Tiểu đêm ở người trẻ tuổi: Cần làm gì để phòng tránh bệnh?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu đêm xuất hiện nhiều ở người cao tuổi nhưng đến hiện tại ngay cả những người trẻ, trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh rất cao. Tiểu đêm lâu ngày gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thay đổi chất lượng của giấc ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi, chán nản. Vậy nên làm gì để phòng bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi hiệu quả? 

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi

Khi ngủ cơ thể sẽ sản sinh ra lượng nước tiểu ít hơn so với khi hoạt động. Người bình thường cần khoảng 6 đến 8 tiếng để ngủ và không cần đi tiểu. Nhưng đối với người có thể trạng đặc biệt, tình trạng tiểu đêm xảy ra gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến thể trạng mệt mỏi, khó chịu. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và các triệu chứng đi kèm là gì?

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu đêm ở người trẻ

Tiểu đêm ở người trẻ xuất hiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây nên tình trạng này khá đa dạng, các triệu chứng đi kèm cũng sẽ khác biệt. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi:

tieu dem o nguoi tre tuoi
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng tiểu đêm ở người trẻ tuổi
  • Do viêm bàng quang kẽ: Tiểu đêm ở người trẻ xuất hiện là do mắc phải bệnh viêm bàng quang kẽ. Các triệu chứng xuất hiện thường là cảm giác căng tức, khó chịu nơi bàng quang, sau khi đi tiểu thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Viêm bàng quang kẽ xảy ra do bàng quang bị kích ứng, nếu cố tình quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt bệnh sẽ càng nặng hơn. 
  • Do mắc sỏi tiết niệu: Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở người trẻ đó là do mắc sỏi tiết niệu. Đường dẫn nước tiểu bị cản trở gây tiểu nhiều kèm theo các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát vùng âm đạo. Cơn đau kéo dài cả ban ngày lẫn ban đêm gây đau nhức, khó chịu, mệt mỏi. 
  • Do nhiễm trùng đường sinh dục: Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục. Người bệnh muốn đi tiểu nhiều hơn kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, ngứa ngáy, có mùi hôi… 
  • Do bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến hiện tượng tiểu tiện ở người trẻ tuổi đó là do bàng quang tăng hoạt hay còn gọi là bệnh OAB. Lúc này bàng quang bị tác động làm tăng khả năng co bóp, sinh tiểu tiện nhiều hơn. Bàng quang tăng hoạt xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích… 
  • Tiểu đêm do nhiễm trùng đường tiết niệu: Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo với chức năng đào thải nước tiểu ra ngoài. Đường tiết niệu có thể bị nhiễm trùng do vệ sinh không sạch sẽ hay qua hệ tình dục không an toàn.

Các triệu chứng thường gặp

Rất nhiều người nhầm lẫn hiện tượng tiểu đêm với đi tiểu thông thường vì cho rằng tiểu đêm hình thành do cơ thể dung nạp nhiều nước trước khi đi ngủ. Nhưng thực tế đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như kéo dài lâu ngày không chữa trị. Người mắc bệnh tiểu đêm thường bắt gặp các triệu chứng như sau:

  • Buồn đi tiểu nhưng mỗi lần đi nước tiểu chỉ ra với lượng nhỏ giọt thậm chí không ra giọt nào. 
  • Các triệu chứng buồn tiểu xuất hiện đầu tiên vào ban đêm sau đó tăng dần mật độ vào ban ngày. 
  • Tiểu đêm đi kèm với hiện tượng tiểu rắt, tiểu són gây mùi hôi khó chịu. 
  • Chán ăn, cơ thể nhức mỏi, mất tập trung trong học tập và làm việc khiến năng suất giảm. 
  • Ở một số người thường xuyên mất ngủ do đi tiểu đêm còn làm thay đổi tính nết, sinh cáu gắt, khó chịu, da xanh xao. 
  • Trước hoặc sau khi đi tiểu cảm thấy đau rát, khó chịu vùng âm đạo. 

Những tác hại của bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi

Ngủ đủ giấc, không phải thức dậy giữa đêm giúp cơ thể sẽ dễ chịu hơn, làm việc và học tập cũng hiểu quả. Nhưng nếu mắc chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần, chắc chắn cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi. Tình trạng này kéo dài dễ sinh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số tác hại của bệnh tiểu đêm. 

Gây loãng xương

Tiểu đêm ở người trẻ tuổi xuất hiện làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp, gây loãng xương. Khi ngủ cơ thể được nghỉ ngơi, xương khớp đang ở trong trạng thái tĩnh phải hoạt động gấp gây loãng xương. Loãng xương xảy ra do mất dần canxi, hệ xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. 

tieu dem o nguoi tre tuoi
Tiểu đêm gây loãng xương, ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tiểu đêm có thể dẫn đến suy thận

Có thể bạn không biết hiện tượng tiểu đêm ở người trẻ tuổi xảy ra có thể dẫn đến suy thận. Quá trình trao đổi chất làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, quá trình bài tiết lượng nước dư thừa làm giảm lượng hooc – môn sản xuất bởi thận. Tiểu đêm nhiều lần có thể dẫn đến suy thận, ở giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 sẽ cần dùng thuốc cả đời Khi suy thận tiến triển đến giai đoạn 4 và giai đoạn 5 thì cần chạy thận hoặc tiến hành cấy ghép thận mới có thể duy trì sự sống.

Tăng huyết áp

Huyết áp góp một phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động sống của cơ thể. Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Lúc này chức năng thận suy giảm làm rối loạn khả năng điều hòa huyết áp. Khi huyết áp tăng sẽ gây áp lực lên thận khiến các chức năng thận ngày càng suy yếu. 

Xem thêm

Nguy cơ mắc tai biến cao

Tăng huyết áp, huyết áp cao nguy cơ mắc bệnh tai biến là nhất nhanh. Cơ thể khi ngủ đang ở trong trạng thái tĩnh, tỉnh dậy đột ngột huyết áp phải tăng lên để đáp ứng cho hoạt động cơ thể. Đây là chưa nói đến một số trường hợp tỉnh dậy đi tiểu và đứng dậy luôn khỏi giường. Lúc này cơ thể dễ trúng gió và tiềm tàng nguyên nhân gây nên bệnh đột tử. 

Tiểu đêm là suy giảm sinh lý

Khi đi tiểu đêm nhiều lần, chức năng thận suy giảm gây thận hư, thận yếu, giảm ham muốn trong chuyện chăn gối. Hiện tượng suy giảm sinh lý xảy ra gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và giảm khả năng ham muốn. Lượng tinh trùng ở nam giới giảm, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. 

Nguy cơ mắc bệnh về tim

Không chỉ huyết áp mà tim mạch cũng rất quan trọng. Tiểu đêm ở người trẻ xuất hiện làm mất cân bằng nồng độ các chất trong cơ thể, chất Kali trong cơ thể khi không được điều hòa sẽ gây ra chứng rối loạn nhịp tim. Các tính trạng nhu thở gấp, mệt mỏi xảy ra thường xuyên hơn là nguy cơ dẫn đến các căn bệnh về tim, biến chứng nguy hiểm. 

Phương pháp điều trị tiểu đêm nhanh khỏi, an toàn

Để điều trị bệnh tiểu đêm cần phải đi khám bác sĩ đồng thời thực hiện các xét nghiệm khi cần thiết. Hiện nay người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng các loại thuốc Tây Y, Đông Y, điều trị bằng mẹo tại nhà, phẫu thuật hay tiêm botox bàng quang. 

Phương pháp điều trị tại nhà

Điều trị bệnh tiểu đêm tại nhà khá đơn giản. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng để bổ trợ khi dùng thuốc hay dùng để trị chứng tiểu đêm trong giai đoạn nhẹ. Người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích tác động mạnh đến bàng quang gây căng tức, khó chịu. 
  • Hạn chế uống nhiều nước và dung nạp thức ăn vào cơ thể trước khi ngủ. 
  • Kiểm soát hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm. Hạn chế ăn đồ chiên xào, rán, đồ ăn nhanh… 
  • Có thể lên một lịch trình đi tiểu hàng ngày, ghi lại số lần đi tiểu, thời gian đi, thời điểm hay đi tiểu… để làm căn cứ theo dõi tình trạng bệnh. 
  • Trước khi ngủ nên đi tiểu để làm giảm bớt áp lực lên bàng quang. 
  • Người thừa cân, béo phì cần phải giảm cân để có thể khỏe mạnh hơn, không gây các bệnh liên quan đến máu, tim mạch hay huyết áp… 
  • Tăng cường luyện tập thể thao nhất là đối với các bài tập xương, chậu, tránh tình trạng loãng xương. 

Điều trị bằng thuốc Tây

Phương pháp thứ hai là sử dụng các bài thuốc Đông Y và Tây Y. Tác dung thuốc trị tiểu đêm Tây Y nhanh và mạnh hơn so với thuốc Đông Y nhưng có thể phát sinh ra biến chứng. Một số loại thuốc sử dụng được chế dưới dạng viên, gel bôi hay miếng dán. Chẳng hạn như Mirabegron (Myrbetriq), Tolterodine, Solifenacin (Vesicare), Oxybutynin (Ditropan XL), Trospium (Sanctura)… 

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra đó là táo bón, khô miệng, đau nhức mỏi chân tay… Vì thế, người bệnh nên bổ sung thêm chất xơ để làm mềm phân kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Đặc biệt, việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh tiến triển đến một giai đoạn nghiêm trọng không thể điều trị được bằng các phương pháp như Đông Y hay Tây Y thì cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật là cách để làm giảm áp lực và các tác động tiêu cực lên bàng quang, giảm bớt số lần đi tiểu của người bệnh. Sẽ có 2 phương pháp phẫu thuật chính đó là phẫu thuật cắt bỏ bàng quang và phẫu thuật tăng dung tích bàng quang. Cụ thể:

  • Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang: Với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, sẽ cần đến một bàng quang thay thế, một chiếc túi chứa nước tiểu sẽ được gắn trên da hỗ trợ quá trình đi tiểu dễ dàng và diễn ra với tần suất ít hơn. 
  • Phẫu thuật tăng dung tích bàng quang: Phương pháp thứ 2 là phẫu thuật để làm tăng dung tích của bàng quang. Lúc này một phần bàng quang sẽ được thay thế bằng một phần mảnh ruột. Tuy nhiên trong suốt quãng đời còn lại, người bệnh cần sử dụng ống thông để làm trống bàng quang. 

Phương pháp kích thích thần kinh

Phương pháp cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết này đó chính là kích thích thần kinh. Xung điện sẽ được gửi đến các dây thần kinh dẫn đến bàng quang. Triệu chứng đi tiểu đêm qua đó được cải thiện rõ rệt. Phương pháp kích thích thần kinh sẽ bao gồm có 2 loại là điều trị thần kinh sơ và kích thích thần kinh xương chày. 

Với phương pháp điều trị thần kinh sơ sẽ bao gồm 2 cuộc phẫu thuật. Chip điều chỉnh nhịp tim sẽ được đưa vào cơ thể và kích hoạt. Tốc độ hoạt động của dây thần kinh liên sườn sẽ được điều chỉnh, đây là dây thần kinh có công dụng gắn kết tủy sống và bàng quang. Qua đó làm giảm triệu chứng tiểu đêm nhiều lần ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Phương pháp kích thích dây thần kinh xương chày sẽ đặt một điện cực nhỏ dưới mắt cá chân. Xung điện được truyền vào để kích thích dây thần kinh xương chày. Các xung điện sẽ kiểm soát những tín hiệu hoạt động sai lệch cải thiện dần tình trạng bệnh. Phương pháp này sẽ được điều trị trong khoảng 12 lần tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý.

Một vài lưu ý quan trọng đối với bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi

Song song với việc thực hiện các phương pháp điều trị tiểu đêm, có rất nhiều người quan niệm sai làm về căn bệnh này. Chính vì thế bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

tieu dem o nguoi tre tuoi
Cần di khám bác sĩ để phát hiện các triệu chứng tiểu đêm
  • Tiểu đêm ở người trẻ tuổi nhiều lần lặp đi lặp lại là dấu hiệu bệnh không phải là một thói quen sinh hoạt, không nên nhầm lẫn để tránh biến chứng, rủi ro. 
  • Không nên nhịn uống nước để tránh đi tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần. Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Thuốc trị tiểu đêm cho trẻ em có nhiều loại, trước khi dùng cần phải thăm khám và xin lời khuyên từ bác sĩ. Trị tiểu đêm ở trẻ mắc bệnh lý nền cần phải thật cẩn thận. 
  • Uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, không uống ngắt quãng, không tự ý sử dụng chung với các loại thuốc cảm, sốt, thuốc trị bệnh chuyên sâu… 
  • Bài thuốc Đông Y có tác dụng từ từ, ngấm dần vào cơ thể và từng bước đẩy lùi bệnh tật. Có thể trong tuần đầu bệnh chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt nhưng từ tuần thứ 2 trở đi số lần đi tiểu đêm của bạn sẽ giảm rõ rệt. Tác dụng của bài thuốc phát huy nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của người dùng, không nên nóng vội đổi sang thuốc Tây Y khi chưa cần thiết.

Tiểu đêm ở người trẻ tuổi là một trong những triệu chứng thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thói quen sinh hoạt của từng cá nhân. Tiểu đêm nếu như không được điều trị kịp thời dễ sinh biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây của chúng tôi hy vọng đã giúp bạn phần nào hiểu được các triệu chứng, cách điều trị cũng như những lưu ý đặc biệt về căn bệnh này. 

Xem thêm bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *