Viêm khớp bàn tay: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thời điểm chuyển giao mùa là lúc các bệnh lý về xương khớp biểu hiện mạnh lên, trong đó có viêm khớp bàn tay. Tình trạng này gặp ở nhiều lứa tuổi và triệu chứng ở giai đoạn mới phát triển không rõ ràng, do vậy bệnh nhân thường chưa có phương án điều trị hợp lý.

Viêm khớp bàn tay là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp bàn tay là tổng hợp của các tình trạng viêm tại chỗ, đau có lan tỏa tại mô mềm, nóng sốt ổ khớp và thiếu linh hoạt trong cử động bàn tay. Bệnh thường biểu hiện nặng hơn ở mùa lạnh và ở đối tượng người cao tuổi.

viem khop ban tay
Viêm khớp bàn tay – Bệnh lý ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh

Viêm khớp bàn tay có thể tác động đến các khớp lân cận như: Khớp cổ tay, dây chằng tay vai gáy. Do vậy tại thời điểm ban đầu khó có thể phân biệt được với các bệnh lý khác.

Mặt khác, do người bệnh chưa xác định rõ được nguyên nhân nên thường sẽ sử dụng các thuốc cắt cơn triệu chứng ngay khi mới chớm xuất hiện. Việc làm này khiến quá trình chẩn đoán bệnh về sau khó khăn hơn. Đối với trường hợp có biểu hiện đau nhẹ và có hồi phục nhưng tái diễn lại nhiều ngày nên theo dõi và đi thăm khám sớm.

Giai đoạn đầu chưa làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhiều và cũng chưa có biến chứng gì cụ thể. Tuy nhiên bệnh thường tiến triển âm thầm và thời gian dài sẽ có những hậu quả nhất định.

Viêm khớp bàn tay khi đã chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bất động chi tay và khớp trong lòng bàn tay.
  • Các khớp dính lại thành một, tức là không còn khả năng gập duỗi.
  • Hoại tự ổ khớp và có thể phải phẫu thuật.
  • Viêm kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn huyết.

Do vậy, nếu bạn có những biểu hiện của bệnh thì nên điều trị sớm và có kế hoạch phục hồi chức năng để giảm thiểu tối đa các biến chứng sau này.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm khớp bàn tay

Viêm khớp bàn tay có thể xuất hiện do nguyên nhân tại khớp, hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây nên. Với mỗi yếu tố gây bệnh, biện pháp điều trị sẽ khác nhau tương đối, tuy nhiên biểu hiện triệu chứng tại khớp lại có quy chuẩn rõ ràng.

Nguyên nhân

Viêm khớp bàn tay có thể do các nguyên nhân dưới đây gây ra.

Chấn thương khớp bàn tay

Viêm khớp bàn tay có thể gặp trong chấn thương thường ngày hoặc tập luyện. Thường gặp ở đối tượng là các vận động viên hoặc người chuyên tập về thể hình cần sử dụng nhiều đến chi tay.

Trong nhiều trường hợp va chạm cấp tính như: Tai nạn hoặc ngã thì biểu hiện bệnh còn phát triển toàn thân. Đối với tình huống bất ngờ, phải sơ cứu cố định các khớp trong thời gian đưa đi cấp cứu.

Thiếu nguyên liệu phát triển hệ xương

Thiếu chất cũng dẫn tới viêm khớp bàn tay. Khi bệnh nhân không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến các khớp phát triển không đồng đều, từ đó dẫn tới những tác động lực khác nhau tại chi. Như vậy sẽ có khớp phải chịu áp lực nhiều hơn và có tổn thương viêm tại chỗ.

Thường gặp ở đối tượng người đang trong giai đoạn phát triển hoặc gặp vấn đề về hấp thu.

Làm việc nặng thường xuyên

Thường xuyên tác động lên xương bàn tay một lực quá sức thì các khớp tại đây dần bị rạn nứt và có thoái hóa xuất hiện. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi và hạn chế các vận động tương tự trong khoảng thời gian điều trị.

Vết thương sâu mô mềm lan tỏa

Trong trường hợp có tổn thương mô mềm tại bàn tay mà không có phương pháp điều trị đúng cũng khiến vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn vào hệ xương. Biểu hiện sốt toàn thân kèm theo có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng cấp tính và có tiên lượng xấu ngày từ đầu.

Viêm dây chằng bàn tay

Viêm dây chằng bàn tay nếu để kéo dài sẽ lan tỏa sang các khớp và gây viêm tương xứng.

Thoái hóa khớp bàn tay

Thường gặp ở đối tượng người già, có hệ xương khớp thoái hóa. Lúc này tại các khớp không còn tạo dịch nhầy nhiều nên quá trình vận động sẽ khiến xương bị bào mòn và gây viêm tại chỗ.

Nên sử dụng các sản phẩm bổ trợ để cải thiện lượng dịch nhầy ổ khớp, hỗ trợ vận động hiệu quả hơn.

viem khop ban tay
Tình trạng thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp dạng thấp

Bẹnh lý viêm khớp dạng thấp gây biến chứng rõ rệt tại các khớp chi đối xứng, do vậy đây cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp bàn tay. Biện pháp điều trị khá phức tạp và dễ có biến chứng về sau nên người mắc phải chú ý.

Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết khiến hệ thần kinh bị tác động, đồng thời cũng là lúc vi khuẩn phát triển thuận lợi. Do vậy khả năng nhiễm khuẩn từ bên ngoài cao hơn rất nhiều.

Ở người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị khác, nên chú ý đến sức khỏe và bổ sung dưỡng chất cần thiết để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Thay đổi hormone

Ở nam giới trên 40 tuổi, hormone testosterone bị suy giảm, dẫn tới các hệ lụy trên xương khớp. Bên cạnh đó nguy cơ loãng xương với phụ nữ tiền mãn kinh cũng được xác thực. Do vậy cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp bàn tay bao gồm:

  • Cảm giác đau tại khớp với mức độ từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Kèm theo cảm giác phồng tại các kẽ ngón tay, kèm theo sưng đau các khớp ngón tay.
  • Cử động khớp bàn tay khó khăn, có thể phục hồi hoặc không phục hồi.
  • Đau lan tỏa sang khu vực cánh tay và vai gáy trong trường hợp nặng.
  • Nóng sốt tại khớp và có thể toàn thân.
  • Ấn lõm tại mô mềm bàn tay.
  • Có hạch nổi tại cổ hoặc phần nách.
  • Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, hạ huyết áp, kém ăn…
viem khop ban tay
Triệu chứng sưng đau trong viêm khớp bàn tay

Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp bàn tay trái

Chẩn đoán nguyên nhân là điều kiện cần và đủ để quá trình điều trị sau đó đạt hiệu quả. Bệnh nhân cũng nên hợp tác và trao đổi triệu chứng để bác sĩ nắm bắt được, bên cạnh đó không nên lạm dụng các thuốc giảm đau khi chưa biết rõ bệnh.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp bàn tay

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được thực hiện qua các bước sau:

  • Trao đổi triệu chứng: Trước tiên bác sĩ sẽ trao đổi về các triệu chứng với bệnh nhân. Bao gồm các biểu hiện đau tại khớp, mức độ viêm, khả năng cử động, các biến chứng đã xuất hiện…để xác định bước đầu tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm tổng thể: Dựa trên các biểu hiện đã trao đổi, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng gan thận…để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn toàn thân.
  • X – quang/CT: Chụp x – quang và cắt lớp CT được chỉ định ngay sau khi thực hiện xét nghiệm tổng quát. Các hình ảnh này giúp bác sĩ xác nhận phạm vi tổn thương và vị trí khớp viêm.

Sử dụng kết quả của các bước trên để kết luận thêm về bệnh và đưa ra điều hướng xử lý.

viem khop ban tay
Thăm khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu đau đớn

Không thể bỏ qua

Mẹo dân gian điều trị

Mẹo dân gian dùng tại nhà để điều trị viêm khớp bàn tay sẽ giúp bệnh nhân giảm phụ thuộc vào các thuốc cắt triệu chứng. Tuy nhiên chỉ có tác dụng với thể trạng nhẹ và vừa, khi đã tiến triển nặng thì phải dùng Tây y.

Bệnh nhân có thể tham khảo các mẹo sau:

Muối và chè xanh

Nguyên liệu: Chè xanh 10 lá, muối 150g.

Thực hiện:

  • Chè xanh rửa sạch, vò nát rồi cho vào chậu nhỏ.
  • Thêm nước ấm nóng (khoảng 70 độ) và 3 thìa cà phê muối vào. Khuấy trộn đều.
  • Ngâm bàn tay bị đau vào từ 10 – 15 phút.

Rượu dây đau xương

Nguyên liệu: 1000mL rượu trắng, dây đau xương 100g.

Thực hiện:

  • Bỏ dây đau xương vào hũ, thêm 1000mL rượu trắng vào rồi đậy nắp.
  • Sau 10 – 15 ngày lấy ra sử dụng. Mỗi ngày 1- 2 cốc bé.

Tinh dầu gừng

Nguyên liệu: Tinh dầu gừng 20mL.

Thực hiện:

  • Làm sạch vùng da tay và lòng bàn tay.
  • Dùng một lượng vừa phải tình dầu gừng thoa đều vào mu và lòng bàn tay đến khi cảm thấy nóng.
  • Thực hiện mỗi khi cảm giác đau tái phát.

Điều trị bằng Đông y

Điều trị Đông y chữa viêm khớp bàn tay được nhiều bệnh nhân sử dụng, có nhiều ưu điểm về tác dụng. Trước khi sử dụng nên trao đổi trước với bác sĩ, nếu phù hợp với tình trạng hiện tại thì dùng. Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa hoặc viêm khớp dạng thấp mãn tính thì phương pháp này rất tối ưu. Tuy nhiên tác dụng chậm nên người bệnh phải kiên trì.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Tục đoạn, đương quy, thổ phục linh, kim ngân đằng, độc hoạt, đỗ trọng mỗi vị 12 g.
  • Hồng hoa, trần bì, đào nhân, cam thảo mỗi vị 10g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Cho tất cả dược liệu vào một ấm sắc thuốc dung tích 1000ml.
  • Thêm nước đến đầy 80% bình thì bắt đầu đun.
  • Dùng lửa nhỏ và đun đến khi còn 1 – 2 bát thuốc thì dừng.
  • Sử dụng hết trong ngày.
viem khop ban tay
Điều trị Đông y an toàn và hiệu quả cao

Các bài thuốc đông y điều trị viêm khớp bàn tay bao gồm.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Thỏ ty tử, kỷ tử, sơn thù, quy bản, thục địa mỗi vị 20g.
  • Lộc giác giao, ngưu tất, hoài sơn mỗi vị 10g.
  • Cam thảo bắc 15g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Cho tất cả dược liệu vào một ấm sắc thuốc dung tích 1000ml.
  • Thêm 800mL nước vào ấm và bắt đầu đun.
  • Dùng lửa nhỏ và đun đến khi còn 1 bát thuốc thì dừng.
  • Sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • Khương hoạt, tần quy, hoàng kỳ, bách chi, hương thảo, xích thược mỗi vị 10g.
  • Cam thảo, quế chi, khương hoàng mỗi vị 8g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Cho tất cả dược liệu vào một ấm sắc thuốc dung tích 1000ml.
  • Thêm 3 bát nước trắng vào ấm và bắt đầu đun.
  • Dùng lửa nhỏ và đun đến khi còn 1 bát thuốc thì dừng.
  • Sử dụng hết trong ngày.

Chữa viêm khớp bàn tay bằng Tây y

Điều trị tây y là biện pháp kết hợp cả sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật nếu có. Bệnh nhân sẽ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Sử dụng tây y mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại có nhiều rủi ro gây độc cho cơ thể. Nên cân nhắc về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Thuốc Tây

Các thuốc tây thường sử dụng để điều trị căn nguyên và cắt giảm triệu chứng. Một số nhóm thường dùng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, diclofenac, celecoxib…có tác dụng giảm đau theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Sử dụng ở cả dạng bào chế viên và gel bôi. Nên lựa chọn các dòng ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa trước, khi không có đáp ứng thì mới đổi sang các dòng khác. Lưu ý không lạm dụng các thuốc giảm đau opioid (morphin) khi chưa cần thiết.
  • Thuốc chống viêm: Methylprednisolon, betamethason, hydrocortison…điều trị viêm hiệu quả. Sử dụng đường uống là chủ yếu và nên dùng vào buổi sáng để giảm gây độc trên tuyến thượng thận. Trong trường hợp nặng phải dùng dạng tiêm và theo dõi kỹ để tránh gây quá liều.
  • Kháng sinh: Augmentin, penicillin, beta lactam…đặc trị trong viêm xương khớp, diệt khuẩn toàn thân. Sử dụng kháng sinh từ phổ hẹp đến rộng để tránh tình trạng kháng chéo.
viem khop ban tay
Điều trị bằng thuốc Tây

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, phục hồi bệnh và tránh nguy cơ tái phát. Bệnh nhân có thể thực hiện điều trị viêm khớp bàn tay như sau:

  • Dùng sóng điện: Sóng điện nhỏ sẽ giúp tiêu viêm, giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả. Sử dụng trong và sau điều trị khoảng 1 tháng sẽ có kết quả phục hồi nhanh hơn.
  • Bài tập mở khớp ngón: Thực hiện bài tập co duỗi cơ và khớp bàn tay theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Mục đích là để cải thiện vận động và phục hồi phạm vi di chuyển cho khớp.

Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật được chỉ định khi bệnh chuyển nặng, bắt đầu có các biến chứng trên khớp hoặc trong trường hợp va chạm cấp tính. Tùy vào hoàn cảnh mà sẽ thực hiện các thủ thuật chỉnh hình, nẹp cố định hoặc tháo khớp.

Biện pháp phòng tránh viêm khớp bàn tay

Phòng tránh viêm khớp bàn tay hiệu quả nếu bạn thực hiện các chú ý sau:

  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe xương khớp, theo dõi kết quả và trao đổi nguy cơ mắc bệnh với bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa sớm.
  • Phân chia công việc phù hợp, không làm quá nặng hoặc nhiều trong khoảng thời gian dài.
  • Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi để hỗ trợ sức đề kháng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì theo ngày. Tránh tiếp xúc thường xuyên với các nhóm chất kích thích.
  • Tham gia hoạt động thể chất hoặc các môn thể thao để hỗ trợ xương khớp phát triển.
  • Có thể bổ sung thêm một số dòng thực phẩm hỗ trợ để phòng ngừa bệnh.
  • Tìm hiểu kỹ về bệnh để khi mắc phải sẽ có phương án điều trị phù hợp.
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Cung cấp đầy đủ nước từ 1,5 – 2L /ngày.

Viêm khớp bàn tay là tình trạng bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, đồng thời giúp người mắc có biện pháp xử lý đúng trong điều trị.

Nên tìm hiểu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *