Viêm cầu thận cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể là do di truyền từ bố mẹ, cách chăm sóc không đảm bảo, những tác nhân gây bệnh ở bên ngoài,…Khi bé mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, nên cần sớm được phát hiện và điều trị từ sớm.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh lý về thận, trong đó các cầu thận bị tổn thương và bị vi khuẩn xâm nhập. Điều này dẫn đến các cầu thận bị viêm nhiễm. Hậu quả là chức năng của thận không được duy trì hiệu quả như bình thường.

Vai trò chính của cầu thận là lọc bỏ các chất cặn bã dư thừa và các khoáng chất để đưa chúng vào nước tiểu, sau đó đào thải ra ngoài. Khi cầu thận bị viêm nhiễm thì chúng không thể thực hiện được chức năng lọc các chất cặn bã. Tình trạng này gây ra sự mất cân bằng của cơ thể.

viem cau than o tre em
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây hại

Ở trẻ em, viêm cầu thận cấp hay xuất hiện ở các bé độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi. Đa số trường hợp mắc bệnh thường tiến triển lành tính, ít gây nguy hại. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, nếu trẻ em mắc viêm cầu thận cấp không được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ gây ra một vài biến chứng nguy hiểm.

  • Biến chứng suy thận: Khi cầu thận bị viêm nhiễm, có thể gây ra suy giảm nhanh chóng chức năng thận. Trong thời gian dài, do áp lực lên trên thận càng tăng, sẽ gây ra chứng suy thận nặng.
  • Biến chứng vô niệu: Thận là cơ quan chịu trách nhiệm bài tiết nước tiểu. Khi viêm cầu thận, chức năng thận bị suy giảm. Khi bệnh tiến triển thành suy thận, khả năng đào thải nước tiểu suy giảm, lượng nước tiểu ít dần. Cuối cùng, người bệnh mỗi ngày đi tiểu ít hơn 5ml, hay biến chứng vô niệu đã xảy ra.
  • Biến chứng suy tim: Khi mắc viêm cầu thận cấp, huyết áp của người bệnh sẽ tăng cao. Thông thường, tăng cả về huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Nếu tình trạng này diễn biến lâu ngày, gây tăng áp lực lên tim. Cuối cùng, sau thời gian dài làm việc quá sức, tim sẽ trở nên kiệt quệ và gây suy tim.

Như vậy, viêm cầu thận cấp ở trẻ em lâu ngày có thể làm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Nó khiến cho chức năng thân suy giảm đáng kể. Nguy hiểm hơn cả, là có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ

Các bậc phụ huynh cần thực sự quan tâm đến con cái, những biểu hiện bất thường được thể hiện từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào những điều này cũng là cách để bác sĩ có thể chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm cầu thận cấp ở trẻ em là:

Viêm cầu thận do các bệnh lý nhiễm trùng

  • Nhiễm khuẩn liên cầu: Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A (đối với các trường hợp sốt, ho, viêm họng,…) cũng có thể khiến bé bị viêm cầu thận cấp. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ em thấp, vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý về hô hấp phát triển ồ ạt và tấn công khắp cơ thể. Sau đó vi khuẩn cư trú ở các cầu thận và gây ra phản ứng viêm.
  • Nhiễm trùng: Các virus như viêm gan B, virus HIV,… là có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận cấp cho cả trẻ em và người lớn. Khi bệnh nhân mắc các virus này, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây viêm.
viem cau than o tre em
Các virus không chỉ gây viêm cầu thận cấp, mà còn gây tổn thương nhiều vùng khác

Viêm cầu thận do các bệnh lý miễn dịch

  • Hội chứng phổi và thận: Tình trạng rối loạn chức năng liên quan của phổi và thận có thể gây ra hiện tượng chảy máu cầu thận và dẫn đến viêm thận.
  • Lupus ban đỏ: Đây là một bệnh lý miễn dịch hệ thống chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên bệnh có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận và tim. Trong đó, viêm cầu thận cấp tính là một biểu hiện đặc trưng và thường xảy ra nhất.
  • Bệnh thận IgA: Đây là một bệnh lý diễn biến thầm lặng, gây ra hiện tượng nước tiểu có máu và các hợp chất globulin miễn dịch.
  • U hạt: Đây là tình trạng bệnh lý về máu. Trong đó các mạch máu ở các cơ quan như phế quản và phổi bị viêm và kéo theo viêm cầu thận cấp.
  • Viêm đa động mạch: Đây là bệnh máu trong đó các mạch máu rất nhỏ trong các cơ quan như thận, tim,

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em là:

  • Do yếu tố di truyền: Một số trường hợp, trong gia đình có người mắc viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính thì trẻ em có thể dễ dàng mắc bệnh này hơn.
  • Do bệnh sỏi thận gây ra: Sỏi thận trong cơ thể va chạm, ma sát vào đường tiết niệu của trẻ em khi trẻ vận động. Lâu ngày, các vết va chạm đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Qua đó lan tới cư trú tại cầu thận và gây viêm.
viem cau than o tre em
Sỏi thận gây tổn thương đường niệu, tạo cơ hội cho vi khuẩn tiến vào

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em rất đa dạng. Tuy nhiên có một số biểu hiện đặc trưng của bệnh như sau:

  • Nước tiểu có màu đậm do có lẫn máu và protein.
  • Khối lượng nước tiểu giảm rõ rệt.
  • Một số bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản,…
  • Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, vô lực, rã rời chân tay…
  • Sốt cao không rõ nguyên nhân, nhiệt độ cơ thể thường xuyên trên 38 độ.
  • Cơ thể phù nề, đặc biệt là ở các chi.
  • Đau đầu, huyết áp cao.
  • Khó thở, thường thở gấp, tăng sức thở.
  • Phát ban, co giật.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, bệnh nhân thường bị giảm từ 3 đến 5kg trong thời gian ngắn (khoảng 1 tháng).
  • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.
  • Chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, không có cảm giác ngon miệng.
viem cau than o tre em
Trẻ đi tiểu ra máu, uể oải, mệt mỏi, sốt cao cần đưa trẻ đến bệnh viện

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị bệnh

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một trong các bệnh cần phải được quan tâm để phát hiện, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh để lâu dài gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em.

Hinh thức chẩn đoán

Trẻ em cần được đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh. Tại đây, các bác sĩ sẽ quan sát, kiểm tra và tiến hành một số xét nghiệm. Dựa trên các kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.

  • Xét nghiệm nước tiểu và máu: Bao gồm xét nghiệm kiểm tra nồng số bạch cầu, protein, hồng cầu, creatin, ure,..
  • Tiến hành chụp X quang, siêu âm để quan sát, theo dõi các cơ quan như thận, xương,..
  • Đo điện tâm đồ để kiểm tra tình trạng nhịp tim và các chức năng bình thường về tim mạch của người bệnh.
  • Sinh thiết thận để xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm cầu thận.

Mẹo dân gian chữa viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Trong dân gian có nhiều loại thảo dược khác nhau để điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Đây là cách chữa bệnh đơn giản, dễ dàng thực hiện và kinh tế với người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng mẹo chỉ áp dụng trong thời gian đầu mới khởi phát bệnh. Đồng thời chúng chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng chứ không loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh.

Sử dụng lá nhãn

Lá nhãn ta trong dân gian được xem là một trong những phương thuốc có hiệu quả tốt trong việc làm chậm và giảm đáng kể các bệnh lý về thận trong đó có bệnh viêm cầu thận cấp.

viem cau than o tre em
Nước sắc từ lá nhãn có thể sử dụng cho trẻ uống để giảm các triệu chứng bệnh

Cách thực hiện:

  • Lấy phần lá nhãn ta còn non (màu xanh nõn, tươi) rửa sạch, thái nhỏ và để cho ráo nước.
  • Cho phần lá nhãn non (khoảng 50g) vào nồi đun cùng với khoảng 2 lít nước sạch.
  • Duy trì lửa trung bình đến khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 2 đến 3 cốc nước uống.
  • Tắt bếp, chia phần nước đun thành 3 phần riêng biệt và sử dụng trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng tối thiểu khoảng 2 tháng thì bệnh nhân sẽ nhận thấy tác dụng rõ rệt.

Sử dụng lá tía tô

Lá tía tô được biết đến là một cây gia vị trong các món ăn của người dân. Tuy nhiên, khi trẻ em bị viêm cầu thận cấp, dân gian thường sử dụng lá tía tô sắc nước để chữa trị.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô già khoảng 1 nắm, rửa sạch để đảm bảo không còn bám cát đất và bụi bẩn.
  • Cho vào nồi to, thêm khoảng 3 lít nước.
  • Nếu có thì bạn đọc có thể thêm vào nồi đun vài thanh cam thảo để nước dễ uống hơn.
  • Đun nước trong khoảng 1 giờ.
  • Vớt bỏ phần lá đi, gạn lấy nước và uống khi ấm.
  • Thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tháng, bệnh nhân sẽ giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm

Chữa viêm cầu thận cấp ở trẻ em bằng Tây y

Có nhiều nhóm thuốc Tây y mà các bác sĩ thường kê cho bệnh nhi bị viêm cầu thận cấp. Đây là các thuốc có hiệu quả điều trị tốt, thời gian tác dụng nhanh chóng. Nhưng khi sử dụng thuốc tây để chữa bệnh, trẻ em có thể bị ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Thậm chí một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở trẻ em.

viem cau than o tre em
Hiện nay có nhiều loại thuốc được bào chế dành riêng cho trẻ em để điều trị bệnh

Một số nhóm thường dùng trong điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em là:

Thuốc kháng sinh nhóm penicillin

Cephalosporin và Penicillin đều là những thuốc thuộc nhóm β Lactam có cơ chế liên kết với enzyme transpeptidase và carboxypeptidase. Khi các enzym này tiếp xúc với peptidoglycan của vách tế bào vi khuẩn gram dương và gram âm sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bị bệnh.

Một số kháng sinh nhóm này được dùng như: Amoxicillin, Penicillin,…

Thuốc hạ huyết áp

Thuốc vừa có tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương, phong hỏa hạch giao cảm. Từ đó làm ức chế men chuyển cũng như giảm tiết renin,…

Một số loại thuốc có thể dùng cho trẻ em như: Irbesartan (75- 150mg/ngày), Quinapril (5-10mg/ngày), Enalapril (0,08mg/kg/ngày, ngày uống không quá 5mg)…

Thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu cũng như tăng thải natri. Từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình bài xuất của các chất điện giải. Đặc biệt thuốc làm giảm nồng độ kali máu bằng nhiều cơ chế khác nhau như ức chế men CA, kháng lại aldosteron (có vai trò quan trọng trong giữ kali máu)….

Có thể cho trẻ uống: Furosemid, Amiloride, Spironolactone,…

Thuốc trợ tim

Nhóm thuốc trợ tim làm khả năng co bóp của tim được nâng cao. Nhóm thuốc này có tác dụng lên emzyme ATPase. Enzyme này có tác động tới bơm Natri-kali, giúp mở kênh calci, từ đó giúp tăng co bóp tim.

Một số thuốc dùng trong trường hợp này như: Captopril, Digoxin,…

Lưu ý chế độ ăn ăn uống khi điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi phát hiện bệnh ở trẻ em, người nhà cần quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Hạn chế muối và mì chính trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là khi cơ thể có dấu hiệu bị phù do tích nước.
  • Hạn chế các đồ ăn giàu mỡ, nhiều cholesterol và chất đường.
  • Tuyệt đối không sử dụng các đồ uống kích thích như bia, rượu, cafe. Ngoài ra cần hạn chế cho trẻ uống các nước ngọt chế biến sẵn, nước có ga…
  • Nhiều trường hợp viêm cầu thận cấp tiến triển thành suy thận cấp. Trẻ mắc bệnh cần phải hạn chế các thức ăn giàu protein như hải sản, thịt bò,…
  • Tăng cường bổ sung loại rau xanh và hoa quả ít ngọt. Đặc biệt nên cho trẻ em các loại như rau súp lơ, rau xà lách, rau dền, các loại quả như cam, ổi,…
  • Nguồn đạm cung cấp cho cơ thể có thể được lấy từ các loại trứng, sữa, cá….
  • Bổ sung chất béo tốt cho cơ thể với lượng phù hợp với từng cá nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng cần điều trị sớm, tránh biến chứng. Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, bạn đọc sẽ có các hiểu biết và biện pháp điều trị phù hợp dành cho bé.

Nên tìm hiểu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *