Trị chàm sữa cho bé an toàn với những cách đơn giản sau!

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trị chàm sữa cho trẻ bằng cách nào là an toàn và hiệu quả nhất? Đây chắc hẳn là câu hỏi đang khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Chàm sữa không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng. Vì vậy, chuyên trang đã giúp bạn tổng hợp những cách chữa chàm sữa an toàn và phổ biến nhất hiện nay trong bài viết sau đây!

Trị chàm sữa bằng phương pháp Tây Y

Chàm sữa là một bệnh lý ngoài da phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng bong tróc, nổi ban màu hồng đỏ và kèm theo các mụn nước li ti. Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên khiến trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục, bú kém, ngủ không yên giấc. Từ đó làm chậm sự phát triển tự nhiên của bé. Chính vì vậy, ba mẹ cần chủ động tìm phương pháp chữa trị cho bé ngay từ khi bệnh mới khởi phát.

Trị chàm sữa theo Y học hiện đại là phương pháp phổ biến được áp dụng ở các bệnh viện da liễu hiện nay. Trong đó, cách điều trị mang đến hiệu quả nhanh chóng nhất là sử dụng các loại thuốc Tây phù hợp với thể trạng của trẻ.

Thuốc trị chàm sữa có thể được chia làm hai loại là thuốc đường uống và đường bôi. Dựa trên mức độ viêm nhiễm và cơ địa của từng bé, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc với liều lượng phù hợp nhất.

Các loại thuốc bôi ngoài da trị chàm sữa

Sử dụng thuốc bôi là cách chữa chàm sữa giúp tác động trực tiếp vào những vùng da bị chàm, giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và viêm nhiễm. Một số loại thuốc bôi trị chàm sữa được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Một số loại thuốc bôi ngoài da trị chàm sữa
tri cham sua
  • Dung dịch tím Metin 1%: Đây là loại thuốc có dược tính tương đối cao, thường được dùng trong các trường hợp trẻ bị chàm sữa có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc trợt loét nhiều.
  • Thuốc mỡ chứa Corticoid: Thường được chỉ định dùng ngay sau khi các vết thương có dấu hiệu se lại với tác dụng chống viêm, giảm ngứa, phòng ngừa bội nhiễm và duy trì độ ẩm cho da.
  • Thuốc kháng Histamin đường bôi: Có tác dụng ức chế chất trung gian Histamin nhằm ngăn ngừa dị ứng, giúp bệnh nhân giảm ngứa và điều trị chàm sữa.
  • Thuốc chứa Corticoid kết hợp với Acid Salicylic: Hai hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các tế bào sừng, tế bào chết trên da, đồng thời sát trùng và giúp da mềm mịn hơn.
  • Nước muối sinh lý nồng độ 0.9%: Đây là một trong những loại dung dịch sát khuẩn được sử dụng nhiều nhất để điều trị chàm sữa, thường được chỉ định khi da có hiện tượng chảy dịch mủ.
  • Dung dịch Nitrat Bạc 0.25%: Một loại dung dịch sát trùng khác có tác dụng giảm ngứa tại chỗ, dịu nhẹ hơn, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
  • Dung dịch Milian: Dung dịch này có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại virus gây bệnh ngoài da, thường được chỉ định khi các nốt mụn trên da đã khô và đóng vảy để ngăn ngừa bội nhiễm.

Chàm sữa và cách điều trị bằng thuốc Tây đường uống

Trong trường hợp trẻ có hiện tượng bội nhiễm và các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc đường uống, bao gồm:

Chàm sữa và cách điều trị bằng thuốc Tây đường uống
tri cham sua
  • Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Giúp kiểm soát tình trạng dị ứng và giảm ngứa.
  • Thuốc kháng sinh Tetracyclin hoặc Erythromycin: Loại thuốc này có dược tính cao, thường chỉ được sử dụng khi các vùng da bị chàm sữa có biểu hiện nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi cơ thể bé xuất hiện một số triệu chứng như thân nhiệt tăng cao bất thường, da sưng tấy, cơ thể đau nhức và có vảy máu. Thuốc được sử dụng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Thuốc Corticoid đường uống: Thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết và với khoảng thời gian ngắn.
  • Các viên uống bổ sung: Để điều trị chàm sữa, các bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bé dùng thêm một số loại thuốc bổ sung như Vitamin C, E, Omega – 3 và Kẽm, nhằm tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.

Sử dụng thuốc Tây trị chàm sữa là phương pháp có cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả nhanh mà không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, chi phí điều trị thường cao hơn những phương pháp khác. Không những vậy, trẻ cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc có chứa Corticoid.

Vì vậy, phương pháp này thường không được khuyến khích để trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ cũng cần lưu ý giúp bé tuân thủ đúng tất cả các chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ teo da, sạm da,… do dùng thuốc.

Chàm sữa và cách chữa bằng các mẹo dân gian

Bé bị chàm sữa phải làm sao chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, nhiều ba mẹ đã tìm đến các bài thuốc dân gian với mức độ lành tính và an toàn cao. Phương pháp này rất phù hợp với cơ thể nhạy cảm của trẻ nhỏ, giúp hạn chế các tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra, tuy nhiên hiệu quả mang lại thường chậm và còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé.

Dưới đây là một số mẹo dân gian trị chàm sữa được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Tắm cho trẻ bằng nước lá trà xanh

Trà xanh không chỉ là thức uống bình dị, quen thuộc với nhiều người Việt mà còn được xem như một dược liệu tự nhiên, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh ngoài da. Trong đó có trị chàm sữa ở trẻ nhỏ.

Lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi như Epigallocatechin, các loại Vitamin nhóm B, C và các khoáng chất như Sắt, Canxi, Magie,… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình chống lão hóa da, giảm ngứa và ngăn ngừa nguy mắc bệnh chàm sữa của bé.

tri cham sua
Lá chè xanh có tác dụng diệt khuẩn cao

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá chè tươi cùng một chút muối hạt.
  • Lá chè rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, sau đó bỏ vào nồi đun, đợi đến khi sôi thì tắt bếp và bắc ra sử dụng.
  • Dùng khăn thấm nước trà xanh để lau và làm sạch những vùng da bị nhiễm chàm cho bé. Phần còn lại ba mẹ hãy dùng để tắm hoặc cho bé ngâm mình. Thực hiện đều đặn phương pháp này mỗi ngày có thể hạn chế tình trạng lây lan và hỗ trợ điều trị chàm sữa.

Cách trị chàm sữa bằng dầu dừa

Từ xưa đến này, cha ông ta đã sử dụng dầu dừa như một dược liệu tự nhiên rất tốt cho việc điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là chàm sữa. Nhờ hàm lượng Enzyme dồi dào, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, làm giảm tình trạng ngứa ngáy và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Đồng thời cấp ẩm và làm mềm mịn làn da của bé.

Dùng dầu dừa để trị chàm sữa có thể được thực hiện theo hai cách:

  • Thoa trực tiếp: Làm sạch vùng da bị chàm sữa bằng nước ấm vừa đủ, sau đó cho khoảng ½ thìa dầu dừa vào lòng bàn tay, massage đều đặn trên những vùng da này trong vòng 15 – 30 phút. Cuối cùng ba mẹ có thể dùng khăn bông hoặc các loại giấy thấm dầu chuyên dụng để loại bỏ phần dầu thừa trên da.
  • Dầu dừa kết hợp với yến mạch: Dùng 150g dầu dừa trộn đều với bột yến mạch để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Vệ sinh da cho trẻ bằng nước ấm, sau đó thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên những vùng da bị chàm, giữ khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước

Xem thêm

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, ba mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc bé tại nhà. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu hơn và đẩy nhanh quá trình điều trị chàm sữa, ba mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

tri cham sua
Thay đổi cách chăm odvc sóc thân thiện
  • Vệ sinh da cho bé thường xuyên, ít nhất từ 1- 2 lần mỗi ngày, tuy nhiên mỗi lần không nên tắm quá 10 phút. Sử dụng nước ấm với nhiệt độ vừa phải để làm dịu da và không để trẻ bị cảm lạnh.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé: Ba mẹ nên lựa chọn những loại kem dưỡng lành tình, dành riêng cho trẻ nhỏ để tạo một lớp màng bảo vệ cho da, hạn chế tình trạng khô ráp và giảm nguy cơ bị chàm sữa.
  • Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng và các thực phẩm lên men, đồ ăn nhanh hay đứng đợi tắc. Cần tăng cường bổ sung chất xơ và các món thanh đạm, đặc biệt là sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
  • Cho bé mặc những trang phục thoải mái, chất liệu dễ chịu, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những quần áo làm bằng sợi tổng hợp, len để không khiến lỗ chân lông bị bít tắc, vùng da tổn thương không bị cọ xát nhiều khiến tình trạng tệ hơn.

Trên đây là các cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ phổ biến nhất hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp bệnh lý nhất định. Việc chữa chàm sữa bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cơ địa, khả năng hấp thụ và đáp ứng thuốc của từng bé.

BÀI VIẾT HAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *