Ung thư dạ dày giai đoạn 2 – Dấu hiệu và cách chữa trị bạn cần biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ngày nay, ung thư dạ dày đã trở thành căn bệnh phổ biến đối với tất cả chúng ta. Ung thư dạ dày không chỉ làm sức khỏe của người bệnh dần suy yếu mà còn làm cho tuổi thọ của họ bị rút ngắn đi. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ung thư dạ dày giai đoạn 2, những dấu hiệu và cách chữa trị.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là gì?

Ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn tùy theo mức độ nguy hiểm của bệnh. Giai đoạn 2 là giai đoạn các tế bào ung thư đã xâm nhập vào sâu các lớp của dạ dày và đang tiếp tục di căn tới các hạch bạch huyết gần kề. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 lại được chia thành 2 giai đoạn là ung thư dạ dày giai đoạn 2A và ung thư dạ dày giai đoạn 2B.

ung thu da day giai doan 2
Ung thư dạ dày giai đoạn 2

Ung thư dạ dày giai đoạn 2A

Ở giai đoạn 2A, các tế bào ung thư đã xâm nhập vào các lớp dưới niêm mạc, dưới lớp mô liên kết và đang lan sang 3-6 hạch bạch huyết gần kề nhưng chưa xâm lấn tới các cơ quan nội tạng khác.

trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn 2A, các tế bào này đã xâm nhập vào lớp cơ chính của dạ dày và tiếp cận tới 1-2 hạch bạch huyết gần kề nhưng cũng chưa lan sang các cơ quan nội tạng xung quanh.

Một trường hợp nữa của giai đoạn này, đó là các tế bào ung thư xâm nhập tới lớp dưới thanh niêm mạc, qua lớp cơ chính. Ngoài ra, các tế bào này chưa lan sang các lớp cơ khác của dạ dày, các hạch bạch huyết hay chưa tiếp cận được các cơ quan nội tạng gần kề.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2B

Sau giai đoạn 2A, tình trạng người bệnh chuyển biến xấu hơn và được cho là ở giai đoạn 2B của ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ phát triển theo các hướng như:

  • Tế bào xâm nhập các lớp mô liên kết, lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ mỏng. Trong trường hợp này, có ít nhất 7 hạch bạch huyết đã bị tế bào ung thư tiếp cận, tuy nhiên tế bào này chưa di căn sang các cơ quan nội tạng xung quanh.
  • Trường hợp tiếp theo, các tế bào ung thư đã xâm nhập và lớp cơ chính, tiếp cận 3-6 hạch bạch huyết nhưng cũng chưa di căn tới các cơ quan nội tạng gần kề.
  • Các tế bào ung thư đã xuyên qua lớp cơ chính, tấn công 3-6 hạch bạch huyết, nhưng vẫn chưa tiếp cận đến những cơ quan khác ngoài dạ dày.
  • Hoặc có thể các tế bào này tấn công đến tất cả các lớp của thành dạ dày, chưa xâm nhập các hạch bạch huyết cũng như chưa tiếp cận được các cơ quan nội tạng như gan, tụy, lá lách, thận,…

Ung thư dạ dày giai đoạn 2- Những dấu hiệu rõ nhất

Khác với giai đoạn đầu, ung thư dạ dày khi bước sang giai đoạn 2 sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng với mức độ mạnh hơn, tần suất nhiều hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Đau bụng

Các trường hợp bệnh về đường tiêu hóa thông thường cũng có dấu hiệu đau bụng, làm chúng ta dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên chứng đau bụng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2 sẽ đau âm ỉ ở vùng thượng vị phía trên rốn. Dấu hiệu này ít hơn sau khi ăn ở thời gian đầu nhưng sẽ liên tục ở thời gian về sau.

ung thu da day giai doan 2
Đau bụng là triệu chứng phổ biến

Ợ hơi

Ợ hơi là triệu chứng thường gặp, chúng ta thường cho rằng đây là biểu hiện thông thường của việc ăn quá nhiều, quá no hay do uống các thức uống có gas. Nếu ợ hơi là triệu chứng của việc ăn uống hàng ngày sẽ chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng nếu ợ hơi liên tục thì khả năng cao đây chính là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2.

Sút cân đột ngột

Giảm cân do chế độ ăn uống là việc chúng ta thường gặp, thậm chí cố tình ăn ít đi, nhịn ăn để có thể giảm cân. Tuy nhiên nếu bạn vẫn ăn uống theo chế độ cũ, ăn đầy đủ mà vẫn bị giảm cân, thậm chí sút cân đột ngột thì bạn nên cẩn thận vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh về dạ dày.

Buồn nôn

Khi bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, người bệnh thường xuyên buồn nôn và nôn. Đặc biệt ở giai đoạn 2 của bệnh ung thư dạ dày, triệu chứng này sẽ diễn ra với tần suất cao hơn, kèm theo đó là dấu hiệu chán ăn, ợ chua.

Nôn ra máu, đi ngoài phân đen

Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh rất dễ bị xuất huyết đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu, đi ngoài ra phân đen. Bạn nên thường xuyên để ý để có thể đến gặp bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu này.

Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này nghiêm trọng hơn các giai đoạn trước, và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách nhẹ nhàng.

Ở giai đoạn 2 của ung thư dạ dày, người bệnh thường không để ý đến việc đi thăm khám bác sĩ ngay, mà chỉ tự mua thuốc và dùng tại nhà theo các triệu chứng xảy ra. Điều này không chỉ không làm giảm mức độ và tần suất của các triệu chứng, mà còn khiến cho các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Vậy nên, khi bệnh nhân phát hiện ra mình bị bệnh thì ung thư đã chuyển sang các giai đoạn nguy hiểm hơn nhiều.

Cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn 2

Điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng và sức khỏe người bệnh cũng như các bệnh lý khác đang mắc phải. Các bác sĩ sẽ thăm khám để xác định tất các các yếu tố liên quan trước khi đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị cho bệnh nhân, có thể kể đến như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu nhất được tiến hành cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 2. Tùy theo sự phát triển của tế bào ung thư cũng như tình trạng bệnh mà có thể cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Các phương pháp phẫu thuật gồm:

  • Phẫu thuật triệt căn: Phương pháp này xuất hiện khi ung thư dạ dày còn đang ở phần niêm mạc. Bệnh nhân trong trường hợp này sẽ được cắt bỏ niêm mạc bằng cách mổ nội soi.
  • Điều trị triệu chứng: Phẫu thuật với mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như giảm cường độ các cơn đau cho bệnh nhân do khối u dạ dày gây ra.

Xem ngay

ung thu da day giai doan 2
Điều trị ung thư dạ dày bằng cách phẫu thuật

Xạ trị

Thông thường, xạ trị được thực hiện đồng thời hoặc trước phẫu thuật đối với người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn 1, 2, 3 nhằm triệt tiêu các tế bào ung thư. Phương pháp này trị liệu bằng bức xạ. Có thể hiểu là bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư từ bên ngoài, bằng các bức xạ ion hóa, gọi là bức xạ ngoài. Hoặc có thể cấy nguồn phóng xạ vào bên trong, sát cạnh khối u, gọi là xạ trị trong.

Xạ trị là phương pháp thường được sử dụng để giảm các triệu chứng của tế bào ung thư gây ra, kết hợp kèm các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.

Hóa trị

Hóa trị hay hóa trị liệu, là phương pháp sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc gây độc tế bào ung thư hoặc sử dụng thuốc kháng ung thư. Các hóa chất này được đưa vào cơ thể người bệnh bằng nhiều cách thức khác nhau như uống, tiêm, truyền tĩnh mạch,….

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 nên ăn gì?

Đi kèm các phương pháp chữa trị, bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 2 cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và các món ăn hàng ngày. Các món ăn này có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đẩy lùi các tế bào ung thư và kìm hãm sự phát triển của chúng.

Thực phẩm chứa ít chất xơ hoặc thức ăn chứa chất xơ hòa tan

Khi bị bệnh ung thư dạ dày, các chức năng của dạ dày không thể hoạt động tốt, vì vậy người bệnh nên nạp nhiều chất xơ hòa tan để bớt sự co bóp của dạ dày mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cần thiết. Các chất xơ hòa tan và thực phẩm ít chất xơ có trong các thực phẩm như:

  • Ngũ cốc: Ngũ cốc có chứa lượng chất xơ thấp. Các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng, mỳ ống, mè đen được cho là rất tốt cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
  • Các loại hoa quả ít chất xơ thường có trong hoa quả đóng hộp, hoa quả nấu chín và hoa quả không vỏ như táo, đu đủ, chuối,…
  • Các loại rau củ tốt cho người bị ung thư dạ dày là loại rau củ đóng hộp, rau củ mềm, rau củ không hạt hay nước ép rau củ nguyên chất như bí xanh, khoai lang, khoai tây, sắn,….

Nghệ vàng tốt cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 2

Nghệ là nguyên liệu thường có trong mỗi gia đình, giá thành cực rẻ và rất dễ tìm, đồng thời nghệ cũng có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày. Chất Curcumin có nhiều trong nghệ, là chất chống lại các tế bào ung thư mạnh mẽ, không chỉ ung thư dạ dày mà tất cả các loại ung thư đều có thể sử dụng Curcumin để hỗ trợ điều trị. Ngoài ra, chất này trong nghệ còn mang đến công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và nâng cao hiệu quả điều trị ung thư cho bệnh nhân bị dạ dày.

ung thu da day giai doan 2
Nghệ là thực phẩm tốt cho dạ dày

Thực phẩm Allicin

Allicin thường được tìm thấy nhiều trong tỏi, là chất hóa học có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP – nguyên nhân trực tiếp gây nên vấn đề đau dạ dày. Người ăn nhiều tỏi sẽ có khả năng chống ung thư cao, ngăn ngừa tình trạng ung thư dạ dày di căn.

Thực phẩm bổ sung sắt, protein, canxi và chất béo

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên bổ sung thường xuyên lượng protein mỗi ngày. Các dưỡng chất như chất béo, canxi, sắt, protein được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, bắp cải, súp lơ xanh, pho mát, bánh mì, thịt bò, đậu nành, trái cây sấy khô,…

ung thu da day giai doan 2
Thực phẩm tốt cho người bị ung thư dạ dày

Những lưu ý cho người bị ung thư dạ dày giai đoạn 2

Người bệnh bị ung thư dạ dày, nếu muốn đẩy lùi các triệu chứng của bệnh và giúp tình hình sức khỏe của mình tiến triển tốt hơn, nên có những lưu ý sau:

  • Người bị đau dạ dày, ung thư dạ dày có nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn chứa chất chua, cay nóng, ăn không đúng giờ và hay bỏ bữa. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình, xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học.
  • Những người bị ung thư dạ dày giai đoạn 2 vẫn có khả năng hoạt động bình thường. Vì vậy nên chú ý đến các bài tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng. Việc tập thể dục thường xuyên cũng hỗ trợ đẩy lùi các tế bào ung thư dạ dày.
  • Người bị bệnh thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi nghe tình hình sức khỏe của mình. Tuy nhiên nếu để tâm lý này thường xuyên và kéo dài, sẽ khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn và cũng gián tiếp giúp cho các tế bào ung thư phát triển.Vậy nên dù biết mình bị ung thư dạ dày nhưng người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Có thể thường xuyên trò chuyện với bạn bè hoặc làm những việc mình thích để có lối sống tích cực, vui vẻ, cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 thường ít được bệnh nhân phát hiện, có những dấu hiệu của bệnh khá giống với những căn bệnh thông thường. Bạn nên thường xuyên chú ý đến tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình, thăm khám bác sỹ ngay nếu có biểu hiện bất thường, để có thể có những phương pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *