Tỳ thận dương hư là gì? Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tỳ thận dương hư là một bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều tác hại tới sức khỏe con người. Vậy cách để nhận biết cũng như điều trị căn bệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các thông tin quan trọng đó.

Tỳ thận dương hư là gì? Có nguy hiểm không

Tỳ thận dương hư là chứng bệnh dương khí của hai tạng tỳ và thận không đủ. Nó khiến xuất hiện nhiều biểu hiện ở cơ thể như:

ty than duong hu
Tỳ thận dương hư là chứng bệnh nhiều người dễ gặp
  • Sắc mặt nhợt nhạt
  • Tinh thần mệt mỏi chán nản
  • Hay trong trạng thái ủ rũ
  • Khó đi tiểu
  • Tiêu chảy kèm phân lỏng nát,…

Đây là chứng bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi. Trong đó, người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc tỳ thận dương hư hơn cả.

Vậy chứng bệnh này liệu có nguy hiểm hay không? Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của nó như thế nào? Để biết được chính xác, bạn cần hiểu về tỳ và thận là gì và vai trò của chúng trong cơ thể con người.

Tỳ và thận là hai tạng rất quan trọng trong số năm tạng của cơ thể con người. Tỳ có vai trò chức năng tiêu hóa dinh dưỡng bao gồm các cơ quan và các tuyến như dạ dày, tiểu tràng, đại tràng, tuyến nước bọt, tuyến tụy,… Một số chức năng không thể thay thế của tỳ là: Tỳ ích khí sinh huyết, tỳ chủ vận hóa, tỳ chủ nhiếp huyết, tỳ chủ về chân tay, cơ nhục,….

Về phần thận, đây là một ngũ tạng luôn được đánh giá cao trong y học cổ truyền. Thận có chức năng làm tăng cường, linh hoạt và sáng tạo. Thận phát huy tác dụng trong sinh dục, trưởng thành và sức khỏe tuổi thọ của con người. Chính vì thế, trạng thái con người do phần lớn thận quyết định. Các chức năng cụ thể của thận như: Thận tàng tinh, thận chủ cốt sinh tủy, thận chủ thủy, thận chủ nạp khí,…

Tất cả các tạng trong cơ thể luôn bao gồm 2 phần là âm và dương. Phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh được.

Bản thân cơ thể luôn có sự điều chỉnh thích hợp để âm dương cân bằng hòa hợp với nhau. Một khi cơ thể không tự xử lý được việc đó thì con người phải chủ động can thiệp để giữ cho “âm bình dương bế”. Sự mất cân bằng giữa hai mặt âm dương sẽ là tiền đề của các bệnh phát sinh.

Việc tỳ thận dương hư chính là do cả tỳ dương bất túc và thận dương hư suy. Dễ hiểu hơn là phần dương trong tỳ và thận bị hư dẫn đến phần âm lấn át. Nếu không chữa trị kịp thời, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng lớn, suy giảm nghiêm trọng.

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết tỳ thận dương hư

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tỳ thận hư? Và các biểu hiện triệu chứng để nhận biết nó ra sao?

Nguyên nhân

Chứng tỳ thận dương hư xuất hiện khi phần dương khí của 2 tạng này không đủ biểu hiện ra.Trong cơ thể thì dương khí của thận và tỳ hỗ trợ nhau rất nhiều trong các hoạt động của mình. Nếu thận dương hư, hỏa không sinh thổ, thận không điều tiết được cho tỳ sẽ làm dương khí của tỳ suy giảm.

ty than duong hu
Bệnh xuất hiện khi phần dương khí của 2 tạng này không đủ biểu hiện ra

Ngược lại, khi tỳ dương hư suy sẽ không chuyển hóa tốt, không có năng lượng cung cấp nuôi dưỡng cho thận dương, dẫn đến thận dương cũng bị ảnh hưởng lớn.

Do đó, thận dương hư hay tỳ dương hư trong thời gian dài đều dẫn đến chứng tỳ thận dương hư.

Nguyên nhân dẫn đến thận dương hư là:

  • Tuổi tác cao
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, mất kiểm soát
  • Người mắc các bệnh mạn tính về thận như: Sỏi thận, viêm thận,…
  • Thường xuyên căng thẳng stress
  • Tình trạng béo phì
  • Thói quen hay dùng chất kích thích như: Uống rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Tỳ hư có thể do các nguyên nhân về tuổi tác, về thói quen hay do các bệnh lý nền mắc phải từ trước như::
  • Ăn nhiều đồ ăn tính lạnh
  • Người cao tuổi
  • Dùng các thuốc tính hàn sai liều lượng.
  • Người bị loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Người bị viêm đại tràng cấp – mãn tính.
  • Bị bệnh lỵ kéo dài lâu khỏi.

Triệu chứng bệnh

Chứng bệnh phần dương của tỳ thận hư hay xuất hiện trong bệnh hư lao, tiết tả, thủy thũng, cổ trướng,…

Các biểu hiện để nhận biết như sau:

ty than duong hu
Tỳ thận dương hư gây đau ở vùng eo, lưng và chi dưới
  • Mặt ốm yếu, xanh xao trắng nhợt: Tỳ dương hư, khả năng hấp thụ thức ăn kém, khí huyết sinh không đủ.
  • Chân tay bị lạnh buốt: Thận dương hư không đủ sinh nhiệt dưỡng ẩm cho cơ thể.
  • Tinh thần uể oải, mệt mỏi, không buồn nói chuyện: Sinh khí không sinh ra đầy đủ dẫn đến các biểu hiện này.
  • Eo lưng, bụng dưới và đầu gối lạnh đau: Phần dương hư, lạnh khắp cơ thể, từ trong dẫn ra ngoài, trên dẫn xuống dưới dẫn đến kinh mạch ngưng trệ, không điều tiết tốt làm eo lưng, bụng dưới và đầu gối lạnh đau.
  • Tiêu chảy, phân lỏng nhiều nước, chứa cả thức ăn chưa được tiêu hóa. Ỉa chảy thường xuất hiện về nhiều hơn về đêm, rạng sáng: Tỳ thận dương hư, chức năng tiêu hóa kém, không đủ nghiền nát chín hóa, vận hóa cũng kém nên tiêu chảy phân lỏng nước, thức ăn một phần chưa được tiêu hóa cũng ra ngoài cùng theo.
  • Xảy ra các tình trạng tích nước dẫn đến phù nề ở chân tay, phù nề ở mặt hoặc bụng chướng căng phồng: Dương hư không có hỏa để vận hỏa thủy thấp, nước bị tràn ra ngoài lòng mạch dẫn đến phù.
  • Tiểu tiện kém, không lợi: Thủy thấp tích tụ bên trong nên khó đủ để ra ngoài được.
  • Màu chất lưỡi non nhợt, có nhiều rêu trắng bám vào, mạch trầm không có lực: Thận hư khai khiếu ra miệng, phần dư đọng của hàn thủy tích tụ trong nên biểu hiện ra lưỡi mạch.
  • Di tinh ở nam giới, phụ nữ khó thụ thai.

Xem thêm

Biện pháp phòng tránh tỳ thận dương hư trong cuộc sống

Để phòng chống được căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, muối mì chính, các đồ ăn nhiều kali,… Bổ sung thức ăn nhiều chất xơ và vitamin, các đồ ăn ấm nóng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục hay các bộ môn thể thao, lựa chọn các bài tập phù hợp với cơ địa bản thân giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Không sử dụng đồ ăn thức uống có hại như rượu bia, thuốc lá, cà phê,..
  • Lưng là phủ của thận nên không được lao động quá sức, khiêng vác nặng ảnh hưởng đến cột sống.
  • Quan hệ tình dục hợp lý, có kế hoạch, không nên quá gắng sức trong thời gian dài mà ảnh hưởng lớn tới thận dương.
  • Tránh tâm thế kinh sợ, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi.
  • Khi có các dấu hiệu bệnh, cần đến nơi uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế thức khuya, tăng cường nghỉ ngơi trong quá trình điều trị bệnh để dần phục hồi sức khỏe.
  • Khi điều trị phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thầy thuốc, tránh mạo phạm dẫn đến tình trạng bệnh thêm nặng.

Bệnh nhân khi mắc tỳ thận dương hư thường do tích tụ trong thời gian dài. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích để giúp bản thân cũng như gia đình phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *