Viêm khớp bàn chân: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm khớp bàn chân là bệnh rất phổ biến hiện nay. Nó không chỉ làm người bệnh khổ sở vì đau nhức mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt bình thường. Bài viết sau sẽ thông tin cho bạn về nguyên nhân làm khớp bàn chân bị viêm đồng thời phổ biến điều nên làm khi tình trạng này.

Viêm khớp bàn chân là hiện tượng gì?

Viêm khớp bàn chân là hiện tượng các khu vực mô mềm ở bàn chân bị viêm và nhiễm trùng. Người bệnh sẽ thấy bị đau khớp bàn chân ở nhiều vùng khác nhau như gan bàn chân, lòng bàn chân hay gót chân…

Bên cạnh đó tại vị trí bị viêm có hiện tượng đau, sưng và cảm giác nóng hơn bình thường. Đặc biệt, khi đi đứng thì bàn chân lại càng đau nhức nhiều hơn.

viem khop ban chan
Viêm khớp bàn chân là bệnh thường gặp hiện nay

Bệnh viêm khớp bàn chân có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên một vài đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Người cao tuổi xương khớp bị yếu, bị thoái hóa dễ bị viêm khớp.
  • Những người thường xuyên đi đứng nhiều, ít có thời gian nghỉ ngơi.
  • Các vận động viên bóng đá, bóng chuyền, điền kinh…
  • Những người thường phải mang giày cao gót như người mẫu, ca sĩ, diễn viên…

Dù ban đầu chỉ là cảm giác đau đơn thuần nhưng về sau viêm khớp bàn chân sẽ gây biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy người bệnh không nên xem thường tình trạng này.

Nguyên nhân gây viêm khớp bàn chân

Bị viêm đau khớp bàn chân có thể do các chấn thương trong quá trình vận động. Hoặc do ảnh hưởng từ một bệnh xương khớp nào đó liên lụy đến khớp bàn chân. Có thể kể đến một vài nguyên nhân gây bệnh như:

  • Thoái hóa khớp: Tình trạng này hay diễn ra ở đối tượng người cao tuổi. Không chỉ vùng khớp bàn chân bị viêm mà nhiều khu vực xương khác trên cơ thể cũng có thể cùng cảnh ngộ. Tuổi càng cao chức năng xương khớp suy giảm nên việc bị thoái hóa là dễ hiểu.
  • Nhiễm khuẩn khớp: Đây là bệnh có nguyên nhân chính do vi khuẩn và nấm tấn công khớp bàn chân. Lúc này khớp dễ bị nhiễm khuẩn, bị viêm và đau nhức khó chịu.
  • Chấn thương khớp: Các chấn thương ở bàn chân cũng là một trong những nguyên nhân làm cho khớp bị viêm. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, đau nhức dữ dội.
  • Bàn chân bẹt: Một tật bẩm sinh rất thường thấy, đặc biệt là tại các nước Châu Á. Tật này rất dễ nhận biết khi vùng bàn chân không bị lõm như người bình thường. Bàn chân bẹt làm cho khớp bàn chân bị đau viêm. Nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng bị bệnh này gây nên những ảnh hưởng xấu.

Ngoài ra, còn khá nhiều các bệnh gây viêm khớp bàn chân như bệnh gout, viêm sụn, bào mòn sụn khớp, loãng xương, viêm gân…

viem khop ban chan
Các chấn thương có thể làm bàn chân bị viêm

Triệu chứng bệnh điển hình

Khi bị viêm khớp bàn chân một vài bệnh nhân sẽ có biểu hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên một vài trường hợp lại không triệu chứng mà phải sau một thời gian mới xuất hiện. Nhìn chung, bạn có thể nhận biết khớp bàn chân bị viêm thông qua các biểu hiện sau:

  • Khớp bàn chân bị đau, nhất là khi buổi sáng thức dậy.
  • Vùng bàn chân có sưng, đỏ, khi đặt tay gần sẽ cảm nhận được bị nóng hơn bình thường.
  • Khớp bàn chân bị cứng, phải sau khoảng 15 đến 20 phút xoa bóp mới có thể vận động bình thường.
  • Vùng đau lan rộng sang đến khớp chân và nặng hơn là cả chân đều đau nhức.
  • Một vài trường hợp có thể kèm theo nóng, sốt và mệt mỏi.
viem khop ban chan
Bàn chân bị sưng đỏ là một trong những dấu hiệu quả bệnh

Không ít người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng đau nhức nhẹ ban đầu. Thói quen này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục bệnh về sau. Việc nhận biết sớm thông qua các triệu chứng là rất cần thiết để kịp thời điều trị bệnh.

Xem thêm

Viêm khớp bàn chân nguy hiểm như thế nào?

Viêm khớp mu bàn chân hay cả bàn chân không chỉ làm xáo trộn các hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là những biến chứng nghiêm trọng về sau có thể làm bệnh nhân tàn phế.

Suy giảm chức năng vận động

Đau khớp bàn chân trái hay phải trước tiên sẽ làm chức năng vận động của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đi đứng đơn giản đôi khi cũng khiến người bệnh khổ sở. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến khả năng vận động của bàn chân mà thậm chí là cả chân bị mất.

viem khop ban chan
Bệnh nhân vận động khó khăn

Tinh thần mệt mỏi

Những người bị viêm khớp bàn chân luôn phải chịu những giày vò về tinh thần. Cảm giác đau làm bệnh nhân luôn khó chịu và mệt mỏi. Đặc biệt là những cơn đau nhức về đêm là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mất ngủ, căng thẳng. Có thể nói ảnh hưởng của bệnh viêm khớp bàn chân đến tâm lý, tinh thần bệnh nhân là rất nghiêm trọng.

Biến dạng khớp

Một trong những biến chứng nghiêm trọng do viêm khớp bàn chân gây ra đó là làm biến dạng khớp. Các khớp ở ngón chân là nơi dễ bị biến dạng khi viêm nhất. Lúc này các khớp ngón chân bị phình to, xiêu vẹo bất thường. Điều này làm bệnh nhân không thể vận động bình thường, đi lại khó khăn. Nặng nhất sẽ khiến chân bị teo, bại liệt.

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng như vậy nên người bệnh không nên xem thường bệnh viêm khớp bàn chân. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh, giảm các đau đớn.

Điều trị viêm bàn chân hiệu quả, an toàn

Điều trị viêm khớp bàn chân là một quá trình đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. Nhưng bạn có thể yên tâm vì hiện nay có nhiều biện pháp trị bệnh khác nhau. Ngoài Đông y, Tây y thì người bệnh còn có thể tự điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Dưới đây là một vài phương pháp chữa viêm bàn chân gợi ý.

Cách chữa viêm bàn chân theo dân gian

Theo thực tiễn đúc kết, từ lâu đã có những bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng đau nhức bàn chân. Đặc điểm chung của các cách này là nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm mà cách làm cũng rất đơn giản.

Cây lược vàng chữa viêm khớp

Theo các tài liệu Y học Cổ truyền, lược vàng là bài thuốc rất hữu hiệu trong việc giảm đau, tiêu viêm, chữa lành các vết bầm tím. Chính vì vậy mà ngày nay nhiều người vẫn dùng nó để trị các bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có viêm khớp mu bàn chân hoặc các bộ phận lân cận.

viem khop ban chan
Cây lược vàng được nhiều người dùng chữa bàn chân bị viêm

Cách dùng:

  • Dùng cối để nghiền nát đoạn thân cây lược vàng.
  • Trộn chúng chung với vaseline và một ít nước.
  • Ủ hỗn hợp này ở điều kiện khô ráo, thoáng mát trong khoảng 1 tuần.
  • Dùng lượng vừa đủ bôi vào vùng bị viêm để giảm đau.

Ngoài cách này nhiều người còn dùng lược vàng ngâm rượu uống cũng rất hiệu nghiệm.

Dùng giấm táo

Giấm táo là một nguyên liệu vừa dễ tìm mà lại có công dụng điều trị viêm khớp rất tốt. Theo một vài nghiên cứu, người dùng giấm thường xuyên sẽ giúp giảm hàm lượng axit uric trong máu nhờ vậy mà giảm đau, giảm viêm. Người ta thường dùng giảm táo để trị các bệnh về viêm khớp bàn chân, bệnh gout…

Cách thực hiện:

  • Hòa khoảng 3 thìa giấm táo với 250ml nước ấm.
  • Cho thêm mật ong vào khuấy đều để dễ uống hơn.
  • Uống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh đau viêm xương khớp.

Ngải cứu chữa viêm khớp

Không chỉ dân gian mà khoa học cũng đã chứng minh ngải cứu có thể giúp giảm viêm hiệu quả. Điều này là nhờ hai chất absinthin và anabsinthine có trong loài cây này. Sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ giúp giảm sưng đỏ ở bàn chân cũng như các triệu chứng đau.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế ngải cứu bằng cách rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Cho ngải cứu vào cối và giã cho thật nhuyễn.
  • Trộn thêm một ít giấm gạo với lượng vừa đủ, không để hỗn hợp quá loãng.
  • Hâm nóng ngải cứu trên lửa vừa cho ấm lên.
  • Dùng một túi vải đựng hỗn hợp này và áp nhẹ vào vùng bàn chân bị bệnh.

Với những bài thuốc dân gian này bệnh nhân cần phải cân nhắc trước khi dùng. Đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Điều trị bằng Đông y

Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc được dùng để chữa viêm khớp bàn chân. Các bài thuốc này đều dựa vào các vị tự nhiên nên ít tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Cỏ xước chữa viêm khớp

Nguyên liệu: Cỏ xước, cỏ nhọ nồi, rễ cây nhàu, cổ phục linh, ké đầu ngựa.

Cách thực hiện:

  • Cho những vị thuốc trên vào nồi sau khi đã được rửa sạch.
  • Thêm khoảng 300ml để nấu cùng rồi chiết lấy nước thuốc uống hàng ngày.

Bài thuốc từ dây đau xương

Nguyên liệu: Cây dây đau xương, tang ký sinh, rễ cỏ xước, tục đoạn, tần giao, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy, thục địa, tế tân, cam thảo, xuyên khung, quế.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên rửa sạch rồi sắc cùng với nước lọc trên lửa vừa.
  • Một thang thuốc dùng uống mỗi ngày 3 lần để chữa viêm khớp bàn chân.

Ngoài cách này nhiều người còn dùng dây đau xương ngâm rượu uống nhầm cải thiện tình trạng bệnh.

Bài thuốc từ đương quy

Chuẩn bị: đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung

Cách thực hiện:

  • Tất cả những vị thuốc trên cho vào cối tán cho thật mịn.
  • Dùng 1 thìa cà phê bột thuốc pha với rượu để uống mỗi ngày 3 lần.

Dùng thuốc Đông y vẫn là không nên tự ý mà phải có sự kê đơn kỹ càng từ các bác sĩ. Bên cạnh đó so với thuốc Tây, thì các vị thuốc Y học cổ truyền cần thời gian để phát huy tác dụng. Chính vì vậy đòi hỏi bệnh nhân phải thật kiên trì trong quá trình uống thuốc.

Điều trị bằng Tây y

Ngay khi có những triệu chứng bạn đầu của bệnh viêm khớp bàn chân cách tốt nhất là đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Sự phát triển của y học hiện đại có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Thuốc Tây trị đau nhức khớp gót chân

Các loại thuốc chuyên về kháng viêm, giảm đau thường được chỉ định điều trị cho bệnh viêm khớp bàn chân.

  • Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Diclofenac, Indomethacin, Motrin IB,, Naproxen, Aspirin, Ketoprofen, Flurbiprofen, Valdecoxib, Piroxicam,…
  • Thuốc giảm đau: NSAIDs, Acetaminophen, Paracetamol, Aspirin, Tramadol, Hydrocodone, Glucosamine Sulfate…
  • Thuốc sinh học: Abatacept, Certolizumab pegol, Infliximab, Rituximab, Anakinra, Infliximab, Golimumab, Etanercept…
viem khop ban chan
Thuốc tây giúp giảm nhanh những cơn đau

Tùy theo tình trạng bệnh nặng nhẹ cũng như nguyên nhân khiến cho bàn chân bị viêm mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị dành cho những trường hợp viêm khớp nặng. Thường là những bệnh nhân có khớp biến dạng, mất khả năng vận động sẽ được áp dụng cách này.

Phẫu thuật theo các bác sĩ là không thể chữa được dứt điểm bệnh nhưng lại giúp cải thiện các di chứng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà sau khi tiến hành mổ bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống thuốc để điều trị.

viem khop ban chan
Viêm khớp bàn chân nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật

Phòng viêm khớp bàn chân tái phát

Để không phải chịu những đau đớn cũng như tốn kém chi phí điều trị thì tốt nhất ngay từ bây giờ bạn hãy tiến hành phòng bệnh. Bị viêm khớp cổ tay, bàn chân có thể hạn chế khả năng phát bệnh bằng các biện pháp phòng tránh sau.

  • Vận động phù hợp: Bàn chân liên quan trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy hãy di chuyển, đi đứng hay tập luyện một cách khoa học để phòng bệnh viêm khớp bàn chân cũng như các bệnh xương khớp liên quan.
  • Duy trì thói quen tập thể dụng: Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng hằng ngày. Không nên tập luyện quá mức khiến cho chân chịu áp lực và dễ bị tổn thương.
  • Không mang vác nặng: Hạn chế các hành động mang vác nặng cũng giúp hạn chế nguy cơ bị viêm khớp bàn chân. Nếu công việc bắt buộc bạn phải thường xuyên khiên những đồ nặng thì tốt nhất hãy mang giày bảo hộ, lao động đúng tư thế để hạn chế tối đa các chấn thương.
  • Bổ sung các chất tốt cho xương: Ăn uống đúng cách sẽ giúp xương chắc khỏe từ đó phòng bệnh hiệu quả. Theo đó một vài loại thực phẩm tốt cho xương khớp mà bạn nên bổ sung hàng ngày như: Rau củ, trái cây, Thực phẩm chứa omega-3, các món giàu canxi (sữa, trứng, đậu phụ, hải sản…). Ngoài ra cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động được tốt nhất.
  • Kiêng chất kích thích: Một số thực phẩm cần hạn chế như rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá….
  • Thay đổi thói quen mang giày dép : Giày dép là nơi tiếp xúc với bàn chân hàng ngày nên hãy đặc biệt lưu ý khi mang giày dép. Theo đó, khi đi giày bạn hãy mang vớ để tránh những vi khuẩn tấn công bàn chân. Bên cạnh đó vớ còn giúp giảm ma sát giữa chân với giày tránh trầy xước và chấn thương. Đối với giày cao gót nên hạn chế mang để tránh các tổn thương bên trong xương. Nếu nghề nghiệp bắt buộc thì hãy luôn dành khoảng thời gian để chân nghỉ ngơi, xoa bóp cho chân thư giãn.

Với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, cách điều trị cũng như làm sao phòng viêm khớp bàn chân tốt nhất. Đây là căn bệnh không nên thường vì vậy bệnh nhân không được chủ quan mà phải điều trị ngay từ những giai đoạn đầu tiên.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *