Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Những điều cần biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong thời kỳ thai sản, có nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm hệ tiết niệu. Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Có hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai là điều các sản phụ cần quan tâm.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây tình trạng nhiễm khuẩn. Các khu vực nhiễm khuẩn có thể là bất kỳ phần nào của đường niệu. Viêm hệ tiết niệu bao gồm: Viêm thận (nơi bắt đầu của đường niệu), viêm niệu quản, viêm bàng quang, hoặc viêm ống niệu đạo…

Phụ nữ giai đoạn mang thai thường gặp phải tình trạng viêm nhiễm tiết niệu. Đặc biệt trong 6 tháng đầu thai kỳ, khả năng mắc viêm đường tiết niệu của các mẹ là rất cao. Lúc này, sức đề kháng của mẹ suy giảm, tạo ra cơ hội cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công.

viem duong tiet nieu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý thường gặp ở các bà bầu

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ. Trong đó, có ba loại viêm đường tiết niệu khi mang thai mà các sản phụ cần lưu ý:

  • Nhiễm trùng đường tiểu không biểu hiện triệu chứng: Khi gặp vấn đề này, bệnh nhân sẽ không thấy những triệu chứng của bệnh, kết quả xét nghiệm nước tiểu vẫn cho kết quả dương tính với vi khuẩn. Tuy nhiên trường hợp này rất nguy hiểm vì bệnh phát triển âm thầm, không phát hiện sớm, đến khi có triệu chứng thì bệnh tình đã chuyển nặng.
  • Nhiễm trùng bàng quang: Trường hợp này, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, nặng bụng, luôn có cảm giác buồn tiểu. Khi tiểu thường đau rát và có dấu hiệu sốt. Nếu không có biện pháp kiểm soát, có thể dẫn đến viêm mạn tính rất khó điều trị.
  • Nhiễm trùng thận: Đây là tình trạng bệnh nặng nhất trong các loại viêm đường tiết niệu. Với mẹ bầu, nhiễm trùng thận có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết. Đây là bệnh lý hết sức nguy hiểm có thể gây tử vong cao. Đồng thời, nó cũng có thể gây nguy cơ đẻ non, lưu thai, hoài thai…

Nguyên nhân và triệu chứng gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có hiểu biết về nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh. Sau đây bài viết xin được cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ.

Nguyên nhân

Các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Chlamydia … là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm đường niệu. Các vi khuẩn sau khi đi vào máu, tiến vào trong hệ tiết niệu. Ở đây, chúng di chuyển tới các cơ quan như thận, bàng quang… và gây viêm.

Bà bầu là đối tượng nhạy cảm, rất dễ mắc bị nhiễm khuẩn. Có rất nhiều yếu tố gây ra sự phổ biến của tình trạng viêm đường tiết niệu khi mang thai.

  • Do hệ miễn dịch của mẹ suy giảm: Khi mang thai, các yếu tố miễn dịch của mẹ giảm hoạt động để bảo vệ thai nhi. Do đó, khi các vi khuẩn xâm nhập vào, cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại. Vì vậy trong thời kỳ thai sản người mẹ thường dễ bị mắc bệnh.
  • Do sự thay đổi hormone: Nhiều loại hormone bảo vệ thai được cơ thể tiết ra trong thời gian mang thai. Các hormon đó gián tiếp làm giãn cơ ống niệu quản. Vì vậy làm chậm tốc độ dòng chảy của nước tiểu. Nước tiểu có tính kiềm cao, khi ở trong đường niệu lâu sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Do sự thay đổi về hình thể và giải phẫu của cơ thể khi mang thai: Tử cung phát triển, chèn ép lên niệu quản và bàng quang. Vì vậy, bàng quang không thể thải hết được nước tiểu ra ngoài. Lượng nước tiểu đọng lại này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây viêm.
viem duong tiet nieu khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu rất dễ bị mắc bệnh

Triệu chứng

Tình trạng bệnh khác nhau thì có các triệu chứng thể hiện khác nhau. Đa số trường hợp mẹ bầu mắc chứng viêm đường tiết niệu không triệu chứng. Khi này cơ thể vẫn bình thường, không xuất hiện dấu hiệu lạ nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi bác sĩ tiến hành xét nghiệm nước tiểu mẹ hoặc khám sàng lọc trước sinh.

Chỉ một số ít trường hợp viêm đường tiết niệu khi mang thai thường có triệu chứng rõ ràng. Các mẹ xuất hiện tình trạng căng tức bụng dưới, buồn tiểu thường xuyên. Nhưng tiểu xong có cảm giác chưa đi hết, tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát khi tiểu. Màu nước tiểu không trong và chuyển sang màu hồng, do có lẫn máu trong đó.

Ngoài các triệu chứng trên, nhiều mẹ còn có các dấu hiệu khác. Mẹ hay sốt cao, đi kèm cảm giác ớn lạnh, đau vùng bụng dưới, đôi khi nôn nhiều. Nước tiểu của mẹ có máu hoặc mủ. Lúc này, các mẹ đã có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm về thận như nhiễm trùng thận, suy thận

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong các loại trên, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay. Phát hiện và điều trị sớm giúp cho mẹ khỏi bệnh, đồng thời bảo vệ bé phát triển an toàn.

viem duong tiet nieu khi mang thai
Mẹ bầu mắc viêm đường tiết niệu có nhiều biểu hiện khó chịu

Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Để phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, các bác sĩ cần có các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Bên cạnh thăm khám lâm sàng các triệu chứng ở người bệnh, cần tiến hành các xét nghiệm. Các xét nghiệm này cần đảm bảo an toàn, không gây tổn hại đến sự phát triển của thai kỳ.

  • Xét nghiệm nước tiểu. Đây là xét nghiệm thông thường được tiến hành khi đi khám thai định kỳ. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện các chất bất thường trong nước tiểu. Khi có mặt các chất này, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác.
  • Xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn trong nước tiểu. Khi có nghi ngờ mẹ bầu mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ cấy nước tiểu. Kết quả cho thấy sẽ định danh chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Từ đó, bác sĩ có thể kê các thuốc điều trị cho phù hợp.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang hoặc siêu âm. Ảnh chụp X-quang cho thấy rõ các vị trí viêm nhiễm nếu có. Nhờ đó, biết được tình trạng bệnh gặp phải là nặng hay nhẹ. Tia X-quang và sóng siêu âm đều ít ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng kỹ thuật này quá nhiều.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào để quan sát hệ tiết niệu của mẹ. Nhờ đó có thể phát hiện trực tiếp các vấn đề bất thường đường tiết niệu ở mẹ.
viem duong tiet nieu khi mang thai
Siêu âm là thường được tiến hành để chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai

Xem thêm

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu lúc mang thai

Hiện nay, có thể điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải được thông tin và cân nhắc kỹ, lựa chọn phương pháp tối ưu. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có các biện pháp phù hợp.

Các biện pháp Tây y chữa viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường niệu là do vi khuẩn. Vì vậy, để điều trị cần sử dụng kháng sinh. Đối với mẹ bầu, các kháng sinh được kê là các kháng sinh an toàn cho mẹ và bé.

Kháng sinh nhóm beta-lactam

Đây là nhóm kháng sinh lành tính, an toàn cho mẹ bầu. Trong nhóm này có một số thuốc thường dùng cho bà bầu như sau:

  • Penicillin hoặc cephalexin: Liều dùng mỗi ngày 2g, chia làm 4 phần trong ngày.
  • Ampicillin kết hợp với Sulbactam: Liều dùng 3g một lần, ngày tiêm 4 lần.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều vi khuẩn đã kháng nhóm kháng sinh này. Do đó, sử dụng thuốc không còn hiệu quả như trước.

viem duong tiet nieu khi mang thai
Các kháng sinh được kê cho mẹ bầu đều là loại an toàn với thai nhi

Nitrofurantoin

Đây là loại kháng sinh rât tốt trong giai đoạn thai kỳ. Đa số các vi khuẩn gây bệnh vẫn còn nhạy cảm, chưa xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Do đó, nitrofurantoin thường được dùng đơn lẻ để điều trị viêm nhiễm đường niệu.

  • Liều dùng: Mỗi ngày 100mg. Uống một lần duy nhất vào buổi sáng.
  • Tác dụng phụ hay gặp: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đi lỏng phân kèm máu…

Nhìn chung, các thuốc kê cho mẹ bầu đều an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Dùng thuốc theo đúng kháng sinh đồ mà Bộ Y tế ban hành.
  • Điều trị bằng kháng sinh ít nhất 1 tuần. Kháng sinh có tác dụng nhanh, thường sau 3 ngày đã làm các dấu hiệu biến mất. Tuy nhiên, các mẹ không được tự ý dừng thuốc, mà phải uống hết đợt điều trị.
  • Sau khi hết đợt thuốc, nếu kiểm tra nước tiểu vẫn phát hiện vi khuẩn thì cần đổi thuốc.

Chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai theo bài thuốc Đông y

Việc sử dụng các thuốc Tây y làm tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi. Vì vậy, việc ứng dụng Đông y vào điều trị bệnh cho phụ nữ có thai đang ngày càng nhiều. Các bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược nguồn gốc tự nhiên, rất an toàn cho người sử dụng.

Một số bài thuốc Đông y dành cho mẹ bầu nhiễm trùng đường niệu được sử dụng phổ biến là:

Bài thuốc số 1

Thành phần: Kim tiền thảo, củ hoa hiên, xa tiền tử, trắc bách diệp, tiểu kế, cam thảo, ngưu tất, đơn mặt trời, trúc diệp, bạch địa căn.

Cách sử dụng:

  • Đem rửa sạch các dược liệu trên rồi phơi ngoài ánh mặt trời đến khô.
  • Cho dược liệu vào chảo, sao vàng rồi đem hạ thổ xuống đất để một thời gian.
  • Cho dược liệu đã sao vào ấm sắc thuốc. Thêm lượng nước vừa đủ (khoảng 1 lít) vào rồi sắc thuốc.
  • Giữ lửa nhỏ, đun đến khi nước cạn còn ⅓ thì dừng.
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Cần sử dụng ngay khi nước thuốc còn ấm.

Bài thuốc số 2

Thành phần: Sa nhân, quả địa phu, đỗ trọng, tỳ giải, đan sâm, thân cù mạch, ké đầu ngựa, cỏ tranh, đậu biếc.

Cách sử dụng:

  • Các dược liệu được rửa sạch.
  • Sau khi khô, cho thuốc vào ấm thuốc. Thêm khoảng nửa lít nước sạch vào ấm.
  • Đun đến khi còn khoảng 200ml thì sử dụng.
  • Một thang thuốc thường sắc 2 lần vào sáng, tối.

Các bài thuốc Đông y đều mất thời gian chuẩn bị, vì vậy người bệnh phải sắp xếp thời gian hợp lý. Đồng thời, các thuốc cần sử dụng kiên trì một thời gian mới thấy rõ được hiệu quả điều trị.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Từ xưa, trong dân gian đã lưu truyền các mẹo điều trị bệnh viêm nhiễm đường niệu tại nhà dành cho bà bầu. Các mẹo này thường sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm, với cách làm đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện các biến chứng.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng bạc hà

Bạc hà là loại cây quen thuộc, mọc hoang ở xung quanh nhà. Đây cũng là loại thảo dược có tác dụng trị bệnh rất tốt. Trong lá bạc hà có chứa nhiều vitamin A, C… và lượng tinh dầu lớn. Nhờ đó, bạc hà có tính kháng khuẩn, sát khuẩn rất tốt. Nhiều vi khuẩn bị tiêu diệt bởi tinh dầu bạc hà như: S. aureus, Salmonella…

Chuẩn bị: Một nắm lá bạc hà

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạc hà rồi cho vào ấm đun.
  • Thêm lượng nước vừa sôi đủ, hãm lá trong khoảng từ 10 – 15 phút.
  • Nước hãm được dùng thay thế nước chè uống hằng ngày.
  • Sử dụng ít nhất trong 7 ngày liên tiếp.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng cam và dừa non

Cam là trái cây cung cấp rất nhiều vitamin C thiết yếu cho cơ thể. Dừa non có hàm lượng chất béo acid lauric lớn. Sự kết hợp nước cam và nước dừa non giúp nâng cao sức khỏe của người bệnh, tăng cường tác dụng diệt vi khuẩn. Do đó, rất phù hợp điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thai.

viem duong tiet nieu khi mang thai
Chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng cam và dừa non

Chuẩn bị: Một quả cam và một quả dừa non

Cách làm:

  • Lấy nước cam và nước dừa non bằng các dụng cụ chuyên dụng.
  • Pha hai loại nước với nhau. Khi uống có thể thêm đường hoặc đá tùy khẩu vị.
  • Nước cần được uống hằng ngày, từ 10 – 14 ngày.

Lời khuyên phòng tránh nhiễm trùng đường niệu trong thai kỳ

Các biện pháp nói trên giúp điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai rất tốt. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên có những biện pháp để phòng tránh bệnh:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước sắc thuốc Đông y, nước canh… Điều này giúp làm loãng nước tiểu, giúp nước tiểu nhanh được đào thải ra ngoài, loại thêm các vi khuẩn gây bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây tươi như cam, quýt, bưởi… Bổ sung thêm sữa chua chứa probiotic để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ vì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Mẹ bầu thường xuyên muốn đi vệ sinh. Nên đi ngay khi thấy buồn, chứ không nên nhịn, có thể gây hại cho thận.
  • Các mẹ bầu vào cuối thai kỳ bụng rất to. Nhưng không được vì thế mà quên không vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng kín.
  • Sau khi đi vệ sinh, cần lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ nhiễm khuẩn ngược từ vùng trực tràng, hậu môn.
  • Các mẹ nên mặc đồ bầu. Các trang phục bên ngoài và đồ vùng kín không được ôm sát vào cơ thể. Luôn mặc đồ thoáng khí khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không chữa cẩn thận sẽ gây nhiều biến chứng. Vì vậy, viêm đường tiết niệu khi mang thai cần được chú trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý này, để mẹ không cảm thấy hoang mang, lo lắng trong thai kỳ.

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *