Tiểu rắt khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu rắt là một trong những hiện tượng phổ biến, thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên căn bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân gây ra bệnh tiểu rắt khi mang thai, phương pháp điều trị và những lưu ý quan trọng nhất. 

Bệnh tiểu rắt khi mang thai có nguy hiểm không? Biểu hiện gì?

Phụ nữ khi mang bầu cơ thể thay đổi, chỉ cần ăn uống không đủ chất, ngủ nghỉ không điều độ rất dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai đó chính là đi tiểu rắt

Bệnh này vốn không nguy hiểm nếu như nguyên nhân là do cơ thể thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần phải theo dõi thêm để tránh rủi ro ngoài ý muốn. 

tieu rat khi mang thai
Bệnh tiểu rắt có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân là do đâu?

Tình trạng tiểu rắt ở nữ giới có thể đi kèm với các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, đau bụng, đau lưng, buồn nôn liên tục, giảm cân đột ngột, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu,… Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ cần theo dõi kỹ và đi khám tại các cơ sở y tế tại địa phương. 

Nguyên nhân gây tiểu rắt khi mang thai

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu rắt khi mang thai: 

Do thay đổi nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai đó chính là do thay đổi nội tiết tố. Triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ sau đó giảm rõ rệt bắt đầu từ tháng thứ tư. 

Lúc này các chất lỏng và máu được bài tiết qua thận sẽ tăng, bàng quang bị chèn ép do sự phát triển của thai nhi dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều nhưng lượng nước thải ra lại khá ít. kèm theo đó là các triệu chứng đau rát, khó chịu.

Khi phụ nữ mang thai, lượng lượng hormone HCG sẽ đào thải nhiều hơn gây tiểu nhiều. Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, bàng quang sẽ ít bị chèn ép, hiện tượng đi tiểu rắt giảm rõ rệt. 

Đến khi thai phụ ở trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ quay về vị trí gần bàng quang chuẩn bị chào đời. Lúc này hiện tượng tiểu rắt khi mang thai tháng cuối lại xuất hiện và biến mất sau khi sinh em bé.  

Tiểu rắt do bệnh lý

Phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu rắt cũng có thể là do đã mắc bệnh từ trước đó. Nhất là các bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu hay bệnh xã hội. Chẳng hạn:

  • Các bệnh phụ khoa: Tiểu rắt ở bà bầu xuất hiện khi mắc phải các căn bệnh như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Khi mang bầu, đi tiểu nhiều, âm đạo của phụ nữ sẽ luôn ở trong trạng thái ẩm ướt. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ gây viêm nhiễm, nấm ngứa hình thành nên các bệnh phụ khoa. Hiện tượng tiểu rắt xảy ra ngày càng nhiều hơn. 
  • Các căn bệnh xã hội: Bệnh lậu hay mọc mụn ở bộ phận sinh dục cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đi tiểu rắt khi mang thai. Khi mắc bệnh này bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống tình duc. 
  • Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Phụ nữ mang thai mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng rất dễ bị tiểu rắt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, có tới hơn 60% phụ nữ mắc phải. 

Ngoài tình trạng tiểu rắt khi mang thai, tiểu rắt sau sinh thường, tiểu rắt sau sinh mổ cũng thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này kéo dài rất dễ sinh ra các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung. Nếu không đi khám bác sĩ kịp thời có thể dẫn đến ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Xem thêm

Bị tiểu rắt khi mang thai có cần khám bác sĩ không?

Nhiều bà bầu thắc mắc khi mắc phải chứng đi tiểu rắt khi mang thai có cần đi khám bác sĩ không. Thực tế nếu nguyên nhân gây bệnh là do thay đổi nội tiết tố thì chỉ sau 3 tháng đầu là hiện tượng này sẽ biến mất. Chỉ cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ là được. 

tieu rat khi mang thai
Bệnh tiểu rắt khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tuy nhiên cũng có những trường hợp đến tháng thứ 4 của thai kỳ rồi mà bệnh tiểu rắt chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. Kèm theo đó người bệnh còn thấy xuất hiện thêm rất nhiều triệu chứng như đau rát, nóng trong người, khó chịu, buồn nôn kéo dài… Lúc này, rất có thể bộ phận sinh dục của bạn đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng tiểu. Cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ phương pháp điều trị phù hợp nhất. Không nên mua thuốc về tự điều trị hay chủ quan về các dấu hiệu bệnh gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Phương pháp điều trị tiểu rắt cho phụ nữ có bầu

Có rất nhiều cách chữa tiểu rắt cho bà bầu, tuy nhiên khi áp dụng cần cân nhắc về thể trạng người bệnh cũng như nguyên nhân tiểu rắt là do đâu. Tiểu rắt khi mang thai có thể chữa bằng các bài thuốc Đông Y, Tây Y hay điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. 

Chữa tiểu rắt khi mang thai bằng phương pháp Đông Y

Một trong những cách điều trị chứng tiểu rắt hiệu quả nhất đó chính là sử dụng các bài thuốc Đông Y. Nên lựa chọn các phòng khám uy tín để gia tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh chóng được chữa lành. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu rắt số 1

  • Nguyên liệu: 9g thăng ma, 9g tang phiêu, 9g nhân sâm, 9g bạch truật 9g, 15g hoàng kỳ và 15g mạch môn đông. 
  • Thực hiện: Chuẩn bị ấm sắc thuốc, đun tất cả các nguyên liệu trên bếp với lửa vừa phải. Chắt lấy phần nước và uống mỗi ngày 1 thang, sau 1 tháng bệnh sẽ giảm rõ rệt. 

Bài thuốc chữa tiểu rắt số 2

  • Nguyên liệu: 9g trúc diệp, 9g hắc chi tử, 9g phục linh, 12g bạch thược, 12g sinh địa, 12g kim ngân hoa, 9g hoàng cầm, 6g cam thảo, 6g đăng tâm thảo và 9g xa tiền thảo.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu chuẩn bị đem đi sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống một lần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. 

Bài thuốc chữa tiểu rắt số 3

  • Nguyên liệu: Phượng vĩ thảo 30g và nước vo gạo 
  • Thực hiện: Phượng vĩ thảo đem đi sắc với nước vo gạo để uống. Chú ý chỉ lấy nước vo gạo lần 2 không lấy nước vo lần 1. Sắc thuốc đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp và sử dụng. Uống mỗi ngày 2 lần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả sau 1 tháng sử dụng. 

Chữa tiểu rắt bằng phương pháp Tây Y

Cách thứ 2 có thể áp dụng khi chữa tiểu buốt tiểu rắt đó là sử dụng phương pháp Tây Y. Cách này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn các bài thuốc Đông Y nhưng nguy cơ gây ra tác dụng phụ cũng sẽ cao hơn. Sử dụng thuốc không cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 

Tiểu rắt do bệnh xã hội hay bệnh phụ khoa cần phải đi khám bệnh để đề ra bài thuốc phù hợp nhất. Đối với mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dùng một số loại như Erythromycin, Amoxicillin hoặc Penicillin. Nhưng cần uống đúng theo lời khuyên của bác sĩ bệnh mới nhanh khỏi. 

Chữa bệnh tiểu rắt tại nhà

Bệnh tiểu rắt khi đang ở trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như sắn dây, mồng tơi hay bí xanh, vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể, lại tốt cho mẹ bầu và thai nhi. 

Chữa tiểu rắt bằng bí xanh 

Trong tự nhiên, bí xanh có tính mát, dùng để chữa nóng gan, lợi tiểu. Bí xanh chữa tiểu rắt cực kỳ tốt, mẹ bầu có thể tham khảo để sử dụng mỗi ngày. 

  • Nguyên liệu: Bí xanh 500g
  • Thực hiện: Bí xanh sau khi mua về gọt sạch vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Sau khi nghiền nát, chắt bí lấy nước và dùng mỗi ngày 2 lần. Mẹo này vừa đơn giản lại đem lại hiệu quả chữa bệnh cao. 

Chữa bệnh tiểu rắt bằng sắn dây

Bệnh tiểu rắt có thể điều trị bằng sắn dây khi các triệu chứng bệnh đang ở trong giai đoạn đầu. Sắn dây có vị ngọt mát với khả năng thông đường tiết niệu vô cùng hiệu quả. 

  • Nguyên liệu: Sắn dây 1kg 
  • Thực hiện: Gọt sạch vỏ sắn dây sau đó thái thành những miếng vừa ăn. Thái mỏng để khi phơi sắn nhanh khô hơn sau đó đem đi sấy giòn. Sắn dây sau khi sấy giã thật nhỏ và đựng vào bát. Đem rây bột cho thật mịn sau đó uống mỗi ngày. 

Chữa tiểu rắt bằng râu ngô

Sử dụng râu ngô để chữa bệnh tiểu rắt khi mang thai cũng là một trong những giải pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, râu ngô còn có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản.

  • Nguyên liệu: Râu ngô 
  • Thực hiện: Râu ngô sau khi cắt từ bắp rửa sạch lại một lần với nước. Chuẩn bị một nồi nước đun sôi râu ngô và uống ngày từ 2 đến 3 lần. Sau khoảng 2 tuần các triệu chứng đau rát sẽ giảm rõ rệt. 

Chữa tiểu rắt bằng mồng tơi 

Mồng tơi là loại rau rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Mồng tơi nấu canh có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, nhất là trong mùa hè oi ả. Ngoài ra loại rau này còn làm mát gan, chữa bệnh tiểu rắt khi mang thai. 

  • Nguyên liệu: Rau mồng tơi 300g
  • Thực hiện: Rửa thật sạch rau mồng tơi đã chuẩn bị sau đó đun với nước đến khi sôi. Uống nước mồng tơi mỗi ngày để chữa bệnh tiểu rắt. 

Mẹo hữu ích với bệnh đi tiểu rắt

Chữa bệnh tiểu rắt bằng thuốc Đông Y, Tây Y hay chữa bệnh tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên cũng được nhưng bạn cần kết hợp thêm một lối sinh hoạt khoa học, tập luyện và ăn uống sao cho điều độ. Phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc như bài tập Kegel cũng có tác dụng đẩy lùi tình trạng bệnh vô cùng hiệu quả. Hay tư thế đi tiểu khoa học cũng giúp bệnh nhanh khỏi hơn. 

Bài tập Kegel điều trị tiểu rắt

Bên cạnh bài tập như đi bộ nhẹ nhàng, việc luyện tập Kegel cũng sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh đái rắt khá cao. Bài tập này sẽ giúp bảo vệ xương khớp, tăng cường sức dẻo dai cho vùng xương chậu, giảm các cơn đau, nhức mỏi. Các bước thực hiện như sau:

  • Thực hiện động tác nhịn tiểu trong vòng 10 giây. Động tác này còn có tên gọi khác là co cơ âm đạo. 
  • Sau khi nhịn tiểu 10 giây bạn thả lỏng cơ thể trong tầm 5 giây sau đó lại tiếp tục nhịn tiểu 10 giây, lặp đi lặp lại hành động này trong khoảng 10 lần. Sau khi đã quen dần với cường độ bạn tăng số giây nhịn tiểu lên 20 lần và lặp đi lặp lại theo đúng quy luật trên. 

Một lưu ý nhỏ với những bà bầu có ý định tập bài Kegel đó chính là tuyệt đối không đi tiểu trong quá trình luyện tập. Đi tiểu sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, bệnh không những không được đẩy lùi mà thậm chí còn nặng hơn. Thời gian lý tưởng nhất để đi tiểu là sau khi tập từ 2 đến 3 phút hoặc trước khi tập 5 phút.

Tư thế đi tiểu làm giảm triệu chứng bệnh

Nhiều người không tin rằng tư thế đi tiểu có thể cải thiện bệnh tiểu rắt khi mang thai. Những thực tế yếu tố này lại đem lại hiệu quả bất ngờ khi bạn thực hiện thường xuyên. Khi đi vệ sinh, bạn hơi nghiêng người để lượng nước tiểu có trong bàng quang được thải hết ra bên ngoài. Độ nghiêng tốt nhất là từ 45 đến 60 độ. Đây là cách làm hạn chế số lần đi tiểu, nước tiểu ra nhiều hơn và đỡ đau rát.

Nhiều người do sợ đau nên áp dụng cách hạn chế uống nước ở mức tối đa nhưng thực tế đây lại là quan niệm sai lầm. Uống đủ nước làm cơ thể gia tăng quá trình trao đổi chất, điều hòa tuyến mồ hôi và tăng sức đề kháng. Uống nước ít không hề làm giảm triệu chứng tiểu rắt mà trái lại còn gây nên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, da khô… Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bé yêu nhà bạn. 

Những lưu ý quan trọng cho bà bầu mắc bệnh đi tiểu rắt

Tiểu rắt khi mang thai tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm để các triệu chứng bệnh nhanh chóng được điều trị kịp thời. Mẹ bầu cần lưu ý:

tieu rat khi mang thai
Cần đi khám bác sĩ khi bệnh xuất hiện những cơn đau quặn ở bộ phận sinh dục
  • Cần đi khám bác sĩ để có được cách điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị tiểu rắt sẽ gây hậu quả khó lường. 
  • Không ăn các loại thực phẩm chua, cay, nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 
  • Bổ thêm rau củ, quả, các loại thực phẩm giàu vitamin C, B để giúp cơ thể tăng sức đề kháng. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày và nên uống nước ấm. Theo khuyến cáo mỗi người nên dung nạp vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày, uống từ từ, uống đều đặn không nên uống dồn dập cũng một lúc. 
  • Không nên nhịn tiểu lâu sẽ làm tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục đều đặn, thường xuyên để tránh gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. 
  • Khi lựa chọn đồ lót nên chọn những loại có khả năng co giãn tốt, mềm mại và không chật.  

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn bệnh tiểu rắt khi mang thai, những nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất. Cần lưu ý giữ cho thân thể thật sạch sẽ, vệ sinh vùng kín thường xuyên để không gây ra viêm cổ tử cung, viêm nhiễm đường tiết niệu. Cuối cùng hãy tập cho mình một thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho điều độ để cải thiện tình trạng bệnh. 

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Có thể bạn chưa biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *