Tiểu nhiều có phải thận yếu? Nguyên nhân và biến chứng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu nhiều có phải thận yếu? Nhiều người thường gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng không hề biết rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Triệu chứng bệnh khi để lâu dài không chữa trị chắc chắn sẽ để lại hậu quả khó lường trước được. 

Giải đáp thắc mắc tiểu nhiều có phải thận yếu?

Đi tiểu là một hoạt động sinh lý cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Đi tiểu là cách loại bỏ các chất thải, độc tố ra ngoài cơ thể, liên quan mật thiết đến hoạt động của thận. Vậy đi tiểu nhiều lần là thận tốt hay xấu?

Thận là cơ quan làm nhiệm vụ bài tiết nước tiểu, khi chức năng thận suy giảm, lượng nước tiểu trong cơ thể không ổn định, sinh tiểu nhiều lần. Tiểu nhiều thường đi kèm với tiểu buốt hoặc tiểu rắt cùng các cơn đau rát ở bàng quang.

tieu nhieu co phai than yeu
Tiểu nhiều có phải thận yếu không? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, lượng nước tiểu trung bình của nam giới trong một ngày là từ 1,2 đến 1,7 lít còn với nữ giới là 1,2 đến 1,5 lít. Nhiều hoặc ít hơn mức này đều cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải một căn bệnh nào đó cần điều trị kịp thời. 

Tóm lại, đi tiểu nhiều lần là do thận yếu, do suy giảm chức năng thận hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn từ 7 đến 8 lần một ngày kèm theo cảm giác đau buốt dù không uống nhiều nước thì cần đến trực tiếp các cơ sở y tế tại địa phương để được thăm khám, điều trị. 

Tiểu nhiều là do nguyên nhân nào?

Tiểu nhiều có phải thận yếu hay không cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có những trường hợp tiểu nhiều thận yếu, thận bị suy giảm chức năng, làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết và quá trình loại bỏ các chất cặn bã, chất độc hại ra ngoài cơ thể. 

Cũng có trường hợp đi tiểu nhiều là do uống nhiều nước. Tóm lại triệu chứng tiểu nhiều bởi nhiều nguyên nhân hình thành. 

Đi tiểu nhiều do bệnh lý

Nguyên nhân gây nên chứng đi tiểu nhiều lần có thể là do bệnh lý. Trong đó, người mắc phải một trong các căn bệnh dưới đây có số lần đi tiểu sẽ nhiều hơn người bình thường:

tieu nhieu co phai than yeu
Nguyên nhân nào dẫn đến chứng đi tiểu nhiều?
  • Người bị sỏi thận: Khi mắc bệnh sỏi thận, số lần đi tiểu sẽ có xu hướng gia tăng. Các viên sỏi và các dị vật có trong đường tiết niệu gây kích thích bàng quang. Tiểu đêm ở người sỏi thận thường đi kèm với các triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu… Không chữa trị kịp thời nguy cơ suy thận là rất cao.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thường đi tiểu khá nhiều lần. Khi mức tiểu đường, việc điều trị chứng tiểu nhiều sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. 
  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ phát sinh. Người bệnh đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm. 
  • Bệnh nhân mắc suy thận mãn tính: Suy thận chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Khi suy thận ở cấp độ mãn tính hiện tượng tiểu nhiều xuất hiện làm chức năng cô đặc nước tiểu giảm. Nước tiểu theo đó cũng xuất hiện nhiều bọt, màu sẫm kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao…
  • Bệnh nhân ung thư bàng quang: Tiểu nhiều lần trong ngày cũng có thể là do bàng quang bị chèn ép, các khối u phát triển gây chảy máu, đi tiểu nhiều lần kèm theo các cục máu đông. 
  • Bệnh nhân đột quỵ: Người mắc chứng đột quỵ do rối loạn chức năng bàng quang, rối loạn hệ thần kinh gây tiểu nhiều và đột quỵ. 
  • Người bị huyết áp cao: Khi huyết áp tăng cao, tuyến tiền liệt bị phì đại khiến nhu cầu đi tiểu tăng.

Xem thêm

 

Đi tiểu nhiều lần do sinh lý

Tiểu nhiều có phải thận yếu? Đôi khi tình trạng này xảy ra cũng có thể do vấn đề về sinh lý. Các yếu tố dưới đây sẽ làm quá trình đi tiểu của mỗi người bị ảnh hưởng ít nhiều:

tieu nhieu co phai than yeu
Đi tiểu nhiều có thể là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
  • Độ tuổi: Người càng cao tuổi, chức năng thận sẽ càng suy giảm, nguy cơ mắc sỏi thận, thận hư, thận yếu tăng cao đi kèm với sự gia tăng về số lần đi tiểu. 
  • Tâm lý: Căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài gây mất ngủ làm hình thành nên hiện tượng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. 
  • Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống không đầy đủ, thói quen sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần. Các loại chất kích thích, đồ uống có cồn thường gây kích ứng bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. Đặc biệt sử dụng các loại này vào buổi tối trước khi đi ngủ càng khiến bàng quang căng tức. 
  • Uống thuốc lợi tiểu không đúng cách: Nhiều người có thói quen uống thuốc lợi tiểu để làm giảm triệu chứng cao huyết áp mà không hề biết rằng thuốc cũng làm ảnh hưởng đến thận, bàng quang, sinh tiểu nhiều hơn. Thuốc chữa bệnh phù thũng do xơ gan, suy tim… cũng có tác dụng tương tự. 
  • Hiện tượng bàng quang tăng hoạt: Bàng quang tăng hoạt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không cảm thấy đau rát, phụ nữ sinh con nhiều lần, phụ nữ mãn kinh thường gặp phải tình trạng này. 
  • Phụ nữ mang thai: Tiểu nhiều lần còn xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai. Nội tiết tố tiết ra từ nhau thai và dịch tử cung gây chèn ép bàng quang sinh tiểu nhiều.

Như vậy đi tiểu nhiều lần chưa chắc đã do thận yếu mà còn do nhiều nguyên nhân khác tác động vào. Ứng với mỗi nguyên nhân, phương pháp điều trị sẽ có sự khác biệt. 

Đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng thế nào với cơ thể?

Tiểu nhiều lần kem theo tình trạng tiểu buốt có mủ dù do thận hay do bệnh lý nào khác cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những biến chứng căn bệnh này mang đến cho cơ thể có thể sẽ khiến bạn bất ngờ. 

Chẳng hạn như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, sỏi thận, đái tháo đường… Đi kèm với các căn bệnh này là các triệu chứng như sau:

tieu nhieu co phai than yeu
Đi tiểu nhiều thường đi kèm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt
  • Đau lưng: Đây là dấu hiệu điển hình khi người bệnh bị suy thận kèm theo đi tiểu nhiều lần. Nước tiểu bị ứ đọng lại gây tắc nghẽn khi được chuyển từ thận xuống bàng quang. Người bệnh sẽ có cảm giác đau thắt lưng, nhức mỏi cơ thể, đau xương sống… 
  • Vàng da: Vàng da xuất hiện không chỉ khi chức năng gan suy giảm mà còn là do thận yếu. Thận có nhiệm vụ đào thải độc tố, sản sinh hồng cầu, khi thận hoạt động kém gây phát ban, mẩn đỏ, da xanh xao, ngứa râm ran và vàng da.
  • Mệt mỏi, chóng mặt: Tiểu nhiều lần trong ngày khiến cơ thể mất nước, gây ra cảm giác chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, đi đứng loạng choạng…
  • Cảm giác ớn lạnh, tứ chi run rẩy: Thực tế nhiều người mắc chứng tiểu nhiều lần cảm thấy rùng mình, ớn lạnh khi môi trường thay đổi kéo theo đó là tình trạng đau bụng, nhức đầu. 
  • Sinh lý kém: Sinh lý ở nam giới cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thận yếu, đi tiểu nhiều lần. Thận tiết ra hormone androgen và estrogen – hormone duy trì khả năng sinh lý, đẩy máu đến dương vật, xuất tinh hiệu quả quan hệ. Thận yếu làm suy giảm chức năng sinh lý gây cảm giác chán nản, giảm ham muốn tình dục. 

Lưu ý dành cho người mắc chứng tiểu nhiều lần

Tiểu nhiều lần chưa hẳn đã là biểu hiện của bệnh, người bệnh không nên quá hốt hoảng nhưng tuyệt đối cũng không nên chủ quan. Trước hết, hãy thực hiện một số thay đổi trong sinh hoạt để theo dõi cơ thể trước khi đến khám bác sĩ:

  • Một trong những cách chữa tiểu nhiều lần tại nhà là uống đủ nước. Uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ. Chia nhỏ lượng nước để cơ thể hấp thụ một cách từ từ. 
  • Không nên sử dụng rượu bia, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích gây kích ứng bàng quang. 
  • Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, đồ chua, dưa cà muối… Các thực phẩm này sẽ tác động tiêu cực vào bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn. 
  • Nước chè và cà phê có tác dụng như một chất lợi tiểu, sử dụng quá nhiều sẽ làm phát sinh triệu chứng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Các loại gia vị cay nóng, ngọt lịm cũng không nên sử dụng. Các gia vị này có tác dụng lợi tiểu làm gia tăng số lần đi vệ sinh của người bệnh. 
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Không tự ý uống thuốc, tự ý điều trị bệnh tại nhà để tránh gây nên những biến chứng ngoài ý muốn. 
  • Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh để không làm ảnh hưởng đến quá trình lọc thận, bài tiết độc tố. 

Tiểu nhiều có phải thận yếu? Những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời. Thực tế không phải trường hợp tiểu nhiều nào cũng nguy hiểm đến tính mạng, tiểu nhiều cũng có thể là do sinh lý. Hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất. 

Xem thêm bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *