Tìm hiểu bệnh tiểu rắt ở nữ giới: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu rắt ở nữ giới là triệu chứng ngày càng có nhiều người mắc phải. Tiểu rắt gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Tiểu bị rắt có thể dấu hiệu của những chứng bệnh liên quan tới tiết niệu hoặc bệnh phụ khoa. Người bệnh cần sớm lựa chọn các phương pháp điều trị tích cực để đẩy lùi bệnh càng sớm càng tốt. 

tieu rat o nu gioi
Tìm hiểu về bệnh tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu rắt ở nữ là gì? Biểu hiện

Tiểu rắt ở nữ là triệu chứng bất ổn của cơ thể. Người bệnh không thể kiểm soát hoạt động đi tiểu. 

Bàng quang mất kiểm soát và sinh ra hiện tượng tiểu nhỏ giọt nhiều lần trong ngày. Lượng nước tiểu thải ra mỗi lần rất ít nhưng lại có tần suất cao từ sáng tới tối. Người bệnh bị tiểu rắt luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi vì chứng bệnh gây phiền toái, ảnh hưởng tới quá trình lao động, học tập và nghỉ ngơi.

Những biểu hiện thường gặp nhất ở người bệnh bị tiểu rắt gồm:

  • Người bệnh liên tục muốn đi tiểu, nhưng lượng nước tiểu thải ra rất ít, thậm chí là nhỏ giọt.
  • Người bệnh khi đi tiểu không ra nước nhưng vẫn luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Bệnh nhân khi đi tiểu nước có màu đục, mùi hôi nồng. Nặng hơn là dấu hiệu tiểu rắt ra máu ở nữ giới, hoặc tiểu có mủ, đi tiểu đau buốt.
  • Bộ phận sinh dục của người tiểu rắt có cảm giác đau rát. Cơ thể thường mệt mỏi, uể oải, buồn nôn và có thể sốt nhẹ.

Nguyên nhân tiểu rắt ở phụ nữ hiện nay là gì?

Vì sao chúng ta lại bị tiểu rắt? Thực tế, chứng tiểu rắt ở nữ giới có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Y học hiện nay đang sắp xếp các nguyên do gây bệnh tiểu rắt thành 2 nhóm gồm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Tiểu rắt rất có thể xảy ra do các yếu tố sinh lý tác động. Cụ thể, những yếu tố mà người bệnh cần quan tâm gồm:

  • Thói quen vệ sinh: Cơ quan sinh dục vốn là một trong những cơ quan có cấu trúc phức tạp trong cơ thể. Khi các bạn không thực hiện các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Đặc biệt sau khi người bệnh quan hệ tình dục hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc người mặc quần lót quá bó chặt, sử dụng băng vệ sinh thiếu sạch sẽ cũng dễ mắc bệnh.
  • Quan hệ tình dục thiếu an toàn: Việc người bệnh quan hệ tình dục thô bạo, bừa bãi sẽ rất dễ làm cơ quan sinh dục bị tổn thương, viêm nhiễm. Tình trạng viêm kéo dài làm bàng quang và niệu đạo chịu ảnh hưởng. Người bệnh khó có thể tránh khỏi biểu hiện tiểu rắt. 
  • Dị ứng bởi các chất tẩy rửa: Nữ giới còn có thể mắc phải tiểu rắt khi sử dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh và bị dị ứng. Các phản ứng dị ứng làm tổn thương âm đạo gây ra hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Ngoài ra, chứng tiểu rắt ở nữ còn có thể xảy ra do thói quen thụt rửa vệ sinh âm đạo quá sâu hoặc các chị em thường xuyên nhịn tiểu. 
tieu rat o nu gioi
Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Nguyên nhân bệnh lý

Cùng với các yếu tố sinh lý, có khá nhiều bệnh lý có thể gây ra bệnh tiểu rắt hiện nay. Phụ nữ mắc các bệnh sau đây sẽ có khả năng bị tiểu rắt cao hơn.

  • Viêm đường tiết niệu

Dựa trên các số liệu thống kê cho thấy, có đến gần 70% nữ giới bị tiểu rắt do mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh nhân bị các vi khuẩn E.coli xâm nhập đường tiết niệu và gây ra các triệu chứng: Tiểu rắt, vùng kín bị ngứa, sưng, đau bụng vùng dưới đặc biệt là khi quan hệ.

  • Viêm bàng quang

Chứng viêm bàng quang có thể xuất phát từ nguyên nhân người bệnh vệ sinh vùng kín sai cách, quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn, quần lót bó chặt gây ẩm nấm. Các bạn không sớm chữa trị sẽ gây viêm nhiễm liên quan tới khu vực âm đạo cũng như cổ tử cung.

Người bệnh có thể nhận biết chứng viêm bàng quang thông qua các triệu chứng: Tiểu rắt, tiểu buốt, bệnh nhân thấy nước tiểu có mùi lạ, màu đục và có thể kèm mủ, máu. Người bệnh đồng thời có cảm giác đau khu vực bụng dưới, xuất hiện sốt nhẹ. 

  • Viêm âm đạo

Đây là tình trạng âm đạo bị các vi khuẩn tấn công gây mất cân bằng và viêm nhiễm. Chứng viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến mà bất cứ nữ giới nào cũng có thể mắc phải Trong đó, loại nấm gây viêm chủ yếu là nấm Candida, Trichomonas hoặc do tạp khuẩn gây bệnh.

Người bệnh ngoài triệu chứng tiểu rắt sẽ thấy kinh nguyệt bị rối loạn, xuất hiện nhiều khí hư, đau bụng dưới khi quan hệ và khi hư có màu biến đổi, mùi hôi khó chịu. 

  • Sỏi đường tiết niệu

Bệnh sỏi đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây ra chứng tiểu rắt. Sỏi cọ sát vào niêm mạc tiết niệu gây kích thích niêm mạc, làm viêm bàng quang và tiết niệu. Chứng bệnh này còn có thể dẫn tới viêm thận do các vi khuẩn lây lan ngược lên trên. 

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu gồm: Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ. Người bệnh bị các cơn đau bất ngờ ở thận, đau lan ra thắt lưng. Đồng thời, bệnh nhân sẽ thấy bị bí tiểu, buồn nôn và sốt kèm cảm giác ớn lạnh.

Ngoài các bệnh lý trên, nữ giới còn có thể mắc phải chứng tiểu rắt do bị viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu hoặc phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị tiểu rắt. 

Cách chữa tiểu rắt ở phụ nữ tốt nhất hiện nay

Chứng tiểu rắt gây ra nhiều khó chịu cũng như ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của chúng ta. Tiểu rắt kéo dài làm suy giảm giấc ngủ, ảnh hưởng tới công việc cũng như học tập của người bệnh. Để có thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị như sau.

Tây y điều trị chứng tiểu rắt

Tây y là phương pháp chữa trị tiểu rắt được nhiều chị em lựa chọn, bởi các loại thuốc trị tiểu rắt phát huy hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh sớm cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt. Những loại thuốc thường được sử dụng trong các đơn thuốc của người bệnh gồm:

tieu rat o nu gioi
Các phương thuốc được sử dụng trong Tây y
  • Thuốc Nitrofurantoin: Đây là một dạng thuốc kháng sinh được sử dụng để cải thiện trứng tiểu rắt trong trường hợp bệnh nhân không bị tổn thương niệu đạo. Thuốc giúp cản trở tổng hợp Protein cũng như cá DNA và tế bào vi khuẩn. 
  • Thuốc Oxybutynin: Thuốc có công dụng hạn chế co thắt bàng quang và đẩy lùi triệu chứng tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bằng dạng viên nén hoặc miếng dán trên da tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Trospium: Trospium mang đến khả năng làm giãn các cơ tại bàng quang và giúp bệnh nhân kiểm soát tiểu tiện hiệu quả. Thuốc còn phát huy khả năng giảm cảm giác buồn tiểu hay giảm hiện tượng rò rỉ nước tiểu.

Đây đều là những loại thuốc cần kê đơn, vì vậy người bệnh muốn sử dụng phải tới các bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn cụ thể. Bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng liệu trình sẽ có kết quả điều trị như mong muốn. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng cho bệnh nhân.

Mẹo chữa tiểu rắt trong dân gian

Dân gian ta từ xưa cũng đã có rất nhiều bài thuốc điều trị tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới. Các bài thuốc đều dùng nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm và cũng rất dễ sử dụng. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc chữa tiểu rắt đơn giản như:

  • Lá mồng tơi: Người bệnh chuẩn bị 100g lá mồng tơi đã rửa sạch, ngâm nước muối và nấu với 500ml nước. Người bệnh chắt lấy nước mồng tơi để uống hàng ngày sẽ giảm tiểu rắt khá hiệu quả.
  • Bột sắn dây: Hàng ngày, các chị em bị tiểu rắt có thể pha bột sắn dây với nước ấm để uống. Bột sắn dây nên sử dụng ít nhất 10 ngày để người bệnh có thể thấy chứng tiểu rắt được cải thiện rõ rệt.
  • Giá đỗ: Các bạn dùng giá đỗ đã ngâm nước muối loãng và rửa sạch, nấu giá đỗ với lượng nước và đủ để lấy phần nước uống. Người bệnh có thể thêm một chút đường vào nước giá đỗ để dễ uống hơn. Nước giá đỗ có thể uống 4 – 5 lần mỗi ngày nhưng chúng ta hạn chế uống vào buổi tối.

Tham khảo

tieu rat o nu gioi
Người bệnh có thể tham khảo mẹo chữa từ dân gian

Phương pháp phòng ngừa chứng tiểu rắt

Chứng tiểu rắt có thể phòng ngừa hiệu quả nếu chúng ta áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Chúng ta uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tích cực bổ sung các loại rau củ quả để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Các chị em cần giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Chúng ta nên mặc các loại quần lót mềm, thông thoáng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa thành phần tẩy rửa mạnh hoặc chất kích ứng cần hạn chế sử dụng. Các bạn không thụt rửa âm đạo quá sâu làm mất cân bằng pH.
  • Ngoài ra, các bạn không nên nhịn tiểu, có lối sống tình dục lành mạnh, đảm bảo an toàn. Chúng ta cũng nên luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe. 

Những thông tin quan trọng nhất về bệnh tiểu rắt ở nữ giới đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng người bệnh qua đây sẽ có những cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu có các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cùng chủ đề

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *