Tiểu rắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu rắt là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Hiện tượng này ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy tiểu rắt là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng đái rắt là gì? Làm thế nào để điều trị hiệu quả?

Tiểu rắt là hiện tượng gì? Triệu chứng bệnh

Tiểu rắt là hiện tượng người bệnh đi tiểu nhiều lần trong một ngày, mỗi lần tiểu thường rất ít và tiểu nhiều vào ban đêm. Như thế nào là tiểu nhiều lần? Thông thường, người bình thường chỉ đi tiểu 5-6 lần trong một ngày và không tiểu vào ban đêm.

Người tiểu rắt thường tiểu lên tới 10-20 lần/ngày đêm. Kèm theo tiểu nhiều lần, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như tiểu không tự chủ, tiểu són, hoặc thay đổi màu nước tiểu.

Người bị mắc chứng tiểu rắt thường gặp phải các dấu hiệu sau đây:

tieu rat
Người mắc chứng tiểu rắt thường cảm thấy tiểu đau, tiểu ra máu, đau vùng lưng hông, tiểu không kiểm soát được…
  • Luôn cảm thấy muốn đi tiểu, tiểu không kiểm soát được.
  • Khi tiểu có cảm giác đau, tiểu ra máu.
  • Nước tiểu có màu hồng, có thể có cả cục máu đông trong nước tiểu.
  • Bụng dưới bị đau, bàng quang căng tức.
  • Đau vùng lưng hông.

Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh bị tiểu ra máu kèm theo một số dấu hiệu như thay đổi độ đục, màu sắc của nước tiểu, tiểu nhiều lần mặc dù uống ít nước, không nhịn được tiểu lâu, người bị sút cân, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây tiểu rắt

Tiểu rắt là tình trạng phổ biến, mỗi người ít nhất cũng mắc một lần, xuất phát từ một số thói quen sinh  hoạt xấu như uống nhiều hoặc quá ít nước, sử dụng đồ uống có khả năng kích thích bàng quang, căng thẳng…

Ngoài ra, hiện tượng này còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp một số bệnh lý như:

  • Viêm đường tiết niệu: Một số bệnh về viêm đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận… Người bệnh khi gặp các bệnh lý này đều bị tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai và màu đục.
  • Sỏi và các dị vật đường tiết niệu: Khi sỏi hoặc các dị vật có trong đường tiết niệu sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, dẫn đến tiểu nhiều lần, kèm theo một số triệu chứng như tiểu đau, tiểu máu và tiểu buốt.
  • Bệnh lậu: Người bị bệnh lậu cũng gặp phải tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu có mùi hôi kèm theo những triệu chứng như sưng đau, ngứa rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục và xuất tinh sớm.
  • Hội chứng bàng quang kích thích: Hội chứng bàng quang bị kích thích là tình trạng rối loạn các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu như cơ chóp bàng quang, cơ thắt niệu đạo, cơ sàn chậu… Bệnh lý này khiến người bệnh gặp nhiều chứng như tiểu rắt, tiểu són và tiểu không tự chủ…
  • Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới: Trường hợp nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt hoặc u xơ tuyến tiền liệt cũng gặp phải các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu nhiều lần kèm theo tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, tiểu bí…

Tiểu rắt ảnh hưởng đến người bệnh ra sao?

Tiểu rắt mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Cụ thể:

tieu rat
Tiểu rắt mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày
  • Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình: Người bị chứng tiểu rắt có thể xuất tinh sớm, dẫn đến gián đoạn “cuộc yêu”, nếu không chữa sớm sẽ gây rạn nứt hạnh phúc của gia đình.
  • Xấu hổ, tự ti: Người bệnh không thể kiểm soát việc đi tiểu, tiểu ra ngoài ý muốn, khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ti vì mùi khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến công việc: Tiểu rắt vào ban đêm kéo theo tình trạng mất ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tiểu rắt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp tăng, đặc biệt là ở những người già.

Ngoài ra, tiểu rắt rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến, vỡ mạch máu não… bởi tình trạng này diễn ra khá nhanh trong thời gian ngắn nên người bệnh không kịp thích nghi và phản ứng, từ đó dẫn đến hiện tượng căng mạch máu não và khó thở.

Chính vì vậy, nếu tình trạng tiểu rắt kéo dài trong nhiều ngày liên tục kèm theo một số biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp sớm nhất có thể.

Cách điều trị tiểu rắt hiệu quả, an toàn

Tiểu rắt không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến công việc và hạnh phúc gia đình của người bệnh. Chính vì vậy, đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và loại bỏ bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.

Mẹo chữa tiểu rắt tại nhà đơn giản

Ban đầu, khi tình trạng tiểu rắt đang còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản mà lại vô cùng an toàn và hiệu quả sau đây:

tieu rat
Bí xanh có tính mát và có tác dụng chữa tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả
  • Bí xanh: Bí xanh có tính mát và có tác dụng chữa tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy bí xanh, đem gọt vỏ rồi giã lấy nước cốt, cho thêm một chút muối vào uống. Ngoài ra, bạn có thể ăn sống hoặc luộc bí xanh lên ăn. Sử dụng liên tục trong 10 ngày các triệu chứng tiểu buốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
  • Rau đắng: Rau đắng cũng là một trong những loại thảo dược chữa tiểu rắt rất hiệu quả. Loại rau này có vị đắng, được sử dụng để giải độc, thanh lọc cơ thể và giảm các triệu chứng táo bón và tiểu nhiều. Người bệnh chỉ cần rửa sạch, sấy khô rồi đun với lượng nước vừa đủ uống thay trà hàng ngày. Kiên trì áp dụng trong 2 tuần liên tiếp để mang lại hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây

Nếu áp dụng các mẹo dân gian tại nhà vẫn không mang lại tác dụng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định cách điều trị phù hợp.

Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây để giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng đái rắt. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ do thuốc trị tiểu rắt gây ra.

Một số loại thuốc Tây phổ biến được chỉ định để điều trị tình trạng đái rắt là:

  • Nhóm thuốc kháng quinolon (Ciprofloxacin 500mg, Peflacin 400mg): Có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiểu.
  • Thuốc kháng sinh Metronidazole Micro®: Được chỉ định nhằm ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường âm đạo gây viêm phụ khoa, đồng thời giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn.
  • Nhóm kháng Alpha 1 (Alfuzosin, Doxazosin, Terazosin): Có tác dụng làm giãn các cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cơ bàng quang, giúp mở rộng ống niệu đạo và nước tiểu dễ dàng đưa ra ngoài hơn.

Phương pháp Đông y

Người bệnh thường áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa dứt điểm hiện tượng tiểu rắt. Các bài thuốc này vô cùng an toàn và được gia giảm nguyên liệu phù hợp với từng đối tượng người bệnh khác nhau.

Người mắc chứng tiểu rắt có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y hiệu nghiệm sau đây:

tieu rat
Người bệnh thường áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa dứt điểm hiện tượng này
  • Bài thuốc 1: Chi tử (sao đen), Huyết dụ, Rau má, Lá tre, Hoa hòe (sao vàng) mỗi loại 16g, Đậu đen 20g, Sinh địa 10g.
  • Bài thuốc 2: Kim tiền thảo, Vỏ bí ngô, Đinh lăng, Rau diếp mỗi loại 20g, Trạch tả 1g.
  • Bài thuốc 3: Thổ linh, Thương nhĩ, Kim ngân, Mã đề mỗi loại 20g.

Đem tất cả các nguyên liệu này sắc lấy nước uống mỗi ngày, kiên trì áp dụng trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm

Lưu ý khi bị tiểu rắt

Để điều trị và phòng ngừa tình trạng tiểu rắt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Xây dựng thói quen, lối sống sinh hoạt khoa học, hợp lý: Uống nhiều nước nhưng hạn chế uống vào ban đêm, tránh sử dụng các loại đồ uống gây kích thích bàng quang…
  • Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng thói quen, lối sống sinh hoạt khoa học, hợp lý: Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại đồ uống gây kích thích bàng quang…
  • Ngăn ngừa căng thẳng: Lên kế hoạch làm việc để sắp xếp mọi việc cân đối, hợp lý, tránh làm việc quá tải hoặc căng thẳng:
  • Luyện tập thể dục, thể thao: Tạo thói quen mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập thể thao, nhằm nâng cao sức khỏe cũng như thư giãn tinh thần hiệu quả.

Tiểu rắt không những ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần điều trị bệnh sớm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để phòng ngừa các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

Đọc ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *