Bệnh lý trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là nỗi lo lắng, thắc mắc của rất nhiều người bệnh, bởi bệnh trào ngược gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ gửi bạn đọc những thông tin chi tiết nhất xoay quanh vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu.
Giải đáp bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Hiện tượng trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất dịch dạ dày, acid dịch vị (acid HCl, pepsin, dịch mật,…) và thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng này có tần suất xảy ra nhiều nhất là sau khi ăn.
Các đối tượng có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao gồm người béo phì, người bệnh tiểu đường, người thường xuyên hút thuốc, người bị hen suyễn, nghiện rượu bia, người bị thoát vị cơ hoành, phụ nữ mang thai, người bị bệnh mô liên kết,…

Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm tận gốc thì có thể sinh ra các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Viêm đường hô hấp: Axit trào ngược lên thực quản thường xuyên sẽ ăn mòn thực quản, hầu họng, gây ra các bệnh lý về đường hô hấp trên như ho, rát họng, đau họng, viêm họng, viêm amidan,…
- Loét thực quản: Lượng axit ở dạ dày khỉ tràn ngược lên trên sẽ ăn mòn mô thực quản, gây ra tình trạng nhiễm trùng, lâu dần hình thành các vết loét và chảy máu khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
- Hẹp thực quản: Khi axit ăn mòn các mô thực quản sẽ tạo ra các vết sẹo, làm hẹp thành thực quản, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt, họng đau rát khi nuốt.
- Ung thư thực quản: Đây là nguy cơ nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày do axit làm thay đổi ở vị trí mô lót thực quản, sinh ra các mô dị sản ác tính, tăng nguy cơ ung thư thực quản. Về lâu dài, các mô dị sản có thể di căn sang gan, phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, khẳng định một lần nữa về vấn đề “trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?” đó là có nguy hiểm. Đặc biệt là khi không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ sinh ra các biến chứng rất nguy hiểm như kể trên. Vì vậy, mọi người hãy chú ý theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên, định kỳ, khi phát hiện các triệu chứng trào ngược thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp cải thiện kịp thời.
Bị bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không?
Ngoài những thắc mắc về bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, nhiều người cũng băn khoăn không biết trào ngược dạ dày có khỏi được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể chữa được. Người bệnh chỉ cần kiểm soát lượng acid dịch vị tiết ra trong dạ dày thì bệnh sẽ sớm cải thiện và chấm dứt.
Tuy nhiên, người bệnh cần nhanh chóng điều trị bệnh trào ngược càng sớm càng tốt. Bởi khi bệnh còn nhẹ thì tỷ lệ chữa thành công sẽ cao hơn, thời gian trị bệnh cũng được rút ngắn hơn. Rất nhiều trường hợp trào ngược chỉ bắt đầu chữa trị khi các triệu chứng đã chuyển nặng, gây ra các biến chứng. Điều này đã làm cho công tác điều trị trở nên khó khăn hơn.
Vậy, người bị trào ngược có thể điều trị bằng những cách nào? Có 4 hướng điều trị trào ngược chính, đó là:
- Điều trị bằng cách thay đổi phương thức sinh hoạt, thay đổi lối sống:
Người bệnh trào ngược nên ăn uống có kiểm soát, không nên ăn quá no, để bụng đói quá lâu hoặc ăn quá khuya. Thay vào đó nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, bữa ăn cách xa giấc ngủ ít nhất 3 tiếng. Ngoài ra, khi nằm ngủ, người bệnh nên kê cao gối, kết hợp nằm nghiêng trái để hạn chế tình trạng trào ngược xảy ra.

- Điều trị bằng Đông y:
Phương pháp đông y trị trào ngược dạ dày cho độ an toàn và hiệu quả sâu từ căn nguyên của bệnh. Các bài thuốc không chỉ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh mà còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể.
Do đó, chúng có thể dùng được cho các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh chữa trị bằng đông y cần kiên trì dùng thuốc đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả như ý.
- Điều trị bằng thuốc Tây y:
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thường được nhiều người bệnh lựa chọn do thuốc uống thường đem lại hiệu quả giảm đau tại chỗ. Thông thường bệnh nhân sẽ được kê đơn các loại thuốc anti hidro ( như Tagamet, Zantac, Pepcid), thuốc kháng axit (như Maalox, Mylanta), thuốc ức chế bơm proton (như Prevacid, Zegerid, Aciphex) và các loại thuốc kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, dùng thuốc tây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt,…
- Can thiệp ngoại khoa:
Với các trường hợp bệnh quá nặng, không thể điều trị bằng các biện pháp như đề cập bên trên thì sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Thông thường, người bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ hở hoặc mổ nội soi. Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi vẫn được áp dụng nhiều hơn cả do tính an toàn cao, thời gian hồi phục sau phẫu thuật ngắn và ít gây biến chứng.
Cách chăm sóc và phòng tránh trào ngược dạ dày tái phát
Bệnh trào ngược dạ dày nguy hiểm hay không ngoài phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh thì nó còn phụ thuộc vào cách chăm sóc và biện pháp phòng tránh tái phát của người bệnh sau điều trị. Mọi người nên biết rằng, khi bệnh tái phát thì khả năng điều trị khỏi lần sau càng thấp đi và nguy cơ nhờn thuốc là rất lớn. Vì vậy, hãy thực hiện ngay các biện pháp cải thiện sau đây:
- Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin thiết yếu, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá nhiều trong một bữa hoặc để bụng rỗng, bị đói quá lâu.
- Cần ăn chậm, nhai kỹ, không ăn uống vội vàng hoặc vừa ăn vừa uống vì có thể làm gia tăng lượng khí tràn vào dạ dày gây ợ hơi, thức ăn không nhai kỹ tăng áp lực lên dạ dày, làm tăng lượng tiết dịch axit gây trào ngược.

- Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn thay vào đó có thể đi bộ chậm, nhẹ nhàng kết hợp nên gối cao đầu và nằm nghiêng trái khi ngủ để giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn, giảm triệu chứng ợ hơi.
- Tránh mặc quần áo chật, trang phục bó chặt để ngăn chặn hiện tượng tăng áp lực thành bụng, nhất là đồ ngủ cần rộng rãi.
- Hạn chế các món ăn có tính axit cao như đồ ăn cay nóng, đồ bỏ nhiều gia vị, hạn chế dùng các loại nước ngọt có gas, các đồ uống có cafein, sô cô la, bạc hà và các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây hại cho dạ dày như gà rán, pizza, khoai tây chiên,…
- Có thể thực hiện các bài massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để kích thích tiêu hóa tốt, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, giảm nóng rát thượng vị.
- Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục bổ trợ sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng nhưng tuyệt đối không được hoạt động cường độ mạnh vì có thể gia tăng nguy cơ trào ngược.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?” từ đó đưa ra một số phương cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh tháo gỡ được các thắc mắc và tìm được cách khắc phục tình trạng trào ngược phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.
Thông tin hữu ích
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!