Vảy nến da đầu là gì? Những thông tin cơ bản cần biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Vảy nến da đầu là một dạng rối loạn cơ địa phổ biến hiện nay. Nguyên nhân là do tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào thượng bì trên da đầu, có thể gấp 4 – 5 lần tốc độ thông thường. Bệnh đặc trưng bởi các biểu hiện như ngứa ngáy, bong tróc da đầu kèm theo các mảng trắng và rụng tóc thường xuyên. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của vảy nến da đầu, người bệnh cần nắm được những thông tin sau đây.

Vảy nến da đầu là bệnh gì?

Vảy nến là một bệnh lý ngoài da phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, vị trí thường gặp nhất là ở vùng da đầu, với tỷ lệ chiếm tới hơn 50% số ca mắc. Đây cũng là khu vực tương đối nhạy cảm, rất dễ tiến triển nặng, lan rộng trong thời gian ngắn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

vay nen da dau
Vảy nến da đầu có thể phát sinh biến chứng trong thời gian ngắn

Vảy nến da đầu đặc trưng bởi tình trạng tăng sinh tế bào thượng bì một cách bất thường ở những vùng da dưới chân tóc, dẫn đến hình thành những mảng viêm đỏ và vảy trắng bạc như màu sáp nến. Ban đầu, bệnh thường xuất hiện theo từng nốt nhỏ, sau đó lan dần sang toàn bộ vùng da đầu, trán, cổ, gáy và hai bên vành tai. Nếu không điều trị kịp thời, các mảng viêm đỏ có thể lan ra toàn thân.

Theo các chuyên gia da liễu, vảy nến da đầu được chia thành hai mức độ tiến triển như sau:

Vảy nến da đầu ở cấp độ nhẹ: Diện tích viêm nhiễm và tổn thương không quá 5%, chia thành những mảng nhỏ với đường kính từ 1 – 2cm. Da có vảy trắng bạc bong tróc, xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp, kéo theo cảm giác ngứa ngáy và khiến người bệnh rụng tóc bất thường.

Vảy nến da đầu ở cấp độ nặng: Diện tích viêm nhiễm lớn hơn 10% với các biểu hiện như da có vảy đỏ, rụng tóc nhiều, thậm chí tóc không thể mọc lại ở những vùng da đã bị viêm nhiễm.

Tương tự như tình trạng vảy nến ở những vị trí khác, vảy nến da đầu là một dạng viêm nhiễm lành tính, không nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây nổi vảy nến ở da đầu

Trên thực tế, các nguyên nhân vảy nến da đầu hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu dịch tễ, di truyền và mô bệnh học, tình trạng vảy nến có thể xuất phát từ những rối loạn trong hệ thống miễn dịch, khiến các tế bào da phát triển với tốc độ bất thường, tạo ra các mảng dư thừa và bong tróc trên da.

Cụ thể, thời gian chu chuyển tế bào thượng bị thường kéo dài từ 22 – 27 ngày, tuy nhiên, ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày. Điều đó có nghĩa rằng, các tế bào mới sẽ chất chồng lên những tế bào cũ, bao gồm cả các tế bào chết mà cơ thể chưa kịp loại bỏ, gây ra hiện tượng đóng vảy.

Bên cạnh đó, vảy nến trên đầu cũng có thể xuất phát hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn do một số yếu tố sau đây:

  • Di truyền: Nếu gia đình có tiền sự bệnh lý liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch như viêm da tiếp xúc, chàm ... thì nguy cơ mắc bệnh của người bình thường cũng sẽ cao hơn.
  • Thần kinh căng thẳng: Tình trạng stress kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn trong hệ miễn dịch.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Mức độ oxy hóa da cao có thể kích thích quá trình tổng hợp ADN, dẫn đến hiện tượng tăng sinh tế bào sừng một cách bất thường.
  • Rối loạn chuyển hóa đạm: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến, đồng thời khiến các triệu chứng viêm nhiễm tiến triển nhanh và trầm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng, đặc biệt là với các bệnh lý như viêm họng do liên cầu khuẩn, HIV,… có nguy cơ bị vảy nến da đầu cao hơn bình thường.
  • Tác động từ bên ngoài: Thói quen chà xát, cào, gãi lên da đầu hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Một số yếu tố khác: Rối loạn nội tiết tố, dị ứng, kích ứng do tiếp xúc với ánh sáng, thuốc,…

Triệu chứng khi bị vảy nến da đầu

Một số dấu hiệu vảy nến da đầu điển hình bạn cần nắm rõ:

vay nen da dau
Người bị vảy nến ở đầu trên da sẽ có những mảng trắng xếp chồng lên nhau
  • Da bị tổn thương: Hình thành các mảng đỏ với kích thước và hình dạng không đồng nhất kèm theo dấu hiện ban đỏ, thô ráp, khi dùng tay chà xát nhẹ sẽ có cảm giác nổi cộm, gập ghềnh.
  • Hình thành mảng trắng: Vảy trắng xếp chồng lên nhau có màu bạc như sáp nến, bong tróc thành từng mảng lớn hoặc nhỏ, thậm chí chỉ như bụi phấn.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Vảy nến da đầu gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy. Nếu chà xát quá nhiều, vùng da này có thể bị chảy máu và nhiễm trùng nặng hơn.
  • Rụng tóc: Người bệnh có dấu hiệu rụng tóc bất thường, một số trường hợp thậm chí không thể mọc lại tóc vĩnh viễn.

Vảy nến da đầu có lây không? Ảnh hưởng như thế nào?

Theo các chuyên gia da liễu, vảy nến da đầu là một dạng bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa và hệ thống miễn dịch, do đó không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có khả năng di truyền cao, có thể lên đến 50% trong trường hợp cả ba và mẹ đều có tiền sử mắc bệnh.

Vảy nến da đầu là một dạng viêm nhiễm lành tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin trong giao tiếp. 

Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách, vảy nến da đầu còn có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh lý về tim mạch, khớp, thận,… 

Cách chẩn đoán vẩy nến da đầu

Để điều trị triệt để và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh, các triệu chứng của vảy nến da đầu cần được phát hiện từ sớm. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán được các bác sĩ sử dụng trong hầu hết các trường hợp.

Thăm khám lâm sàng và kiểm tra tiền sử bệnh lý: Dựa trên các dấu hiệu bên ngoài như viêm đỏ, bong tróc, rụng tóc,… kết hợp với tiền sử dị ứng và một số bệnh cơ địa khác, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu về bệnh.

Sinh thiết da: Với phương pháp này, các bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ của người bệnh, tiến hành quan sát và phân tích dưới kính hiển vi để xác định chính xác và phân biệt với những bệnh lý liên quan.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm mô bệnh học, phương pháp cạo vảy Brocq và hiện tượng Koebner.

Phương pháp điều trị vảy nến da đầu

Các phương pháp điều trị vảy nến da đầu chủ yếu tập trung khắc phục và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và nhu cầu cá nhân, người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương pháp như dùng thuốc Tây, bài thuốc Đông Y và mẹo dân gian trị bệnh tại nhà.

Thuốc Tây trị vảy nến da đầu

Trị vảy nến bằng Tây Y là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ tính tiện lợi, hiệu quả cao và thời gian điều trị nhanh chóng. Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng thuốc bôi tại chỗ, một số loại thuốc uống và dầu gội để làm sạch da đầu.

vay nen da dau
Điều trị bệnh da liễu bằng thuốc tân dược dạng uống
  • Acid Salicylic: Đây là một loại dung dịch bôi ngoài da có tác dụng làm bong vảy, bạt sừng, khử trùng và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thuốc chữa vảy nến da đầu – Corticoid đường bôi: Phù hợp với những người bị vảy nến da đầu ở mức độ trung bình đến nặng, nhằm làm chậm quá trình tăng sinh tế bào, giảm ngứa và ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý rằng, việc lạm dụng Corticoid có thể làm mỏng da và gây phản tác dụng.
  • Anthralin: Thuốc có tác dụng khôi phục ADN, loại bỏ các mô và tế bào bất thường, giúp làm mềm làn da.
  • Một số loại thuốc uống như: Retinoids, Methotrexate, Cyclosporine,… để hạn chế quá trình sản xuất tế bào da từ bên trong, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và nguy cơ biến chứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại dầu gội chứa Acid Salicylic, Coal Tar,… để làm sạch da đầu và hỗ trợ điều trị vảy nến.

Xem thêm

Mẹo dân gian trị vảy nến da đầu

Với những trường hợp vảy nến da đầu nhẹ, diện tích tổn thương nhỏ, người bệnh có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên tại nhà để cải thiện triệu chứng. Phương pháp này tương đối đơn giản, an toàn và giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.

  • Sử dụng giấm táo: Pha loãng 2 muỗng giấm táo cùng một nửa cốc nước sạch, sau đó dùng bông gòn thấm đẫm dung dịch này rồi thoa đều lên những vùng da bị tổn thương. Chờ khoảng 20 phút rồi gội đầu bằng nước sạch.
  • Chữa bệnh vảy nến da đầu nhờ sử dụng dầu dừa: Chuẩn bị 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất, trực tiếp thoa lên những vùng da nổi mảng đỏ, kết hợp dùng tay mát xa nhẹ nhàng rồi gội lại với nước vào sáng hôm sau.
  • Trị vảy nến da đầu bằng bồ kết: Chuẩn bị 4 – 5 quả bồ kết, nướng vàng, thơm rồi bỏ vào nồi đun cùng khoảng 2 lít nước sạch. Dùng nước bồ kết để gội đầu 2 ngày 1 lần, thực hiện liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Những phương pháp dân gian trị vảy nến da đầu kể trên đều tương đối an toàn và lành tính, tuy nhiên mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc và thay đổi thói quen sinh hoạt để tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Lưu ý phòng ngừa và chăm sóc người bị vảy nến

Vảy nến da đầu không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc chủ phòng ngừa từ sớm là hết sức quan trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong việc chăm sóc và vệ sinh da đầu để ngăn ngừa nguy cơ mắc và tái phát bệnh:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và da đầu sạch sẽ, nên gội đầu hai ngày/ lần bằng các sản phẩm dầu gội dịu nhẹ, có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Không dùng tay chà xát, dùng móng cào gãi lên da đầu quá nhiều gây tổn thương, đặc biệt là với những vùng da bị vảy nến.
  • Hạn chế lo âu, giữ tinh thần thoải mái đẻ tránh những rối loạn bên trong cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị vảy nến da đầu, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy, thuốc nhuộm tóc và hóa chất có hại.
  • Không đội mũ bảo hiểm hoặc các loại mũ nón quá chật trong thời gian dài, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng, da đầu đổ nhiều mồ hôi. Đồng thời vệ sinh mũ thường xuyên để phòng ngừa các bệnh lý về da đầu khác.
  • Mỗi ngày nên dành khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh khung giờ có cường độ tia cực tím cao (10h – 16h).

Địa chỉ chữa vảy nến tốt nhất hiện nay

Để kết quả chữa bệnh được đảm bảo, hạn chế nguy cơ tái phát ở mức tối đa, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị theo đúng phương pháp. 

Dưới đây là những bệnh viện, trung tâm chuyên về da liễu theo phương pháp Tây y, Đông y chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn tham khảo thêm: 

  • Bệnh viện Da liễu TW Hà Nội có địa chỉ ở số 15A Phương Mai, Đống Đa. Đây là một trong những bệnh viện tuyến đầu chữa bệnh da liễu được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng. 
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ở số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa có một chuyên khoa da liễu được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ quá trình khám và chữa bệnh của các y bác sĩ tại đây. 
  • Bệnh viện Quân dân 102 có địa chỉ ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để bệnh nhân đến cơ sở gần nhất, thuận tiện cho quá trình điều trị bệnh. 
  • Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam có địa chỉ ở 123 Hoàng Ngân, Hà Nội và 48B Đặng Dung, TP.HCM. Đơn vị đã có hơn 20 năm kinh nghiệm chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh ngoài da trong đó có vảy nến và ngày càng được nhiều người tin tưởng. 
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là nơi chữa bệnh da liễu theo phương pháp y học cổ truyền uy tín nhất hiện nay. Nổi tiếng nhất về đơn vị này phải kể đến bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can chuyên trị bệnh vảy nến cực tốt. Trung tâm có địa chỉ ở cả Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh để người bệnh có thể đến cơ sở gần nhất khám và chữa bệnh. 

Vảy nến da đầu là một dạng viêm nhiễm khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh không có khả năng lân nhiễm và đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên có thể gây ra rất nhiều phiền toái. Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn nên trực tiếp đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách.

NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *