Viêm dạ dày có lây không? Bệnh lây qua đường nào

Viêm dạ dày là một căn bệnh mà khá nhiều người mắc phải do chế độ sinh hoạt không điều độ. Khi trong gia đình có người thân bị đau dạ dày thì “viêm dạ dày có bị lây không?” là thắc mắc của nhiều người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời một cách chính xác nhất.

viem da day co lay khong
Viêm dạ dày có lây không là băn khoăn của nhiều người

Viêm dạ dày có lây không?

Thông thường, bệnh đau dạ dày có nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen ăn uống không điều độ (ăn quá no hoặc quá đói), rượu bia, ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C vào lúc đói… cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh đau dạ dày ở nhiều người. Bệnh do những nguyên nhân kể trên không dẫn đến lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày do khuẩn HP gây ra thì hoàn toàn có khả năng lây nhiễm.

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn sống ngay tại niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này khiến niêm mạc bị viêm loét, dẫn tới các cơn đau dạ dày. Vi khuẩn HP được cho là có thể di truyền, bởi trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, các chuyên gia y tế đã gặp hiện tác các thành viên trong gia đình có quan hệ mật thiết với người bệnh cũng có những triệu chứng tương đương và dương tính với loại vi khuẩn này.

Vì thế, đau dạ dày hoàn toàn có thể lây từ người sang người nếu bệnh là do vi khuẩn HP gây ra. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi viêm dạ dày có lây không. Nếu không chủ động phòng tránh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

viem da day co lay khong
Khuẩn HP là nguyên nhân chính gây truyền nhiễm bệnh

Viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP chiếm tỉ lệ cao nhất trong những nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh bị nhiễm loại vi khuẩn này ban đầu thường không xuất hiện những biểu hiện rõ ràng, nhưng lâu dần sẽ gây viêm loét niêm mạc, đau dạ dày mãn tính, xuất huyết và cả ung thư dạ dày

Viêm dạ dày lây qua đường nào?

Theo các nghiên cứu thì bệnh viêm dạ dày do khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có 3 con đường lây nhiễm như sau:

Viêm dạ dày lây truyền qua đường miệng – miệng

Đây là con đường lây nhiễm phổ biến và khó tránh nhất. Đặc biệt là khi người thân trong gia đình bị đau dạ dày do khuẩn HP gây ra. Khuẩn HP được tìm thấy ở trong nước bọt của người bệnh, do vậy, việc nói chuyện ở cự ly gần, dùng chung cốc uống nước, hôn nhau… đều có thể làm lây truyền bệnh. Đây chính là lời giải cho mối nghi ngờ của nhiều người có cùng chung thắc mắc bệnh dạ dày có bị lây không.

Dùng chung dụng cụ ăn uống

Lây nhiễm bệnh viêm dạ dày, hay chính xác hơn là vi khuẩn HP lây nhiễm qua việc sử dụng chung bát đũa thìa với người bị bệnh.

viem da day co lay khong
Dùng chung dụng cụ ăn uống có thể dẫn đến ây bệnh dạ dày

Vì vậy, nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP thì việc lây nhiễm cho các thành viên còn lại là điều khó tránh khỏi bởi thói quen sinh hoạt, dùng chung dụng cụ ăn uống của người Việt Nam. 

Lây qua đường dạ dày – miệng hoặc dạ dày – dạ dày

Con đường lây nhiễm này không phổ biến và chủ yếu xảy ra trong môi trường bệnh viện do dụng cụ nội soi không được khử trùng cẩn thận. Vì vậy, khi đi khám nội soi dạ dày, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám.

Lây nhiễm qua đường phân – miệng

Có thể bạn chưa biết, vi khuẩn HP cũng tồn tại trong phân của người bệnh. Khi dùng chung nhà vệ sinh với người bệnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gián tiếp mắc vi khuẩn HP. Vì vậy, tất cả các thành viên trong gia đình nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn HP và nhiều loại vi khuẩn có hại khác.

Lây do côn trùng 

Bệnh viêm loét dạ dày có lây không khi truyền qua đường ruồi muỗi. Câu trả lời là vi khuẩn HP hoàn toàn có thể lây truyền gián tiếp thông qua động vật trung gian như ruồi muỗi làm lây truyền bệnh đau dạ dày. Vì vậy, các hộ gia đình nên lưu ý tới việc đảm bảo vệ sinh môi trường sống, giảm thiểu tối đa các nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm

Những biện pháp phòng ngừa lây bệnh đau dạ dày

Việc sinh hoạt chung, ăn chung uống chung là thói quen của người Việt Nam, tuy nhiên đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm lây truyền bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP. Do đó gia đình và bản thân người bị bệnh nên có những biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của loại vi khuẩn này. Cụ thể như:

viem da day co lay khong
Để tránh lây nhiễm người bệnh cần ăn riêng
  • Chia cơm thành từng phần riêng biệt. Tuyệt đối không sử dụng chung bát thìa để giảm nguy cơ tiếp xúc.
  • Người bệnh khi biết mình bị nhiễm loại vi khuẩn này cũng nên chủ động trong việc ăn uống, sinh hoạt, tránh dùng chung đồ với người nhà. Sử dụng thuốc điều trị theo đúng liệu trình đã được bác sĩ kê đơn. Xét nghiệm lại theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
  • Chất thải của người bệnh cũng cần được xử lý cẩn thận, tránh để vi khuẩn có cơ hội lây lan.
  • Thường xuyên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt móng tay sạch sẽ.
  • Người thân trong gia đình nên giúp đỡ người bệnh, tránh để người bệnh cảm thấy bị “kỳ thị”, từ đó dẫn tới tâm trạng căng thẳng, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị… nên nghĩ ngay tới nguy cơ bản thân đã bị viêm dạ dày. Bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Diệt trừ ruồi muỗi, vệ sinh môi trường xung quanh, bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh trường hợp lây nhiễm qua động vật trung gian.

Qua bài viết này, thắc mắc bệnh viêm dạ dày có lây không đã có lời giải đáp. Bệnh có thể lây từ người sang người nhưng chỉ trong trường hợp người bệnh bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Những người bị viêm dạ dày không nhiễm khuẩn HP không có khả năng truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, cần xác định viêm dạ dày bởi nguyên nhân gì thông qua các xét nghiệm y khoa để chủ động trong việc phòng tránh.

Gợi ý xem thêm: 

  • Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa đau dạ dày có thật sự hiệu quả? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
  • Nhất Nam Bình Vị Khang đã giúp cậu bé lớp 5 khỏi viêm loét HP dạ dày như thế nào?

Dành cho bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *