Uống kháng sinh như thế nào là an toàn? Lưu ý trong quá trình sử dụng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Sự ra đời của kháng sinh là một bước ngoặt trong lịch sử nền y học hiện đại, được ví như “thần dược” và sử dụng trong hầu hết các phác đồ điều trị bệnh. Cũng chính vì quan niệm này mà việc mua và uống kháng sinh tự ý đã khiến tình trạng “kháng kháng sinh” đang dần phổ biến. Để giảm thiểu nguy cơ này, người bệnh nên tuân thủ đúng theo quy định dùng kháng sinh an toàn và đúng cách của bộ Y tế .

Kháng sinh là gì? Có nên uống kháng sinh không

Kháng sinh là thuốc điều trị, được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và dẫn tới: Viêm, đau, sốt, khó chịu,… Hiện tại kháng sinh sẽ có hiệu lực diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn tùy vào phân nhóm và hàm lượng được chỉ định. Do vậy, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân để chọn dạng thuốc phù hợp nhất.

Kháng sinh là một loại thuốc thường kê để điều trị một số những loại bệnh
Kháng sinh là một loại thuốc thường kê để điều trị một số những loại bệnh

Mỗi phân nhóm kháng sinh sẽ có tính đặc hiệu khác nhau với vi khuẩn, càng đặc hiệu thì liều lượng dùng càng nhỏ và ngược lại. Bên cạnh đó cũng cần đặc biệt chú ý đến đối tượng được chỉ định để tránh sử dụng sai mục đích.

Thuốc kháng sinh thể hiện khả năng kháng khuẩn và diệt khuẩn bằng cơ chế như sau:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp của vách tế bào, do vậy những tế bào đang phát triển sẽ rất dễ bị tiêu diệt và không còn khả năng di truyền.
  • Rối loạn các chức năng của màng bào tương, dẫn tới việc “nhiễm nước” quá nhiều vào trong màng tế bào và gây chết vi khuẩn.
  • Ức chế quá trình tổng hợp sợi protein, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Ức chế tổng hợp các acid nucleic, đây là nguyên liệu di truyền cần thiết cho quá trình sinh sản. Như vậy vi khuẩn sẽ không còn khả năng nhân lên và lan rộng.
  • Uống kháng sinh mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên khi không được dùng đúng theo bệnh lý hoặc hàm lượng thì có thể gây những tác dụng không muốn. Vì vậy người bệnh nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy những triệu chứng bất thường.

Những đối tượng được chỉ định uống kháng sinh

Kháng sinh được chỉ định sử dụng cho những đối tượng mắc bệnh như:

  • Bệnh nhân bị bệnh viêm đường hô hấp trên: Viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm tai giữa,…kể cả tình trạng cấp tính và mạn tính đều được điều trị bằng kháng sinh.
  • Đối tượng bị viêm đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phế quản,…Bệnh nhân sẽ được xác định cụ thể nguyên nhân qua mẫu bệnh phẩm rồi mới dùng nhóm thuốc đặc hiệu.
  • Đối tượng bị viêm đường tiết niệu – sinh dục: Viêm bàng quang kẽ, viêm tiết niệu (nam, nữ), viêm cổ tử cung, viêm hậu phẫu hoặc sau sinh,…
  • Bệnh nhân bị viêm loét đường tiêu hóa: Viêm dạ dày, xung huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng,…
  • Đối tượng bị viêm mô mềm: Viêm da, ngứa do cơ địa,…
  • Một số bệnh lý không nên uống kháng sinh bởi vì nguyên nhân gây ra là virus, ví dụ: Cảm cúm, viêm gan virus, herpes, zona thần kinh…Trường hợp này nếu dùng sẽ không mang lại đáp ứng và tăng nguy cơ nhiễm độc gan cho bệnh nhân.
Người bị nhiễm khuẩn nên sử dụng kháng sinh để điều trị
Người bị nhiễm khuẩn nên sử dụng kháng sinh để điều trị

Hướng dẫn cách uống kháng sinh đúng cách

Uống kháng sinh đúng cách sẽ giúp điều trị bệnh an toàn, giảm được nguy cơ gây độc gan – thận và tác dụng phụ liên quan. Dưới đây là thông tin về nguyên tắc sử dụng cũng như cách xử lý phù hợp khi bị quá liều kháng sinh mà người bệnh nên biết.

Nguyên tắc sử dụng

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh bao gồm:

  • Bệnh nhân chỉ được sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm khuẩn, các tình trạng khác cần xác định rõ nguyên nhân mới được dùng. Để xác định người bệnh có bị nhiễm khuẩn không, nhân viên y tế cần dựa vào kinh nghiệm điều trị và xét nghiệm liên quan.
  • Lựa chọn kháng sinh đặc hiệu cho từng đối tượng bệnh nhân, và bắt đầu sử dụng từ kháng sinh phổ hẹp đến phổ rộng để giảm kháng kháng sinh.
  • Quan tâm đến những đối tượng đặc biệt: Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú, bệnh nhân suy thận, người già để có chỉ định phân nhóm thuốc phù hợp.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng được chỉ định. Trong thời gian sử dụng thấy không đáp ứng/đáp ứng chậm, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ và tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều khi chưa được cho phép.
  • Sử dụng kháng sinh đến khi hết triệu chứng viêm, không nên dùng quá lâu hoặc trong thời gian quá ngắn, thông thường sẽ là 5 ngày.
  • Sử dụng phác đồ điều trị kháng sinh phối hợp khi dùng đơn trị liệu không mang lại đáp ứng. Cần kết hợp các nhóm kháng sinh khác nhóm, khác cơ chế để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến các tương tác tăng độc tính của các nhóm thuốc này.
Bệnh nhân chỉ được sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm khuẩn
Bệnh nhân chỉ được sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm khuẩn

Liều lượng theo chỉ định

Khi uống kháng sinh, bệnh nhân cần quan tâm đến liều lượng được chỉ định và thực hiện đúng theo yêu cầu để có đáp ứng tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý về liều lượng sử dụng kháng sinh:

  • Với đối tượng bệnh nhân nhỏ tuổi và dưới 40kg thường sẽ phải dùng liều theo trọng lượng cơ thể. Đây là cách sử dụng giảm tối đa được tác dụng phụ trên cơ thể, đồng thời đánh giá chính xác hiệu quả mang lại.
  • Bệnh nhân trên 40kg, là người trưởng thành hoặc người cao tuổi thì sẽ sử dụng theo đơn vị viên/lần.
  • Bệnh nhân có mức độ thanh thải kém do bệnh lý thận thường sẽ dùng liều thấp hơn bình thường. Trường hợp này cần có sự theo dõi đặc biệt của nhân viên y tế trong quá trình sử dụng.
  • Quan tâm đến liều tối thiểu mà thuốc có thể tạo nên tác dụng và liều tối đa chạm ngưỡng độc tính để kê liều phù hợp. Tốt nhất chỉ nên dùng trong khoảng liều này sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Cũng có một số trường hợp cần phải sử dụng vượt liều, tuy nhiên phải có biện pháp xử lý khi bệnh nhân gặp những tình trạng nguy kịch.

Thời điểm uống

Hiện tại sẽ có ba khung giờ thường được khuyến cáo trong sử dụng kháng sinh, đó là: Trước ăn (trước bữa ăn từ 30 – 60 phút), trong ăn (ngay trước hoặc sau khi ăn) và sau ăn (sau bữa ăn từ 30 – 60 phút). Tùy thuộc vào loại kháng sinh được chỉ định mà thời điểm uống sẽ khác nhau.

Ví dụ:

  • Kháng sinh amoxicillin kết hợp muối của acid clavulanic (nhóm beta lactam) nên dùng ngay trước bữa ăn để tăng sinh khả dụng.
  • Kháng sinh cefuroxim (nhóm beta lactam) được khuyến cáo dùng trong bữa ăn.
  • Kháng sinh azithromycin (nhóm macrolid) được chỉ định dùng trước ăn 30 phút.
  • Kháng sinh spiramycin (nhóm macrolid) nên uống xa bữa ăn…

Uống kháng sinh nhiều có tốt hay không?

Như đã biết, các dạng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng kháng/diệt vi khuẩn, do vậy không phải bệnh lý này cũng nên sử dụng dạng thuốc này. Bên cạnh đó, kể cả trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đối tượng cũng chỉ nên sử dụng đến khi hết triệu chứng và không sử dụng kéo dài.

Không nên lạm dụng kháng sinh trong mọi trường hợp bệnh lý
Không nên lạm dụng kháng sinh trong mọi trường hợp bệnh lý

Nếu thường xuyên lạm dụng kháng sinh trong điều trị, cơ thể con người sẽ có nhiều sự thay đổi về cấu trúc và chức năng. Một số tác hại từ việc uống kháng sinh nhiều đã được xác định như:

  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: Sử dụng kháng sinh sẽ giúp cơ thể kháng/diệt khuẩn, tuy nhiên nếu dùng quá lâu hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị “phụ thuộc” vào tác dụng này và giảm khả năng sản sinh kháng thể.
  • Suy nhược cơ thể: Dùng kháng sinh lâu dài hoặc nhiều lần, đặc biệt là dạng thuốc tiêm sẽ có nhiều tác dụng phụ lên hệ thống thần kinh. Từ đó dẫn tới tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Suy chức năng thận – gan: Kháng sinh sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và đào thải qua thận, do vậy khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng các cơ quan này phải làm việc quá sức. Mặt khác, chất chuyển hóa từ kháng sinh có thể sẽ còn hoạt tính và tác động trực tiếp lên các cơ quan này.
  • Ảnh hưởng đến thính giác: Các kháng sinh nhóm aminoglycosid, erythromycin, cloramphenicol…nếu sử dụng hàm lượng cao và dài ngày sẽ gây giảm thính lực. Một số trường hợp khi dừng uống thì sẽ hồi phục khả năng nghe, tuy nhiên đây cũng là biến chứng nguy hiểm cần phòng ngừa.
  • Ảnh hưởng đến cấu trúc xương và răng: Kháng sinh nhóm tetracyclin sẽ ngăn cản sự phát triển của xương và răng, đặc biệt nguy hiểm khi dùng thường xuyên cho trẻ nhỏ.

Cách xử lý khi quá liều

Trong trường hợp sử dụng quá liều kháng sinh, người bệnh có thể xử lý như sau:

  • Đối tượng người lớn sẽ chủ yếu sử dụng dạng viên nén và tự điều chỉnh được hành vi, do vậy có thể thực hiện kích thích nôn để đưa thuốc ra ngoài. Trường hợp sử dụng dạng thuốc tiêm thì cần được đưa đến bệnh viện để xử lý ngay.
  • Với trẻ nhỏ, bố mẹ tạo phản xạ nôn cho con bằng cách đưa chất nhầy hoặc vật trơn vào cổ họng. Trường hợp nặng hơn thì tốt nhất nên được giải quyết tại cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm

Uống kháng sinh nên ăn gì? Kiêng gì?

Yếu tố thức ăn sẽ tác động trực tiếp lên sinh khả dụng của hầu hết các thuốc kháng sinh. Do vậy bệnh nhân cũng nên quan tâm đến những thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thời gian sử dụng.

Uống kháng sinh nên ăn gì?

Trong thời gian uống kháng sinh, bệnh nhân nên ăn:

Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống phù hợp
Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống phù hợp
  • Thực phẩm ít dầu mỡ, chủ yếu được chế biến dạng: Luộc, hấp hoặc xào để giảm nguy cơ tương tác.
  • Thực phẩm nhóm glucid nên dùng gạo lứt hoặc các dạng ngũ cốc.
  • Thực phẩm nhóm protein nên dùng dạng thịt trắng (gia cầm, hải sản) sẽ nhanh tiêu hóa và hấp thu hơn dạng thịt đỏ.
  • Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: Cam, nho, rau xanh (bắp cải, đậu xanh, súp lơ),…
  • Thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa: Hạt macca, hạt điều, hạt óc chó…nên được bổ sung vào bữa phụ để tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

Khi uống kháng sinh không nên ăn gì?

Bệnh nhân nên kiêng những thực phẩm sau trong thời gian uống kháng sinh:

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không được khuyên dùng khi đang sử dụng thuốc, bởi vì sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và có thể gây tương tác với thuốc.
  • Thực phẩm chứa nhiều acid hữu cơ như: Cam, chanh, bưởi,…Đây là những thực phẩm gây phân hủy mạnh cấu trúc kháng sinh và giảm khả năng chuyển hóa của thuốc tại gan.
  • Chất kích thích như: Bia lạnh, rượu trắng, thuốc lá,…sẽ tăng khả năng gây độc gan và giảm sinh khả dụng của các kháng sinh đường hô hấp.

Lưu ý trong thời gian uống kháng sinh đúng nhất

Uống kháng sinh là điều cần thiết trong điều trị nhiễm khuẩn, tuy nhiên cũng cần phải thận trọng trong sử dụng để giảm nguy cơ nhiễm độc cơ thể và ảnh hưởng chức năng đến cơ quan. Dưới đây là một số lưu ý trong thời gian uống kháng sinh:

  • Bệnh nhân nên sử dụng đúng liều lượng và khung giờ mà bác sĩ đã chỉ định, khi muốn điều chỉnh liều cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình chuyển hóa và thải trừ thuốc.
  • Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể nhanh hồi phục.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, đồng thời hạn chế tác động của thức ăn lên chuyển hóa thuốc.
  • Bệnh nhân có thể dừng sử dụng khi có xuất hiện tình trạng không đáp ứng hoặc dị ứng, tuy nhiên vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Bệnh nhân nên nghỉ ngơi trong thời gian sử dụng kháng sinh
Bệnh nhân nên nghỉ ngơi trong thời gian sử dụng kháng sinh

[Giải đáp chuyên gia] Một số thắc mắc của người bệnh

Sử dụng kháng sinh sẽ tác động như thế nào đến cơ thể con người luôn là băn khoăn của nhiều đối tượng bệnh nhân, do vậy để giải đáp vấn đề này chúng ta cùng đọc những thông tin dưới đây.

Kháng sinh uống bao nhiêu ngày thì đào thải hết?

Khả năng thải trừ của kháng sinh được đánh giá thông qua chỉ số T ½ và được xác định trên thử nghiệm lâm sàng trước khi bán thuốc ra thị trường. Tùy vào nhóm kháng sinh mà mức độ đào thải cũng sẽ khác nhau.

Thông thường kháng sinh có T ½ trong khoảng 6 – 8h, nghĩa là để đảm bảo hiệu quả bệnh nhân phải dùng từ 2 – 3 liều/ngày. Tuy nhiên đối với một số nhóm kháng sinh tác dụng kéo dài như azithromycin sẽ chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày vì T ½ là 72 giờ.

Uống kháng sinh có ảnh hưởng đến tinh trùng/ kinh nguyệt không?

Theo các nghiên cứu đã công bố, một số nhóm kháng sinh sẽ tác động lên chức năng và cấu trúc của tinh trùng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới. Do vậy bác sĩ cần thận trọng trong chỉ định và trao đổi trước với bệnh nhân về vấn đề này.

Uống kháng sinh gây nhiệt miệng

Uống kháng sinh liều cao, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng đào thải ở gan, gây ra tình trạng nóng trong và nhiệt miệng. Để giảm tác dụng phụ này, bệnh nhân nên uống nhiều nước hơn và hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm liều điều trị.

Uống kháng sinh có thể gây nhiệt miệng
Uống kháng sinh có thể gây nhiệt miệng

Mẹ bầu mà uống kháng sinh có mất sữa không?

Việc sử dụng kháng sinh thông thường sẽ không gây ra tình trạng mất sữa, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa non. Từ đó tác động đến sức đề kháng của nhũ nhi và trẻ sơ sinh.

Khi dùng kháng sinh có tiêm phòng được không?

Nhìn chung việc sử dụng kháng sinh sẽ không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch với các dòng kháng sinh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân (đặc biệt là trẻ nhỏ), bác sĩ sẽ cân nhắc về việc điều chỉnh lịch tiêm nếu cần.

Uống kháng sinh liều cao có sao không?

Uống kháng sinh liều cao là khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng, tuy mang lại những đáp ứng nhanh chóng nhưng việc làm này sẽ khiến người bệnh tăng cảm giác mỏi mệt và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, dùng kháng sinh liều cao cũng gây ra những tác dụng phụ như: Suy chức năng gan – thận, rối loạn tiêu hóa, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ, tăng cân mất kiểm soát,…

Uống kháng sinh giúp bệnh nhân giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn nói chung, nếu được dùng với liều lượng phù hợp thì sẽ giảm được những tác động xấu trên cơ thể. Thông tin về nguyên tắc điều trị và những vấn đề liên quan đến kháng sinh trên đây hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích, đồng thời giúp bệnh nhân sử dụng hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *