Sau khi uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu thì an toàn nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường sẽ được chỉ uống uống Iod phóng xạ để điều trị bệnh, bởi hiệu quả tương đối cao mà ít khi xuất hiện tình tái phát. Tuy nhiên việc uống Iod có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, do đó những người uống sẽ phải thực hiện cách ly tiếp xúc với người khác. Vậy uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu, dưới đây là đáp án chính xác cho câu hỏi trên.

Iod phóng xạ là gì? Có vai trò gì?

Iod phóng xạ thực chất cũng là loại Iod bình thường được làm từ các loại máy chế biến gia tốc giúp giải phóng tia phóng xạ ra ngoài sau khi người bệnh thực hiện phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp. Hầu hết tất cả bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều sẽ áp dụng hình thức điều trị này để chữa khỏi bệnh, phòng tránh các tế bào ung thư lây lan đến những vị trí khác.

Vai trò chính là Iod phóng xạ mang đến cho người bệnh ung thư phải kể đến như:

  • Các tinh thể Iod phóng xạ được đưa vào cơ thể sẽ phát ra phía xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn.
  • Iod phóng xạ còn là hình thức để các bác sĩ chẩn đoán các u, bướu, ung thư tuyến giáp sớm, khi bệnh nhân có những triệu chứng nghi ngờ bệnh. Nhờ đó, giúp phát hiện ra sớm bệnh và có phương án điều trị kịp thời tránh để bệnh nặng hơn.
  • Iod phóng xạ còn được dùng cho những bệnh nhân uống sau khi tiến hành phẫu thuật ung thư tuyến giáp, đặc biệt với những người bệnh nặng. Mục đích chính là để sớm phát hiện biến chứng sau mổ, hoặc kiểm soát bệnh tránh tái phát trong thời gian gần nhất.

Vậy uống Iod 131 có hại không? Câu trả lời là nếu bạn uống đúng liều lượng cùng tuân thủ đúng theo hướng dẫn, những chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống trước sau khi uống thì sẽ không gây hại.

Loại thuốc này sẽ được bác sĩ đưa cho người bệnh khi tiến hành thăm khám và chỉ định điều trị, ngoài hiệu thuốc bên ngoài sẽ không bán. Ngoài ra bệnh nhân tuyệt đối không uống theo hình thức khác, tự ý thay đổi liều lượng vì như thế sẽ gây độc hại và nguy hiểm cho cơ thể.

Tên chất Iod phóng xạ được sử dụng nhiều nhất cho bệnh nhân là Iod 131 có chứa thành phần I-131, được quy định rất rõ về liều lượng, thời gian cách ly cũng như được cấp phép cho người bệnh uống. Trong trường hợp xuống Iod phóng xạ mà không tiến hành cách ly sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư tuyến giáp

Thường, quy trình điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị Iod 131 được thực hiện theo các chu kỳ khoảng 6, 9, hoặc 12 tháng. Liều lượng được điều chỉnh sao cho có hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư tại vị trí và ngăn chặn sự di căn. Kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ toàn phần tuyến giáp, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên đến 95% sau 5 năm.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang theo nhiều ảnh hưởng không mong muốn đối với người bệnh. Một số tác dụng phụ đáng chú ý bao gồm nôn hoặc buồn nôn, viêm tuyến giáp, sưng không đau ở vùng cổ, viêm tuyến nước bọt, giảm vị giác, viêm đường tiêu hóa, và viêm đường tiết niệu. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc chống nôn, chống viêm, và giảm đau, cũng như tăng cường uống nước và sử dụng chanh để kích thích tiết nước bọt.

Đối với những người chỉ phải sử dụng liều ít, tác dụng phụ thường giảm đi và biến mất sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, ở liều cao hoặc trong trường hợp phải tái điều trị nhiều lần, tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến bàng quang, tế bào máu, và gây ra một số vấn đề không mong muốn khác như vô sinh tạm thời ở nam giới, phụ nữ không thể mang thai, khô mắt, và mất vị giác. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị luôn tận dụng kiến thức để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, hướng đến việc đạt được kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu là đúng, chuẩn nhất?

Hầu hết bệnh nhân sau khi uống Iod phóng xạ đều phải tiến hành cách ly. Thời gian sẽ phụ thuộc vào từng liều thuốc cũng như, lượng thuốc sử dụng mà bác sĩ đã kê đơn cho từng bệnh nhân. Cụ thể uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu:

Theo quy định uống Iod liều 30 cách ly bao lâu?

Iod phóng xạ uống liều 3, đây là liều thấp nhất nên hầu hết các bệnh viện sẽ cho bệnh nhân về nhà ngay nhưng cần cách ly tại nhà từ 3 – 7 ngày tùy từng đối tượng sức khỏe. Bệnh nhân khi được trở về nhà cần tránh tiếp xúc, hạn chế nhất có thể với mọi đối tượng khác, đặc biệt là trẻ em và những người có thai.

Bên cạnh đó, trong thời cách lý bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chế độ dinh dưỡng, ăn uống để việc điều trị và hấp thụ tia xạ một cách tốt nhất.

Tùy từng liều lượng mà thời gian cách ly sẽ nhanh hoặc lâu hơn
Tùy từng liều lượng mà thời gian cách ly sẽ nhanh hoặc lâu hơn

Uống Iod phóng xạ liều 50 cách ly bao lâu?

Bệnh nhân uống Iod phóng xạ sẽ không được về nhà luôn như ở liều 30 mà sẽ phải ở lại bệnh viện từ 1 – 5 ngày. Tối đa là 7 ngày nếu không gặp bất cứ tác dụng phụ hoặc, phản ứng lại thuốc của cơ thể. Hoặc khi những kiểm tra lượng Iod phóng xạ còn lại trong cơ thể là dưới 30 mCi.

Tiếp đó, khi về nhà bệnh nhân tiếp tục đảm bảo phải cách ly tại nhà thêm 1 – 5 ngày nữa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người xung quanh. Trong thời gian cách ly, bệnh nhân không được đến gần quá nhiều người, đến những khu đông người, tiếp xúc với mọi người ở cự ly gần.

Đặc biệt hai đối tượng phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ là không được đến gần. Bởi họ có sức đề kháng kém, khi nhiễm phóng xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, bị dị tật,…

Uống Iod phóng xạ liều 100 cách ly bao lâu

Uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu với liều 100? Hầu hết tất cả bệnh nhân uống Iod liều từ 50 trở lên đã có chế độ và thời gian cách ly lâu hơn so với những người uống liều dưới 50. Một phần vừa để đảm bảo an toàn cho họ và an toàn cho cả những người xung quanh, người thân chăm sóc.

Bệnh nhân uống Iod phóng xạ liều 100 thời gian cách ly tương đối lâu
Bệnh nhân uống Iod phóng xạ liều 100 thời gian cách ly tương đối lâu

Bệnh nhân dùng Iod phóng xạ liều 100 thường sẽ được nội trú ở bệnh viện, cách ly giữa bệnh nhân và người bình thường và cách ly cả những bệnh nhân đang cùng xạ trị với nhau. Họ sẽ thường xuyên được kiểm tra, theo dõi và đánh giá tình hình lượng mCi còn lại trong cơ thể thông qua những chỉ số sức khỏe.

Cụ thể:

  • Bệnh nhân uống Iod liều 80 – 100 sẽ được cách ly ở bệnh viện 1 tuần, hạn chế tiếp xúc với mọi người và cách ly tại nhà thêm 1 tuần nữa.
  • Bệnh nhân uống Iod liều 150 và 150 trở lên sẽ được cách ly ở bệnh viện 10 – 15 ngày, hạn chế tiếp xúc với mọi người và cách ly tại nhà thêm 15 – 20 ngày nữa.

Nhìn chung liều lượng càng cao, thời gian nằm viện cũng như cách ly tại nhà càng lâu hơn. Do để cơ thể có thể đào thải được hết tia xạ ra bên ngoài đồng thời tiêu diệt những tế bào ung thư.

Những người nam giới dùng Iod 131 để xạ trị liều trên 100 có thể bị giảm số lượng và giảm chất lượng tinh trùng, tinh trùng yếu. Điều này có thể khiến họ không thể có con trong 1 – 2 năm tới. Do đó trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân nam có thể gửi tinh trùng ở ngân hàng để bảo quản.

Còn với nữ giới, sử dụng I-131 có thể bạn sẽ có kho để thụ thai từ 6 tháng đến 1 năm do buồng trứng bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ.

Iod phóng xạ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Iod phóng xạ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người uống Iod phóng xạ

Ngoài việc uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu thì chế độ ăn uống và chăm sóc người bệnh trước, trong và sau khi uống cũng đặc biệt quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là chế độ ăn kiêng trước khi uống Iod phóng xạ. Thời gian tốt nhất là trước 2 tuần khi được chỉ định uống điều trị bệnh. Những điều cần nhớ nhất như sau:

  • Người bệnh khi chuẩn bị uống Iod phóng xạ nên hạn chế nạp những thực phẩm chứa nhiều Iod vào cơ thể trong giai đoạn này. Liều lượng cụ thể là khoảng dưới 50mCi Iod/ ngày là tốt nhất.
  • Không dùng những thực phẩm có nhiều muối, mắm, hải sản và những loại thực vật dưới đáy biển như rong biển hay rau câu,…
  • Những loại đồ ăn như trứng, sữa, phomai, bơ, kem, bánh mì, socola có sữa, bột cacao,… đều không được dùng.
  • Hạn chế ăn những món ăn có đường, vị ngọt từ đường tổng hợp, hóa học,…
  • Đồ ăn có thành phần là hạt đậu nành như sữa đậu nành, ngũ cốc, yến mạch,… đều không dùng.
  • Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn được chế biến sẵn. Trong một vài trường hợp dùng cần kiểm tra không có thành phần Iod thì hãy dùng.
  • Trước, trong và sau thời gian sử dụng Iod phóng xạ tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chè đặc, chất kích thích, nước ngọt có gas,.. đây đều là những thức uống không tốt cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân đang dùng một số những loại thuốc có chứa thành phần Iod, cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể điều trị, dừng sử dụng hoặc như thế nào đó cho phù hợp nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bên cạnh những thực phẩm không nên sử dụng là tăng cường những loại thực phẩm là rau xanh, rất giàu chất xơ và các vitamin cần thiết, bổ dưỡng cho cơ thể. Hay các loại hạt không chứa muối, nguyên chất để dùng hằng ngày.
  • Trong quá trình uống Iod phóng xạ, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung nước, các loại trái cây mọng nước hoặc các loại nước ép như nước ép cam, táo, bưởi,…để tránh tia xạ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.

Lưu ý dành cho người nhà bệnh nhân

Người thân đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ tinh thần và động viên cho người bệnh trong quá trình cách ly. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, việc thực hiện các biện pháp sau là quan trọng:

Hạn chế tiếp xúc:

  • Đối với những người mang thai hoặc có ý định sinh đẻ, nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Tạo môi trường thoải mái:

  • Bảo đảm sự yên tĩnh và môi trường thoải mái để người bệnh có thể nghỉ ngơi.

Giao tiếp từ xa:

  • Thường xuyên nói chuyện và động viên tinh thần bệnh nhân, nhưng nên sử dụng điện thoại hoặc giữ khoảng cách trên 2 mét để giảm rủi ro lây nhiễm.

Hỗ trợ dinh dưỡng:

  • Cung cấp chế độ ăn đầy đủ chất, bao gồm nhiều rau xanh, trái cây và chất đạm.
  • Kết hợp với sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục nhanh chóng.

Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt:

  • Trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp, việc bổ sung sữa chuyên biệt có thể giúp hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Sản phẩm Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam.
  • Leanpro Thyro: Bổ sung I-ốt, Selen, Canxi để điều hòa hormon tuyến giáp, giảm viêm, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp sau phẫu thuật hoặc điều trị I-ốt phóng xạ.
  • Leanpro Thyro LID: Loại bỏ 88% lượng I-ốt, bổ sung Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân kiêng I-ốt hoặc trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ. Đặc biệt, đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể, cùng việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.

Iod phóng xạ là một trong những hình thức để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp một cách hiệu quả và an toàn nhất được rất nhiều bệnh viện, bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân. Hy vọng qua những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu biết uống Iod phóng xạ cách ly bao lâu để tuyệt đối tuân thủ. Điều này là để chăm sóc sức khỏe của chính mình cũng như những người thân xung quanh.

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *