Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là tình trạng chung của rất nhiều người đang gặp phải. Bệnh lý này có gây nguy hiểm gì, cách chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn đọc chủ động nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này.  

Viêm đường tiết niệu ra máu nguyên nhân do đâu?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây ra. Bệnh lý này không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu. 

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm nhiễm và làm rỉ máu trong nước tiểu. 

Một vài nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu ra máu gồm: Quan hệ tình dục sai cách, thường xuyên nhịn tiểu, vệ sinh không sạch sẽ, … 

Theo các chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh lý này kể cả nam, nữ, người trưởng thành hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở nữ giới. 

viem duong tiet nieu tieu ra mau
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ra máu

Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu ra máu

Nếu xuất hiện máu trong nước tiểu bệnh nhân cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời bởi đây là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đường tiết niệu.  

Ngoài việc lẫn máu trong nước tiểu, căn bệnh còn có thể nhận biết qua những dấu hiệu khác như: 

  • Luôn có cảm giác muốn đi tiểu với tần suất liên tục trong ngày. 
  • Luôn có cảm giác đau rát tại vùng niệu đạo. 
  • Nước tiểu có màu đục và mùi mạnh. 
  • Cỏ cảm giác đau ở vùng chậu, lưng và hai bên hông. 
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn kèm theo đó là triệu chứng ớn lạnh, sốt. 

Đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh mà bạn cần chú ý quan sát để chủ động đến khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

viem duong tiet nieu tieu ra mau
Viêm đường tiết niệu có triệu chứng đau lưng

Viêm đường tiết niệu ra máu có nguy hiểm hay không?

Đi tiểu ra máu là triệu chứng đáng lo ngại của viêm đường tiết niệu. Bởi để lâu bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: 

  • Hệ thống đường tiết niệu bị tổn thương, máu và mủ sẽ ra nhiều hơn. Niêm mạc môi trường trong bị tổn thương nghiêm trọng. 
  • Người bệnh có nguy cơ cao bị tắc nghẽn buồng trứng, gây khó khăn trong việc thụ thai có thể dẫn đến vô sinh. 
  • Nhiễm trùng và suy thận do vi khuẩn lội ngược dòng, xâm hại đến bộ phận này. 
  • Có thể nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân với các biểu hiện như ớn lạnh, sốt cao, tim đập nhanh,…gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. 
  • Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nhiễm trùng bào thai, nguy cơ sinh non, nhiễm trùng nước ối,….
  • Nam giới sẽ bị hẹp niệu đạo, đi vệ sinh sẽ khó khăn hơn kèm theo cảm giác vô cùng đau đớn. 
  • Đời sống tình dục của của nam và nữ đều suy giảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 
viem duong tiet nieu tieu ra mau
Viêm đường tiết niệu làm suy giảm ham muốn vợ chồng

Làm gì khi bị viêm đường tiết niệu ra máu

Khi bị viêm đường tiết niệu ra máu cần làm gì để điều trị bệnh. Dưới đây là những gợi ý về cách trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều người áp dụng.

Chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu theo Tây y

Chữa trị bệnh theo biện pháp Tây y là cách làm phổ biến được nhiều người sử dụng. Bởi hiệu quả mang đến nhanh chóng, áp dụng được cho mọi cấp độ bệnh lý. 

Phương pháp Tây y điều trị bệnh sẽ sử dụng kháng sinh để tăng cường hàng rào bảo vệ, diệt trừ mầm bệnh. Cụ thể phác đồ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu như sau: 

  • Bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc dùng kháng sinh trong thời gian từ 5 đến 7 ngày. 
  • Những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát thì thời gian dùng kháng sinh kéo dài  từ 10 ngày trở lên. 
  • Viêm đường tiết niệu do quan hệ buộc dùng dùng kháng sinh kết hợp điều trị dự phòng cùng với bạn tình và kiêng chuyện “chăn gối” trong giai đoạn chữa trị. 
  • Viêm đường tiết niệu do suy thận cao thì buộc phải nhập viện để điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra, một số trường hợp có thể tiêm kháng sinh theo tĩnh mạch cho bệnh nhân. 

Nếu điều trị kháng sinh để dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh viêm đường tiết niệu thì: 

  • Bệnh nhân nên dùng kháng sinh nhiều lần trong tháng, dùng liên tục tránh ngắt quãng để giảm nguy cơ tái phát của bệnh. 
  • Bổ sung nước để thanh lọc cơ thể, hạn chế nguy cơ tái phát trở lại của bệnh. 
viem duong tiet nieu tieu ra mau
Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu tiểu ra máu

Vật lý trị liệu chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể chữa bằng phương pháp vật lý trị liệu để hồi phục các bộ phận trong cơ thể, diệt trừ mầm bệnh và tăng cường sức khỏe. 

Quá trình áp dụng vật lý trị liệu bác sĩ sẽ dùng máy sóng ngắn phát nhiệt để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời giúp quá trình tái tạo tế bào mới diễn ra được nhanh hơn, nguy cơ tái phát được ngăn chặn. 

Tuy nhiên khi điều trị bằng phương pháp vật lý, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn thực hiện, không nên tự chữa tại nhà, phòng các  biến chứng bất ngờ có thể xảy ra. 

Xem thêm

Đông y chữa bệnh viêm đường tiết niệu tiểu ra máu hiệu quả

Theo góc nhìn Đông y, viêm đường tiết niệu là do ngoại tà xâm nhập ảnh hưởng đến chức năng thận dẫn đến uẩn bàng quang, đình trệ hạ tiêu, thủy đạo. Vì vậy các bài thuốc Đông y sẽ tập trung vào bài độc, thanh nhiệt cơ thể, lợi niệu, đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài. 

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu tiểu ra máu mà người bệnh nên tham khảo áp dụng như: 

viem duong tiet nieu tieu ra mau
Điều trị bệnh theo phương pháp Đông y

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu bài thuốc cần có: 

  • Củ kim châm.
  • Cam thảo. 
  • Lá đơn mặt trời. 
  • Trúc diệp.
  • Kim tiền thảo. 
  • Xuyên ngưu tất. 
  • Xa tiền tử. 
  • Tiểu kế. 
  • Bạch bao sao căn. 
  • Trắc bách diệp sao đen. 

Các vị thuốc cân với định lượng phù hợp rồi cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ trong vòng 25 phút. Nước thu được để nguội, chia làm 3 lần dùng hết trong ngày. Kiên trì thực hiện 1 tháng, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng. 

Bài thuốc số 2 

Nguyên liệu trong bài thuốc số 2 gồm có các nguyên liệu: 

  • Bạch mao căn. 
  • Rễ cây đại kế, có thể thay bằng cỏ nhọ nồi. 
  • Bông mã đề. 

Gia giảm thêm cỏ nhọ nồi, lá tre, sinh địa, mộc thông, cam thảo đất nếu có sỏi đường tiết niệu. 

Trộn đều các vị thuốc lên rồi cho vào ấm sắc với lượng nước vừa phải dùng hết trong ngày. Thực hiện bài thuốc trong 30 ngày, mỗi ngày 1 thang thuốc triệu chứng bệnh lý sẽ thuyên giảm dần. 

Bài thuốc số 3 

Nếu bị viêm đường tiết niệu ra máu kèm triệu chứng đau buốt, nhỏ giọt bạn có thể dùng bài thuốc số 3 với các nguyên liệu; 

  • Địa phu tử. 
  • Phụ linh. 
  • Đông quỳ tử. 
  • Tri mẫu. 
  • Cỏ lá tre. 
  • Cam thảo. 
  • Hoàng bá. 
  • Thông thảo. 

Cho các vị thuốc vào nồi rồi sắc lấy nước dùng trong ngày, kiên trì thực hiện một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm. 

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu tiểu ra máu theo phương pháp dân gian

Các bài thuốc nam có công hiệu chữa viêm đường tiết niệu rất tốt mà bạn nên tham khảo thêm để áp dụng. So với 3 cách điều trị trên thì mẹo chữa dân gian có độ an toàn, hiệu quả cao mà còn ít tốn kém. 

Những bài thuốc nam chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả bạn nên thử áp dụng như sau: 

Mẹo chữa bệnh từ râu ngô tại nhà 

viem duong tiet nieu tieu ra mau
Nấu nước râu ngô uống giúp lợi tiểu

Hãy nấu 100g râu ngô với 100ml nước để uống vào buổi sáng và tối trước khi ăn 3 tiếng để làm giảm các triệu chứng. Hoặc bạn có thể sử dụng nước râu ngô uống thay nước lọc trong ngày để kích thích lợi tiểu. 

Mẹo chữa bệnh từ cây rau má tại nhà 

Rau má là một loại thuốc nam có tính mát được dùng nhiều để chữa bệnh đường tiết niệu. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm rau má, mã đề và một khúc mía,  ép lấy nước uống hết trong ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 5 đến 7 ngày triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu tiểu ra máu

Viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát vì thế bệnh nhân cần kết hợp chữa trị theo hướng dẫn và thực hiện phòng ngừa để hạn chế nguy cơ bệnh quay trở lại. Những cách phòng bệnh tại nhà bạn nên áp dụng thực hiện đó là:

  • Uống đủ nước từ 6 đến 8 cốc mỗi ngày, có thể thay đổi nước lọc, nước hoa quả và sinh tố vừa đỡ nhàm chán vừa tốt cho sức khỏe. 
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, đảm bảo sạch sẽ tránh nguy cơ bệnh tái phát. 
  • Không nên nhịn tiểu, nếu “buồn” đi vệ sinh thì nên đi ngay để tránh vi khuẩn trong nước tiểu phát sinh. 
  • Trước và sau khi quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ, hạn chế sử dụng bao cao su vì sản phẩm có chứa chất diệt tinh trùng. 
  • Nếu phát hiện ra bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt nên chủ động chữa trị ngay bởi đây là nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ra máu. 
  • Thường xuyên đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh. 
  • Bổ sung nhiều vitamin C vào cơ thể để giảm nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.
  • Không nên tắm bồn nhiều, nên tắm vòi hoa sen để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Quần áo mặc không nên chọn loại quá chật, mặc đồ vừa phải, được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để phòng bệnh. 
  • Tránh dùng sản phẩm vệ sinh có chứa chất kiềm hoặc chất sát khuẩn.

Viêm đường tiết niệu ra máu là bệnh lý phổ biến, không khó chữa trị nhưng có thể tái phát rất nhiều lần. Bạn nên chăm sóc sức khỏe tốt, chủ động phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái phát trở lại. Nếu có biểu hiện bất thường hãy đi khám ngay để kịp thời chữa khỏi, tránh xuất hiện biến chứng.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *