U Xơ Thanh Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh u xơ thanh quản không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được can thiệp, xử lý sớm thì bệnh có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vậy các triệu chứng để nhận biết bệnh là gì, làm sao để chẩn đoán, cách điều trị và phòng tránh ra sao để mang đến kết quả tốt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để có thêm thông tin hữu ích về căn bệnh này. 

U xơ thanh quản là gì?

U xơ thanh quản (hạt xơ dây thanh quản) là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến, thường gặp ở những đối tượng phải nói nhiều. Khi mắc bệnh, các hạt xơ với chân nhỏ, xuất hiện đồng đều và đối xứng tại hai bên dây thanh quản, đặc biệt là ở vị trí 1/3. 

u xo thanh quan
U xơ thanh quản là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính gây nên bệnh hạt xơ dây thanh quản chính là bởi bệnh viêm thanh quản mãn tính khi không được điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn liên quan tới tình trạng trào ngược dạ dày, viêm xoang, viêm họng mãn tính,… Những trường hợp thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục hay nghiện rượu bia đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác. 

Những khối u nhỏ sẽ khiến hai dây thanh quản không thể khép kín, rung không đều dẫn tới tình trạng khàn tiếng hay mất tiếng. Tình trạng khàn tiếng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh la hét, nói nhiều hoặc bị cảm lạnh. Lúc này, việc phát âm hay nói nhanh sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt. 

Triệu chứng của bệnh u xơ thanh quản

Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII – Phó Giám Đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện Lê Thị Phương cho biết, triệu chứng của u xơ thanh quản là sự thay đổi trong giọng nói và gặp khó khăn trong việc phát âm. Trong một thời gian ngắn, người bệnh sẽ bị đau họng, làm ảnh hưởng tới chất lượng sức khỏe. 

Bên cạnh đó, bệnh lý này còn có một số dấu hiệu nhận biết khác nhau sau:

  • Ngoài việc bị khó thở và gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, người bệnh còn bị họ, trong nhiều trường hợp còn ho ra máu. 
  • Đau ở cổ, vùng trước mặt.
  • Nếu bệnh phát triển đủ lâu, người bệnh có thể bị mất giọng hoặc không thể nói được, tình trạng này gọi là Aphonia. 
u xo thanh quan
Bệnh nhân có thể bị khó thở, ho và khó nói chuyện

Tuy nhiên, có một số trường hợp, bệnh u xơ thanh quản không có triệu chứng và khối u trên dây chằng được phát hiện ngẫu nhiên khi bệnh tiến hành nội soi phế quản. 

Bệnh u xơ thanh quản có nguy hiểm không?

U xơ thanh quản tuy không phải bệnh ác tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người bệnh. Một trong những biến chứng phổ biến nhất mà bệnh hạt xơ dây thanh quản có thể gây ra là:

  • Cổ họng sưng đau: Đây là vấn đề thường gặp khi bị u xơ thanh quản, bệnh nhân sẽ thấy đau rõ rệt khi nuốt thức ăn, nói chuyện. 
  • Mất giọng: Tình trạng này sẽ xuất hiện khi các khối u lớn dần, hiện tượng khàn tiếng cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể bị mất giọng, không thể nói chuyện hay giao tiếp được. 
  • Cổ mọc hạch, xuất huyết thanh quản: Do dây thanh quản bị tổn thương quá nhiều dễ gây xuất huyết tại chỗ hoặc nổi hạch quanh vùng cổ. 
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống, công việc: Những đối tượng thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp. Có không ít bệnh nhân đã phải tạm dừng công việc để điều trị hoặc chuyển nghề để tránh khiến bệnh tái phát.  
u xo thanh quan
Cổ họng người bệnh bị đau hoặc có thể mọc hạch

Phương pháp chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán bệnh, các bạn cần tìm tới những địa chỉ y tế uy tín, chất lượng có chuyên khoa về tai mũi họng. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân và một số câu hỏi để chẩn đoán. 

Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành soi dây thanh quản hoặc sinh thiết. Cụ thể:

  • Nội soi thanh quản: Phương pháp này được tiến hành bằng cách đưa ống nội soi có gắn camera vào trong cổ họng. Lúc này bác sĩ có thể quan sát, phát hiện vị trí cũng như kích thước các hạt xơ. Kết hợp với các triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải, kết quả chẩn đoán sẽ được đưa ra chính xác hơn.
  • Sinh thiết: Đây là phương pháp được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư thực quản. Sau khi nội soi, lấy được mô tế bào, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích trên kính hiển vi để tìm dấu hiệu của khối u. 

Dựa theo kết quả thăm khám và phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. 

Biện pháp điều trị u xơ thanh quản hiệu quả

Dựa theo kết quả chẩn đoán, tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị u xơ thanh quản phù hợp. Cụ thể, với bệnh lý tai mũi họng này chúng ta sẽ điều trị theo 2 cách sau:

Điều trị nội khoa

Cách điều trị nội khoa tuy không thể loại bỏ các khối u nhưng chúng có thể làm ức chế sự phát triển của chúng. Theo đó, bệnh nhân bị hạt xơ dây thanh quản thường được chỉ định thực hiện một số vấn đề như sau:

  • Súc miệng, cổ họng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. 
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất, không uống nước lạnh, rượu bia. 
  • Hạn chế nói.
  • Uống nhiều nước. 
u xo thanh quan
Sử dụng các loại thuốc điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ

Nếu phải dùng thuốc trị hạt xơ dây thanh quản, các bạn cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tần suất và không bỏ thuốc giữa chừng hay lạm dụng thuốc điều trị để tránh làm bệnh trở nặng hơn. 

Lưu ý, việc điều trị nội khoa chỉ giúp thuyên giảm bệnh, tránh làm khối u lớn hơn mà không có khả năng trị bệnh tận gốc. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nên cần hết sức lưu ý. 

Phẫu thuật u xơ thanh quản

Phẫu thuật u xơ thanh quản thường được áp dụng với những trường hợp dùng thuốc không hiệu quả, các khối u phát triển lớn khiến tình trạng bệnh càng xấu đi. Lúc này, việc tiến hành phẫu thuật là điều cần thiết để bóc tách khối u xơ nhằm tránh tránh các ảnh hưởng của bệnh và biến chứng nguy hiểm khác.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể vẫn tiếp tục cần điều trị nội khoa để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế nói lớn tiếng trong thời gian dài để dây thanh quản có thể hồi phục nhanh chóng. Đến khi tình trạng phẫu thuật đã ổn định, bệnh nhân mới nên bắt đầu luyện âm để cải thiện chất lượng giọng nói.

Cách phòng tránh bệnh u xơ thanh quản

Mặc dù việc điều trị u xơ thanh quản không quá phức tạp nhưng để tránh làm ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống thì bạn cần chủ động trong vấn đề phòng tránh bệnh. Cụ thể như sau:

  • Cần điều trị dứt điểm những bệnh lý có nguy cơ tiến triển thành bệnh xu xơ thanh quản như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày, thực quản, viêm họng,…
  • Trong trường hợp bị khàn tiếng, các bạn hãy nghỉ ngơi một vài hôm (đặc biệt là giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên,…) cho tới khi dây thanh quản hồi phục mới nên bắt đầu lại công việc. 
u xo thanh quan
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường
  • Dùng âm lượng vừa phải để nói chuyện, không gắng sức, hét lớn liên tục trong thời gian dài. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây hại.
  • Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm. 
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường hay cảm giác khó chịu nào ở cổ họng thì bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ để được thăm khám, xử lý nhanh chóng. 
  • Trong trường hợp bị đau họng, khàn tiếng, bạn có thể sử dụng trà gừng hay uống nước ấm mỗi ngày để giúp cổ họng, dây thanh quản phục hồi nhanh chóng hơn. 

Nhìn chung, u xơ thanh quản không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng việc điều trị bệnh kịp thời, đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng khó chịu cùng những biến chứng nguy hiểm về sau. Tốt nhất, mỗi người nên chủ động giữ gìn sức khỏe của mình và trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để phòng tránh bệnh tốt hơn. 

CÓ THỂ BẠN CẦN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *