Viêm Amidan Quá Phát: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm amidan quá phát có những biểu hiện như thế nào, có nguy hiểm tới sức khỏe không? Được biết, amidan quá phát là hệ quả của amidan viêm nặng. Người bệnh muốn điều trị khỏi cần lựa chọn phương pháp phù hợp, an toàn, hiệu quả. Để giúp người bệnh điều trị của dễ dàng hơn, chúng tôi tổng hợp các kiến thức chi tiết nhất về chứng bệnh này.

viem amidan qua phat
Chia sẻ kiến thức bệnh viêm amidan quá phát

Bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan là một căn bệnh phổ biến liên quan đến hệ thống hô hấp. Tỷ lệ người mắc bệnh quá phát amidan ngày một tăng cao. Trong khi đó, bệnh thường gặp ở phần đông trẻ nhỏ hoặc người thuộc độ tuổi thanh thiếu niên.

Viêm amidan quá phát là trạng thái bệnh của amidan mãn tính. Quá phát amidan xảy ra khi người bệnh bị viêm amidan nhiều lần. Tình trạng viêm tái diễn liên tục khiến amidan bị tổn thương. Amidan trong họng sưng to và đi kèm nhiều biểu hiện bệnh lý khác.

Mỗi lần tái phát, amidan quá phát sẽ kéo dài. Mỗi năm, người bệnh có thể bị quá phát amidan tái phát trên 4 lần. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt bình thường.

Hiện nay, người bệnh mắc amidan quá phát đang được phân chia thành 4 cấp độ.

  • Viêm amidan quá phát độ 1: Amidan bị sưng, có hình dáng cuống gọn và to tròn. Amidan lúc này có chiều ngang khá nhỏ. Kích thước chỉ bằng ¼ khoảng cách của phần chân trụ trước của amidan. 
  • Viêm amidan quá phát độ 2: Amidan vẫn có những triệu chứng sưng to và viêm. Amidan lúc này có kích thước to hơn so với cấp độ 1. Kích thước chiều ngang của amidan khoảng ⅓ khoảng cách của phần chân trụ trước amidan.
viem amidan qua phat
Mức độ nguy hiểm của bệnh quá phát amidan
  • Viêm amidan quá phát độ 3: Vẫn tương tự biểu hiện như viêm amidan mãn tính quá phát cấp độ 1, 2. Tuy nhiên, chiều ngang của amidan lúc này sẽ bằng ½ so với khoảng cách của phần chân trụ trước amidan.
  • Viêm amidan quá phát độ 4: Cấp độ còn được gọi là thể xơ chìm. Cấp độ này thường xuất hiện ở người lớn. Bề mặt amidan gồ ghề với nhiều vết viêm, xuất hiện nhiều xơ trắng. Mô của amidan cũng có màu đỏ sẫm. 

Vậy viêm amidan quá phát có nguy hiểm không, có chữa được không? Được biết, amidan quá phát nếu được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời thì sẽ không gây ra nguy hiểm. 

Bệnh có thể chữa khỏi mà không mất nhiều thời gian. Ngược lại, người mắc không phát hiện ra bệnh, để bệnh ủ lâu sẽ gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những ảnh hưởng xấu mà người bệnh có thể gặp phải khi amidan quá phát biến chứng gồm:

  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm cơ tim, viêm khớp cấp
  • Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh – phế quản
  • Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc

Người bệnh cần đặc biệt chú ý với các biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm nội tâm mạc. Hai biến chứng này có thể dẫn tới khả năng tử vong. 

Vì vậy, mọi người cần có những kiến thức quan trọng về bệnh. Để từ đó đưa ra được cách thức điều trị bệnh sao cho an toàn.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan quá phát

Nhìn chung, ở trẻ nhỏ hay người lớn khi mắc phải viêm amidan quá phát đều có chung một số nguyên nhân sau:

  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể các bạn không kịp thích ứng. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhịp sinh học bị rối loạn bởi các tác nhân liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm.
  • Những người sống trong các môi trường có nhiều bụi ô nhiễm, khí độc hại hoặc nguồn nước ô nhiễm. Bệnh khá phổ biến ở những trường hợp sống gần các khu nhà máy, xí nghiệp.
  • Vùng răng miệng không được người bệnh vệ sinh sạch sẽ. Các vi khuẩn có cơ hội bám trụ và tấn công sang vùng họng. Hình thành các ổ viêm trong họng và khoang miệng.
viem amidan qua phat
Các nguyên nhân gây ra viêm amidan quá phát
  • Người có sức đề kháng kém, cơ thể yếu cũng làm tăng nguy cơ bị amidan tái phát. Do các vi sinh gây bệnh dễ dàng xâm nhập mà không gặp cản trở.
  • Những người đã từng bị viêm amidan, viêm mũi hay viêm xoang cũng là yếu tố khiến bạn dễ bị amidan quá phát hơn.
  • Nước lạnh, đồ ăn nhiều cay nóng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Những thực phẩm này có khả năng làm kích thước của mô họng bị biến đổi, dẫn tới quá phát amidan.

Triệu chứng viêm amidan quá phát ở người lớn, trẻ nhỏ

Những dấu hiệu của bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em và người lớn là gì? Vì là chứng bệnh liên quan đến hô hấp, khi amidan bị nhiễm trùng sẽ có những dạng amidan khác nhau.

Có không ít người bệnh vẫn nhầm lẫn giữa dấu hiệu của viêm amidan và amidan quá phát. Các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây để phát hiện ra amidan quá phát:

  • Amidan có dấu hiệu sưng to: Biểu hiện này rất dễ nhận biết người người bệnh được soi amidan. Amidan trong họng có dấu hiệu sưng phồng và đỏ hơn bình thường. Khoảng không gian trong họng bị amidan làm hẹp lại. Bởi vậy, khi ăn uống người bệnh sẽ thấy khó khăn trong việc nuốt.
  • Ho liên tục: Khi amidan chuyển sang giai đoạn viêm quá phát, ho sẽ xuất hiện nhiều hơn. Có thể là cơn ho khan hoặc ho kèm đờm. Ho có đờm gây ra cảm giác khó chịu hơn cho người bệnh. Trẻ nhỏ sẽ thường bị ho về đêm, cơn ho khan kéo dài.
Triệu chứng phổ biến của người bệnh
Triệu chứng phổ biến của người bệnh
  • Khàn tiếng: Dấu hiệu nữa để bạn nhận định viêm amidan quá phát là dây thanh quản bị ảnh hưởng. Người bệnh bị khàn tiếng, đổi giọng, lạc giọng, giao tiếp vì vậy gặp khó khăn.
  • Đau họng: Là yếu tố tất yếu, viêm amidan quá phát ở cả trẻ nhỏ và người lớn đều có dấu hiệu này. Họng bị đau rát, kèm theo cảm giác ngứa, vướng víu khó chịu vô cùng.
  • Miệng bị hôi: Vì amidan bị viêm nên sẽ tích khá nhiều vi khuẩn, virus khác nhau. Các vi khuẩn này chứa khí H2S. Đây là nguyên do khiến hơi thở bạn có mùi. Hôi miệng có thể giảm bớt khi chúng ta đánh răng. Nhưng không thể hết mùi hôi triệt để.

Ngoài ra, người mắc amidan quá phát có thể xuất hiện thêm triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.

Cách chữa amidan quá phát hiệu quả, an toàn hiện nay

Khi phát hiện ra bệnh amidan quá phát, người bệnh cần được điều trị kịp thời. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, cần điều trị càng sớm càng tốt. Vẫn có khá nhiều bệnh nhân mang tâm lý chủ quan nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi. Để mặc bệnh diễn tiến nặng hơn khiến quá trình điều trị về sau rất vất vả. 

Phương pháp điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý mà các bạn mắc phải. Bệnh diễn tiến phức tạp sẽ chữa trị khác so với người mới chớm bệnh, bệnh nhẹ. 

Chúng ta có thể lựa chọn cách chữa trị theo 3 hướng khác nhau: Điều trị bằng Đông y, Tây y và theo dân gian.

Bị viêm amidan quá phát uống thuốc gì?

Để điều trị bằng Tây y, người bệnh cần hết sức tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, Thăm khám bệnh định kỳ và sử dụng thuốc theo đúng đơn được kê. 

Dựa vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc dành cho người bị viêm amidan quá phát.

viem amidan qua phat
Hướng điều trị bệnh bằng Tây y
  • Thuốc giảm xung huyết: Người bệnh sẽ sử dụng amitase và men chống viêm để làm giảm cơn ho. Triệu chứng phù nề, xung huyết cũng thuyên giảm. Ngoài ra còn có nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng và họng, giảm vi khuẩn xâm nhập.
  • Thuốc kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh cho người mắc amidan quá phát là rất cần thiết. Kháng sinh dành cho người bệnh gồm có: Augmentine, Zinnat, Penicillin, clamoxyl,…
  • Thuốc giảm đau: Khi người bệnh bị viêm quá phát tái diễn liên tục sẽ gây ra nhiều cơn đau rát. Thuốc sẽ được chỉ định sử dụng trong trường hợp này.

Có thể thấy rằng, thuốc Tây y mang lại hiệu quả ngay tức thì, rút ngắn thời gian điều trị. Khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chúng ta dễ gặp các tác dụng phụ: Suy tim, nhờn thuốc, suy thận, rối loạn tiêu hóa..

Vậy người bệnh có nên cắt amidan không? Trong một số trường hợp khi viêm amidan quá phát quá nặng, các bác sĩ có thể chỉ định việc cắt bỏ amidan. 

Trước đây, phương pháp phẫu thuật được sử dụng là gây tê tại chỗ để cắt amidan. Hiện tại, phương pháp cắt amidan sẽ sử dụng kỹ thuật gây mê nội khí quản. Khi phẫu thuật sẽ hạn chế tình trạng chảy máu cũng như người bệnh ít bị đau hơn.

Ở trẻ nhỏ, độ tuổi phù hợp nhất để cắt amidan là trẻ từ 4 tuổi trở lên. Nếu trẻ chưa đủ tuổi để làm phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hệ miễn dịch về sau. 

Tuy nhiên, cũng có một trường hợp cắt amidan ngoại lệ. Bác sĩ sẽ cắt bỏ amidan ở trẻ mà không phân biệt độ tuổi, khi trẻ có dấu hiệu ngừng thở lúc ngủ. Cắt bỏ amidan sẽ ngăn chặn nguy cơ đột tử khi ngủ vì thiếu oxy.

Cách chữa viêm amidan quá phát tại nhà bằng dân gian

Đối với người bệnh có triệu chứng viêm amidan quá phát nhẹ. Bệnh biểu hiện ở mức độ ho hay sốt thông thường thì có thể sử dụng cách này. Những mẹo dân gian sẽ phù hợp để chữa trị tại nhà với người mắc bệnh nhẹ. 

Chanh và đường phèn:

Chanh giúp tiêu viêm cũng như sát khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, đường phèn làm dịu cổ họng cũng như kháng viêm. Chanh kết hợp với đường phèn là công thức trị viêm amidan hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đối với cách chữa này, các bạn nên pha đường phèn với nước sôi. Chanh tươi đem cắt mỏng và cho vào uống cùng nước đường. 
  • Mỗi ngày, người bệnh nên uống 2 lần để có được hiệu quả giảm viêm, giảm ho sớm.

Hồng khô:

Đây là cách chữa trị rất phù hợp khi trẻ bị amidan quá phát. Hồng chứa thành phần chống viêm, nhuận phế và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Có thể kể đến như: Catechin, vitamin B1, B2, vitamin C, Caroten, cùng một số hợp chất hữu cơ. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần cắt hồng thành những miếng nhỏ cho các bé nhai mỗi ngày. Tình trạng sưng viêm amidan sẽ được giảm đáng kể.
viem amidan qua phat
Chữa bệnh bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên

Lá đinh lăng:

Cây đinh lăng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ truyền của dân tộc. Lá đinh lăng còn được gọi là lá gỏi cá. Lá có tác dụng bồi bổ khí huyết cho cơ thể, làm hạ sốt và tiêu viêm, giải độc. 

Cách thực hiện: 

  • Bạn chuẩn bị khoảng 25g lá đinh lăng, lựa chọn lá non.
  • Đem lá đinh lăng nấu chung với nước, uống nước tương tự như uống trà hàng ngày.
  • Người bệnh cần uống liên tục trong vòng 3 ngày để giúp amidan giảm viêm nhanh chóng.

Quả trám:

Trám chua là loại quả mang đến hiệu quả làm thông phổi, thanh nhiệt. Trám giúp bổ phế cũng như kháng lại các vi khuẩn gây viêm hiệu quả. Trong dân giam, trám từ lâu đã được sử dụng để chữa amidan tại nhà.

Cách sử dụng: 

  • Bạn lựa chọn quả trám đã chín, khứa đều quanh thân trám.
  • Thêm một chút phèn chua vào trám và cho vào miệng để nhai. Cách làm này sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau rát họng.

Qua những cách điều trị amidan quá phát trên, hi vọng mọi người có thể đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bản thân. 

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng quá phát amidan?

Để có thể phòng ngừa bệnh amidan quá phát, mọi người cần hết sức giữ gìn sức khỏe. Với cả người chưa mắc bệnh và người đã từng mức amidan, chúng ta cần chú ý như sau:

  • Luôn chăm sóc, bảo vệ răng miệng sạch sẽ. Đánh răng kèm sử dụng các sản phẩm nước súc miệng, để loại bỏ vi khuẩn bám trụ trong khoang miệng.
  • Các bạn cần chú ý đến vấn đề giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt vào các thời khắc chuyển mùa, tai-mũi-họng là những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất.
  • Khi ra ngoài nơi công cộng, nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, hoặc ẩm mốc. Các bạn nên đeo khẩu trang cũng như vệ sinh rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, mọi người nên bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả chứa các vitamin. Tăng cường khoáng chất để hệ miễn dịch luôn được khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn nhiều cay nóng, các loại đồ uống lạnh, kem lạnh. Như vậy sẽ giúp họng tránh bị tổn thương.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể bạn hàng ngày vì 70% cơ thể con người là nước. Nước thanh lọc cơ thể và giữ cho cổ họng không bị khô rát.
  • Tất cả chúng ta cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt khoa học. Sống lành mạnh để cơ thể hạn chế bệnh tật. Sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống chọi tốt hơn trước các loại vi khuẩn, virus.

Ở những người có cơ địa yếu, viêm amidan rất dễ xảy ra. Khi bệnh tái phát thường xuyên, các sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

Các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt chú ý, theo dõi các con. Tránh để các bé có nguy cơ mắc bệnh. Khi phát hiện bệnh lý, mọi người cần lập tức lựa chọn phương án điều trị để đạt hiệu quả cao. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *