Viêm khớp sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm khớp sau sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay của các chị em sau quá trình sinh nở. Theo thống kê có đến hơn 50% phụ nữ sau sinh mắc bệnh này. Có nhiều nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện khác nhau để các chị em có thể phát hiện và nhanh chóng điều trị tránh những biến chứng về sau. 

Thế nào là viêm khớp sau sinh? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp là khi xương khớp bị rối loạn tạo thành ổ viêm, ổ áp xe trong bao hoạt dịch của khớp dẫn đến các cơn đau khớp, làm hạn chế vận động.

Nhiều phụ nữ bị viêm khớp sau sinh với các triệu chứng bệnh lý đặc trưng như: sưng đau các khớp, đặc biệt là khớp chân tay, khớp háng, khớp chậu hông, khớp cột sống lưng.

Các cơn đau nhức sẽ xảy ra trong vòng 6 đến 8 tuần sau sinh, thường đau ở vùng lưng và vùng vai gáy. Nhiều chị em còn thường xuyên nhức ở chân do trong quá trình mang thai, chân của họ bị phù nề, ứ nước và chịu nhiều lực nhất.

viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Viêm khớp sau sinh là tình trạng phổ biến mà các chị em mắc phải

Trong một số trường hợp bệnh ở mức độ nặng hơn, phụ nữ sau sinh phải chịu các cơn đau từ 4 tháng trở lên. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến họ dễ bị trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, nếu khắc phục các cơn đau xương khớp của phụ nữ sau sinh không đúng cách sẽ càng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.

Viêm khớp sau sinh là bệnh lý khá phổ biến. Đây là trạng thái từ phản ứng sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên nếu không phát hiện và có biện pháp khắc phục đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Viêm khớp sau sinh nguyên nhân do đâu? Triệu chứng

Viêm khớp sau sinh do nguyên nhân nào và những biểu hiện, triệu chứng cụ thể ra sao. Dưới đây là một số thông tin:

Nguyên nhân đau khớp sau sinh

Viêm khớp sau sinh không chỉ đơn thuần nằm ở việc cơ thể bị thay đổi cơ địa, mà còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

Do tăng cân khi mang thai

Người mẹ tăng cân trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. Khi mang thai người phụ nữ có thể tăng từ 10 – 20 kg.

Việc tăng cân quá nhanh dẫn đến sức nặng lên hệ cơ xương khớp cũng tăng đột ngột, cơ thể không kịp điều chỉnh, gây ra hậu quả là viêm khớp sau sinh. Các khớp đau thường là khớp gối, khớp chậu, khớp hông, lưng, eo bởi chúng phải chịu sức nặng của cả cơ thể nên nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn các khớp khác.

Ngoài ra, khi sinh thì khớp chậu hông phải mở rộng, nếu thai to quá làm khớp chậu hông mở quá rộng làm giãn các dây chằng khớp chậu nhiều nên khả năng hồi phục sau sinh kém. Vì thế, trong thời kỳ hậu sản, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện đau nhức vùng chậu hông một thời gian khá dài.

viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh

Làm việc quá sức hoặc ít vận động, tập sai động tác

Nhiều phụ nữ cảm thấy sau sinh vì mất dáng, ngoại hình xấu mà tập luyện thể dục tích cực để mong được giảm cân. Tuy nhiên, lúc này cơ thể của phụ nữ chưa kịp hồi phục về trạng thái ban đầu, do đó nếu như làm việc quá sức sẽ gây đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng chân, đùi, lưng và cánh tay.

Nhiều chị em cho con bú hoặc ẵm con trong tư thế sai khiến các khớp xương, cột sống bị ảnh hưởng gây đau nhức.

Ngoài ra còn trường hợp với phụ nữ sau sinh ít vận động cũng khiến các khớp xương bị cứng, giảm độ linh hoạt làm khớp không thể hoạt động một cách trơn tru. Bởi vốn dĩ, trong quá trình mang thai các khớp xương bị giãn nở nên ít vận động sau sinh cũng khiến phụ nữ bị đau nhức nhiều hơn.

Tác động của hormon nữ

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ bị thay đổi như nồng độ Estrogen làm cản trở vùng khớp và xuất hiện tình trạng bít tắc, không ma sát giữa các khớp. Khi thai nhi càng lớn, dây chằng thắt lưng càng bị giãn ra, khớp sụn lỏng lẻo gây nên đau nhức. Bởi vậy, trong những tháng gần ngày sinh, phụ nữ thường cảm thấy đau nhức rất nhiều và kể cả đau nhiều tuần sau khi sinh.

Áp lực lên xương trong quá trình mang thai

Ở nhiều phụ nữ sau sinh thì xuất hiện đau lưng, đây là hệ quả của quá trình mang thai chèn ép lên cột sống. Lúc này, tư thế đi đứng và hoạt động sẽ khác với lúc bình thường nên làm cho cột sống phải tự điều chỉnh để phù hợp với cơ năng nâng đỡ cơ thể. Khi sinh xong, dây chằng bị giãn ra chưa co về trạng thái sinh lý ban đầu nên sẽ có những cơn đau mỏi thắt lưng cực kỳ khó chịu.

Mặt khác khi mang thai, kích thước ổ bụng tăng dần theo sự phát triển của thai nhi, sự đè ép lên cột sống lưng cũng tăng theo làm cho hệ thống cơ, dây chằng và thần kinh bị chèn ép. Đây là trạng thái sinh lý bình thường của con người vì vậy một thời gian sau sinh thì cơ thể sẽ trở về bình thường.

viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến hệ xương khớp

Đau cột sống thắt lưng do gây tê ngoài màng cứng khi sinh mổ

Tình trạng gặp ở hầu hết các chị em phụ nữ phải gây tê màng cứng khi sinh mổ. Đau nhức khớp ở vùng lưng kéo dài rất lâu, có khi đến 15 – 20 năm sau sinh.

Tình trạng này là tác động của thuốc gây tê làm tổn thương đến thần kinh và tủy sống vùng thắt lưng sau phẫu thuật. Khả năng hồi phục sau mổ của các tổ chức này rất kém nên gây các cơn đau nhức thắt lưng liên tục.

Tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp khác

Sau sinh cơ thể của chị em rất yếu, đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch kém hoạt động vì vậy khả năng chống lại bệnh tật không tốt. Trong giai đoạn này, phụ nữ có tiền sử bị các bệnh như thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, viêm đa khớp thì bệnh rất dễ bị tái phát. Diễn biến bệnh có thể ở mức độ nặng hơn những lần bị trước đây.

Thiếu canxi, thiếu vitamin

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải bổ sung rất nhiều canxi giúp cấu tạo cho khung xương của thai nhi. Nếu bổ sung không đủ canxi sẽ làm cho mẹ bị loãng xương sau sinh. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của viêm khớp, khô khớp ở phụ nữ sau sinh.

Một số nguyên nhân theo y học cổ truyền

  • Sau sinh thì khí huyết của người mẹ suy giảm, gan thận hư tổn trong quá trình mang thai dẫn đến xương khớp không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nên gây đau.
  • Đau xương khớp sau sinh do nhiễm phong hàn thấp tà. Nguyên nhân do chính khí của người mẹ rất kém, vệ khí không đầy đủ dẫn đến phong hàn thấp tà nhập kinh mạch gây đau.
viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Phụ nữ mang thai từng có tiền sử mắc bệnh sẽ càng khiến bệnh lý thêm trầm trọng

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng viêm khớp sau sinh tương tự với dấu hiệu của các bệnh đau nhức xương khớp khác. Bệnh thường sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh viêm khớp. Mức độ đau có thể từ nhẹ tới nặng, kéo dài trong vài phút hoặc dai dẳng trong vài giờ, thậm chí vài tháng, vài năm. Khi cử động tại khớp, cơn đau sẽ tăng dần lên, đau râm ran trong xương và khó chịu.
  • Cứng khớp: Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng sớm hoặc vài phút sau khi ngủ dậy, thường khiến phụ nữ có cảm giác khó vận động, đau buốt, vã mồ hôi
  • Mệt mỏi: Phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn khi di chuyển. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hàng ngày của người mẹ, đặc biệt là khi chăm sóc em bé.

Xem thêm

Chẩn đoán và cách khắc phục viêm khớp sau sinh

Một số chị em bị viêm khớp sau sinh cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp chẩn đoán

Viêm khớp sau sinh thường bị nhầm lẫn với thoái hóa đốt sống lưng hay đau khớp cùng chậu. Vì vậy, để có chẩn đoán chính xác, ngoài thăm khám bệnh nhân bác sĩ thường chỉ định thêm xét nghiệm X-quang, xét nghiệm chỉ số RF hay xét nghiệm nước tiểu, máu. Một số kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm khớp sau sinh:

  • Thăm khám lâm sàng: bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, ép ngửa khung chậu để quan sát phản ứng để xác định nguyên nhân.
  • Chụp X-Quang: Chụp X-Quang là xét nghiệm cận lâm sàng có thể xác định được mức độ tổn thương của khớp và kịp thời phát hiện biến chứng. Bên cạnh đó, X-Quang còn giúp phát hiện tình trạng viêm ở một số khớp lân cận như viêm khớp mu và gai xương chậu.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Nếu nghi ngờ viêm khớp xảy ra do nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra. Xét nghiệm này có thể xác định được một số nguyên nhân gây ra viêm khớp cùng chậu như HIV, giang mai
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu bệnh phẩm trong cổ tử cung và nhuộm gram, nuôi cấy để xác định chủng vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa và viêm khớp trong trường hợp cần thiết.
viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Ngay khi có triệu chứng nên đi thăm khám sớm

Chữa bệnh tại nhà bằng cách dân gian

Mẹo dân gian chữa viêm khớp giai đoạn đầu, được đúc rút từ kinh nghiệm và lưu truyền qua các thế hệ. Với ưu điểm, nguyên liệu dễ tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày

  • Pha bột gừng cùng nước ấm và mật ong: Một cốc nước ấm pha kèm 1-2 thìa mật ong, 1 thìa bột gừng hoặc thả vài lát gừng. Uống liên tục vào mỗi sáng, sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
  • Rượu nghệ: 100g nghệ thái lát, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho se bề mặt, ngâm vào khoảng 500ml rượu trắng 35-40 độ trong 2-3 ngày. Xoa bóp vào vùng khớp bị viêm mỗi tối giúp giảm đau cực tốt
  • Ngải cứu tươi rang cùng với muối trắng: 100g ngải cứu tươi đảo đều trên chảo nóng cùng với 1-2 thìa muối trắng đến khi se lại. Bọc hỗn hợp trên vào túi vải, chườm nóng lên vùng bị đau trong vòng 10-15 phút để giảm tình trạng đau nhức, tăng cường lưu thông máu.

Đông y chữa bệnh viêm khớp ở phụ nữ sau sinh

Ưu điểm nổi trội của đông y các vị thuốc tương đối an toàn, lành tính, hiệu quả cao. Tuy nhiên lại mất thời gian trong việc sắc và dùng thuốc. Bạn cần phải thật sự kiên trì sử dụng thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 1

Thành phần: Độc hoạt 12g, tầm gửi dâu 12g, đỗ trọng 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, thục địa 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 10g, phục linh 12g, cam thảo bắc 10g, bạch truật 12g.

Cách sử dụng: Sao thang thuốc với chảo nóng, đổ nước xâm xấp, đun lửa đều đến khi cô cạn được 1 bát. Ngày uống 1 bát, uống thuốc khi còn ấm trong vòng 15 ngày.

viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Bài thuốc Đông y điều trị bệnh

Bài thuốc 2

Thành phần: Phòng phong 12g, thân quế 6g, phục linh 12g, khương truật 12g, tần giao 10g, ngưu tất 12g, cam thảo bắc 6g.

Cách sử dụng: Đổ nước ngập bề mặt thuốc, đun cạn đến còn 1 bát. Ngày uống 1 bát đều đặn vào sau bữa tối, trước khi đi ngủ. Bệnh nhân uống thuốc liên tục trong vòng 1 tháng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền.

Bài thuốc 3

Thành phần: Dây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, cỏ xước, rễ gấc mỗi vị 20-30g.

Cách sử dụng: Sắc các vị thuốc trên đến khi còn 1/3 nước thì chắt ra thành một bát để uống. Uống liên tục trong 10 ngày.

Chữa bệnh viêm khớp sau sinh bằng thuốc Tây y

Thuốc tây y cũng được áp dụng để điều trị, tác dụng nhanh, hiệu quả tốt. Tuy nhiên muốn sử dụng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp lạm dụng, tác dụng phụ.

Phụ nữ bị viêm khớp trong giai đoạn cho con bú không được sử dụng một số loại thuốc gây hại cho thai nhi như methotrexate và Leflunomide.

Những loại thuốc còn lại như: Azathioprine, hydroxychloroquine, prednisone và sulfasalazine cần được xem xét một cách nghiêm ngặt về tính an toàn khi sử dụng. Các loại thuốc sinh học mới như adalimumab, etanercept và infliximab cũng cần được khuyến cáo kỹ càng.

Nếu áp dụng nhiều cách mà không có dấu hiệu thuyên giảm các biểu hiện đau nhức, mọi người nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh tự mua ở các nhà thuốc. Trong thời gian cho con bú, việc uống thuốc tùy tiện có thể gây ra những trường hợp đáng tiếc.

viem khop sau sinh co nguy hiem khong
Thuốc Tây y điều trị nên tuân theo hướng dẫn sử dụng bác sĩ

Cách phòng ngừa viêm khớp sau sinh

Để kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp sau sinh, chị em cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ sinh dưỡng phù hợp: Phụ nữ sau sinh cần được bồi bổ thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng do thiếu hụt trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Nên cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, chất khoáng,…
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: Phụ nữ sau sinh không nên làm việc quá vất vả mà nên dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp làm dịu các cơn đau.
  • Massage, vật lý trị liệu toàn thân: Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ massage dành cho phụ nữ sau sinh và kể cả trong lúc mang thai. Massage sẽ giúp mạch máu lưu thông, giãn cơ khớp giúp phụ nữ sau sinh không còn cảm giác viêm khớp.
  • Vận động thường xuyên: Các chị em ngay từ khi trong quá trình mang thai đã phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Những bài tập tập nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm khớp sau sinh. Đồng thời sau khi sinh con cũng nên chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt để phòng tránh.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm khớp sau sinh thường gặp ở các chị em. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Đọc thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *