lỏng cơ thể trong thời gian tầm 30 giây. Cơ thể ở trạng thái bình thường, nhịp tim huyết áp ổn định mới tập luyện.  
  • Bước 2: Thắt chặt các nhóm cơ sau đó giữ trong thời gian tầm 10 giây. 
  • Bước 3: Thả lỏng cơ thể và tiếp tục lặp lại hành động này từ 4 đến 5 lần sau đó thả lỏng. Nếu đã quen dần với cường độ có thể tăng dần số lần thực hiện lên 10 đến 15 lần. 

Khi mới bắt đầu tập nên nằm, quen dần có thể ngồi hoặc đứng đều được. Thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tích cực nhất tuy nhiên không nên quá sức sẽ ảnh hưởng đến cơ sàn chậu. 

Cơ sàn chậu của nam giới cũng giống như nữ giới sẽ hoạt động khi bạn ngừng tiểu. Nhóm cơ này cũng sẽ hoạt động khi ngừng xì hơi. Đối với nam giới, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn nên số lần thực hiện có thể nhiều hơn. Tuy nhiên trong quá trình tập cần lưu ý điều hòa nhịp thở, tránh thở dồn dập, gây mất sức, không khí luồn vào cổ họng phát sinh bệnh cảm, sốt, ho khi ra quá nhiều mồ hôi. Ngoài ra cần lưu ý giữ cho bàng quang trống khi tập luyện. Bàng quang chứa nhiều nước tiểu khi tập luyện sẽ gây ra đau đớn, thậm chí tiểu ra quần lúc nào không hay. 

Tiểu đêm mất ngủ có thể xuất hiện bất kỳ khi nào, không phân biệt người già, trẻ nhỏ hay người trưởng thành. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên vì vậy các điều trị phải phù hợp mới có thể chữa dứt điểm, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lựa chọn ngay cơ sở y tế uy tín nhất để được khám chữa, điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *