Vảy Nến Toàn Thân: Hình Ảnh, Nguyên Nhân Và Thuốc Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Tiết Niệu, Tiêu Hóa | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Vảy nến toàn thân là căn bệnh mãn tính, khó chữa dứt điểm. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn. Có những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Dấu hiệu và cách điều trị chăm sóc ra sao để hạn chế triệu chứng bệnh? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến toàn thân

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến toàn thân vẫn chưa được xác định. Nhưng một số chuyên gia về da liễu cho rằng bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh hơn so với bình thường.

vay nen toan than
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến khá đa dạng

Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh hoặc thúc đẩy bệnh nặng thêm. Trời quá nóng hoặc quá lạnh, đối với những người có da dễ mẫn cảm hay dị ứng với thời tiết, thì là tác nhân gây bệnh chính.

Không chỉ thế, các yếu tố dưới đây cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh:

  • Chấn thương: Khi bạn bị chấn thương, vảy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương và các vùng lân cận. Thậm chí là vảy nến cũng xuất hiện ở cả những vết trầy xước nhẹ. 
  • Các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan cũng là tác nhân gây bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm.
  • Những người hay bị stress, luôn căng thẳng thần kinh, buồn phiền, lo lắng, giận giữ cũng là một tác nhân gián tiếp gây bệnh.
  • Thời tiết lạnh và khô là yếu tố dễ gây bùng phát bệnh vảy nến toàn thân. 
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… cũng có thể gây ra bệnh vảy nến.  
  • Tác dụng phụ của các thuốc kháng viêm của là nhân tố gây bệnh đáng quan tâm. 

Dấu hiệu/biểu hiện bệnh vảy nến toàn thân

Dấu hiệu bệnh có thể bùng phát cấp tính hoặc phát triển dần theo từng thể khác nhau (bao gồm vảy nến thể mảng hoặc vảy nến mụn mủ). Các dấu hiệu thường gặp có thể kể đến:

vay nen da mat
Biểu hiện bệnh là bị ngứa, đỏ rất khó chịu
  • Trên vùng da toàn bộ cơ thể đều bị đỏ.
  • Bỏng da, ngứa da
  •  Chỗ vùng da bị tổn thương xuất hiện vảy.
  • Trên da xuất hiện nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt  
  • Cơ thể đau nhức
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường
  • Nhịp tim tăng
  • Một số dấu hiệu khác như: Bị ớn lạnh hoặc sốt cao, đau khớp, nhất là vùng mắt cá chân. 

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân vảy nến toàn thân

Bệnh vảy nến nói chung rất khó điều trị dứt điểm, nhất là khi có biến chứng hoặc nhiễm trùng. Tốt nhất là gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị vảy nến toàn thân thường được áp dụng dưới đây:

Điều trị bệnh bằng thuốc

Tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng bệnh lý ra sao mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hoặc bôi ngoài. Những loại thuốc được dùng bao gồm thuốc ức chế miễn dịch, chống ngứa hoặc chống trầm cảm.  Cụ thể:

vay nen da mat
Dùng kem bôi tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thuốc dùng bôi tại chỗ: Corticosteroid, Calcipotriol, Tazaroten, Tacrolimus, Acid salicylic… Đây là những thuốc bôi tại chỗ nhằm giảm ngứa ngáy, ngăn bệnh phát triển tối ưu được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.
  • Thuốc dạng uống, tiêm truyền: Trong các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ thường kê đơn với các loại thuốc trị vảy nến toàn thân hiệu quả như: Methotrexat, Acitretin, Ciclosporin, Infliximab. 

Thuốc nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, cho nên bạn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh vảy nến toàn thân quá trầm trọng, thì bác sĩ sẽ chỉ định truyền tĩnh mạch. 

⇒ XEM THÊM : Top 10 loại thuốc trị vảy nến của Nhật Bản được chuyên gia khuyên dùng

Điều trị bằng Đông y

Trị vảy nến toàn thân bằng Đông y là một lựa chọn khá an toàn và lành tính mà người bệnh nên cân nhắc. Đông y thường kết hợp chữa trị bằng các loại thảo mộc có trong tự nhiên, với châm cứu hoặc một số biện pháp khác mà bác sĩ chỉ định.

Theo Đông y, bệnh sẽ được chia làm nhiều thể , tùy mức độ nặng nhẹ sẽ có các bài thuốc khác nhau. Điều này nhằm tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ vảy nến từ gốc. Dưới đây là bài thuốc theo từng thể bệnh để bạn tham khảo:

vay nen da mat
Sử dụng các bài thuốc đông y trong chữa bệnh

Bài thuốc chữa thể phong huyết nhiệt
Trên da xuất hiện nhiều dấu chấm đỏ, to dần theo thời gian, có màu hồng tươi và gây ngứa ngáy khó chịu. Bài thuốc Đông y chữa thể này được thực hiện bằng cách sắc chung những vị thuốc sau đây với nhau và thu thành 3 lần uống trong ngày:

  • Hoè hoa sống 40g, sinh địa 40g, thăng ma 12g, thạch cao 40g, thổ phục linh 40g, tử thảo 12g, ké đầu ngựa 20g, chích thảo 4g, địa phu tử 12g. 
  • Hoa hoè 20g, cam thảo đất 16g sinh địa 20g, cây cứt lợn 12g,thổ phục linh 16g, hy thiêm 16g, thạch cao 20g, ké đầu ngựa 16g.

Bài thuốc chữa thể phong huyết táo

Chứng này là do da bị bệnh lâu ngày, ít xuất hiện nốt đỏ mới, nốt cũ hơi ngứa, có màu hơi đỏ và gây khô da. Tương tự, bạn dùng bài thuốc dưới đây sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày:

  • 12g huyền sâm, 12g kim ngân hoa, 12g hà thủ ô, 12g sinh địa, 12g ké đầu ngựa, 12g vừng đen
  • Hà thủ ô 20g, khương hoạt 16g, đương quy 20g, thổ phục linh 40g, sinh địa 16g, oai linh tiên 12g, huyền sâm 12g, ké đầu ngựa 16g.

Các bài thuốc dân gian chữa vảy nến toàn thân

Có nhiều bài thuốc dân gian chữa vảy nến toàn thân khá hiệu quả. Có thể kể đến một vài phương thuốc dưới đây:

  • Nghệ vàng: Nghệ có chứa các hoạt chất kháng khuẩn tốt cho da bị viêm. Thêm nữa, chất curcumin có trong nghệ có thể làm thay đổi biểu hiện gen, ngăn ngừa được nguy cơ gây đột biến gen. Cho nên, bạn có thể dùng nghệ để đắp lên da hoặc làm gia vị nấu ăn.
  • Bột yến mạch: Mặc dù chưa được chứng minh bởi khoa học, nhưng bạn có thể dùng bột yến mạch đắp lên vết thương sẽ hạn chế viêm nhiễm. Đây là kinh nghiệm dân gian của nhiều người.
  • Lá trầu không: Trầu không có tác dụng sát trùng, kháng viêm, trị phong, kháng khuẩn. Kết hợp lá trầu không cùng bèo hoa dâu và muối hột, ngâm nước muối khoản 10 phút, rửa sạch. Cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước chừng 15 – 20 phút. Để nước nguội bớt và tắm toàn thân. Phần bã thì giã nát và xát lên vùng da cần điều trị. Áp dụng thường xuyên sẽ loại bỏ bớt phần da bong tróc, sần sùi. 
vay nen da mat
Chữa vảy nến bằng bột nghệ

Cách phòng ngừa/các lưu ý cho người bệnh vảy nến toàn thân

Như đã đề cập, bệnh vảy nến toàn thân cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây: 

  • Hạn chế căng thẳng: Cuộc sống quá áp lực, stress luôn là nguyên nhân gốc của nhiều bệnh. Đối với người mắc bệnh vảy nến, thì căng thẳng sẽ thúc đẩy bệnh nặng thêm.
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc như: Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine trong điều trị sốt rét, Inderal được sử dụng để điều trị huyết áp cao, Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không Steroid và được sử dụng để điều trị viêm khớp, Lithium được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần, chống trầm cảm.
  • Hạn chế các vết thương ngoài da: Các chấn thương phổ biến có thể kể đến cháy nắng và trầy xước. Điều này có thể coi là nguyên nhân kích hoạt bệnh vảy nến.
  • Tránh nhiễm trùng: Nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây viêm và góp phần dẫn đến bệnh vảy nến toàn thân.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và thường xuyên luyện tập thể dục để cải thiện cân nặng và tăng sức đề kháng.

Hy vọng với một số phương pháp điều trị trên, bạn có thể áp dụng khi bản thân mắc phải vảy nến toàn thân. Tuy nhiên, bạn nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự điều trị.

thông tin quan trọng

Ngày đăng 10:46 - 06/03/2023
Cập nhật lúc: 4:27 PM , 28/07/2023
Đánh giá bài viết
5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *