Viêm khớp thiếu niên: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm khớp thiếu niên là một nhóm bệnh lý viêm khớp hay gặp ở đối tượng thanh thiếu niên. Mỗi thể bệnh trong nhóm có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau. Vì thế, mỗi chúng ta cấp tìm hiểu thật kỹ, nhận biết các triệu chứng để sớm chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh gây ra những biến chứng về sau.

Viêm khớp thiếu niên là gì? Phân loại

Viêm khớp thiếu niên (hay viêm khớp thiếu niên tự phát) là bệnh viêm khớp mạn tính thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi. Các triệu chứng của bệnh tồn tại ít nhất 6 tuần từ khi mắc, thời gian này nếu có những biện pháp kịp thời điều trị thì sẽ trị dứt điểm tận gốc.

Đây là bệnh khá phổ biến, nhưng lại có diễn biến phức tạp. Một số trường hợp trẻ có các biểu hiện cấp tính và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng ở một số người, bệnh lại tiến triển nặng lên theo thời gian. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, có thể trẻ sẽ mắc căn bệnh này cả đời.

viem khop thieu nien
Viêm khớp thiếu niên là bệnh lý mà bố mẹ dễ bỏ qua nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ

Theo Hội nghị Thấp khớp học Quốc tế, nhóm bệnh lý viêm khớp thiếu niên gồm 6 thể bệnh. Mỗi thể bệnh có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đặc trưng như sau:

Thể hệ thống

Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống còn gọi là bệnh still. Thể hệ thống chiếm từ 5 đến 15 % nhóm bệnh viêm khớp thiếu niên. Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi là đối tượng chủ yếu mắc thể bệnh này.

Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của thể khởi phát hệ thống như sau:

  • Trẻ sốt cao mỗi ngày trên 39 độ C, kéo dài trên 2 tuần.
  • Viêm khớp thành từng đợt, viêm nhiều khớp. Ngoài ra xuất hiện viêm màng tim, viêm màng phổi,…
  • Có nốt mẩn, ban đỏ, sần rát nhưng nhanh biến mất.

Thể ít khớp

Trong thể ít khớp, người ta chia ra thành 2 loại bệnh nhỏ hơn như sau:

  • Viêm khớp thể giới hạn: Viêm khớp xảy ra ở ít hơn 4 khớp trong suốt 6 tháng đầu của bệnh.
  • Viêm khớp thể mở rộng: Có 5 khớp bị viêm trong 6 tháng đầu khởi phát bệnh.

Bệnh thường khởi phát ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Trong đó tỷ lệ bé gái mắc bệnh cao gấp 5 lần bé trai.

Một số triệu chứng lâm sàng của thể bệnh viêm ít khớp là:

  • Xuất hiện tổn thương khớp nhỏ ở các chi như khớp bàn tay, khớp bàn chân… Các khớp viêm không đối xứng. Hiếm gặp tổn thương các khớp lớn như khớp háng, khớp vùng chậu.
  • Đôi khi xuất hiện tổn thương mắt, chủ yếu là viêm mống mắt thể mi hoặc viêm động mạch võng mạc mạn tính.

Thể đa khớp

Đây là thể bệnh mà trong 6 tháng đầu của bệnh, người bệnh có hơn 5 khớp bị viêm. Dựa vào kết quả xét nghiệm RF, thể bệnh đa khớp được chia thành 2 nhóm viêm khớp như sau:

Viêm đa khớp RF dương tính:

Người bệnh thể viêm đa khớp RF (+) có các triệu chứng như sau:

  • Khi xét nghiệm RF cho kết quả dương tính từ 2 lần trở lên trong vòng 3 tháng.
  • Trẻ xuất hiện dấu ấn miễn dịch tương tự viêm khớp dạng thấp ở người lớn (HLA-DR4).
  • Tổn thương xuất hiện các khớp lớn, nhỏ và có tính đối xứng.

Bệnh thường khởi phát muộn sau 10 tuổi. Nếu không được chữa trị kịp thời, tổn thương đa khớp càng nặng. Thậm chí, nhiều trẻ phải thay khớp để có thể hoạt động bình thường.

Viêm đa khớp RF âm tính:

Triệu chứng của thể viêm đa khớp RF (-) tương tự như thể dương tính, nhưng có một số điểm khác như sau:

  • Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng nhân là âm tính.
  • Tổn thương ở khớp háng thường xuất hiện muộn. Thường không gặp tổn thương ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay.
  • Có từ 5 đến 10 % số trẻ mắc bệnh có xuất hiện viêm màng bồ đào mạn tính.

Hơn nửa số trường hợp khởi phát thể bệnh này khi trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Bé gái có tỷ lệ mắc cao gấp 3 lần bé trai.

Thể viêm khớp vẩy nến

Đây là thể bệnh viêm khớp gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, với đặc trưng là có kèm vảy nến. Độ tuổi mắc bệnh ở hai giới có sự khác biệt. Ở trẻ nữ thường xuất hiện bệnh sớm lúc 2 đến 3 tuổi. Ở nam giới thường phát bệnh muộn hơn khoảng 10 năm.

Thể viêm vẩy nến có các triệu chứng lâm sàng sau:

  • Viêm khớp chi như khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp gối kèm theo tổn thương da lan tỏa
  • Vảy nến xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi bị viêm khớp.
  • Kết quả xét nghiệm RF âm tính
viem khop thieu nien
Vẩy nến khiến trẻ tự ti về ngoại hình

Thể viêm điểm bám gân

Thể bệnh này thường gặp ở trẻ trên 6 tuổi, trong đó nam mắc nhiều hơn nữ giới. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh này là:

  • Viêm các khớp ở chi dưới như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân,.. Ngoài ra còn viêm các điểm bám tận.
  • Ở trẻ lớn hơn, có hiện tượng viêm cột sống dính khớp.

Thể viêm khớp không phân loại

Đây là tình trạng viêm khớp kéo dài, nhưng không đủ tiêu chuẩn hoặc có nhiều hơn 2 tiêu chuẩn để phân loại thành các thể bệnh nói trên.

Trong trường hợp này, cần theo dõi chặt chẽ và tiên lượng tiến triển bệnh để điều trị có hiệu quả.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm khớp thiếu niên

Muốn điều trị khỏi viêm khớp thiếu niên, trước hết cần phải biết nguyên nhân gây bệnh. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh thì mới có phác đồ chuẩn để điều trị, bởi chữa bệnh phải chữa từ gốc.

Xác định sai nguyên nhân gây bệnh có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, cũng cần chú ý các triệu chứng thường gặp của căn bệnh này để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện chưa phát hiện được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thiếu niên. Nhưng các bác sĩ cho rằng bệnh không phải do một căn nguyên đơn lẻ gây nên. Một số yếu tố sau cùng tác động có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh:

  • Các vi khuẩn gây bệnh: Chlamydia, Mycoplasma, Streptococcus… làm rối loạn hệ thống miễn dịch. Đây là các vi khuẩn rất có hại với con người, không chỉ có khả năng gây ra viêm khớp thiếu niên mà còn có thể gây các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nguy hiểm khác.
  • Các yếu tố môi trường: Khói, bụi và các tác nhân gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn khác…

Do đó, nếu ngăn chặn được các yếu tố trên có thể giúp giảm khả năng mắc bệnh viêm khớp thiếu niên ở trẻ em.

viem khop thieu nien
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thiếu niên

Triệu chứng viêm khớp thiếu niên

Mọi thể bệnh của viêm khớp thiếu niên cũng đều có triệu chứng rõ ràng. Trong đó, viêm khớp là dấu hiệu nổi bật và dễ thấy nhất.

Các triệu chứng tại khớp

  • Thường viêm đa khớp ở các vị trí phải cử động nhiều như khớp cổ tay, khớp gối, khớp cổ chân.
  • Đôi khi có trường hợp viêm đa khớp ở cột sống, khớp háng, khớp thái dương hàm…
  • Nhiều khi các cơn đau chỉ thoáng qua.

Các triệu chứng ngoài khớp

  • Triệu chứng toàn thân: Sốt cao vào bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra còn tình trạng đau cơ, ớn lạnh, mệt mỏi.
  • Tùy thể bệnh, có thể xuất hiện các nốt ban hồng, tràn các dịch màng ngoài tim, dịch màng phổi…
  • Sờ bụng thấy gan, lách phình to. Chỉ số xét nghiệm men gan cho kết quả cao hơn bình thường.
  • Xuất hiện triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương: mất cảm giác, co giật, viêm màng não…

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nói trên, cần nghi ngờ trẻ đang mắc viêm khớp thiếu niên. Trong trường hợp này cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Viêm khớp thiếu niên có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp thiếu niên nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ nhỏ:

  • Ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ nhỏ: Bệnh làm ức chế và ngăn cản sự phát triển của xương. Đồng thời do viêm khớp nên khi cử động sẽ thấy đau nhức thường xuyên.
  • Ảnh hưởng xấu tới mắt: Trong nhiều thể bệnh viêm khớp thiếu niên có thể gây ra hiện tượng viêm màng bồ đào, viêm mống mắt. Nếu không can thiệp, có thể gây ra đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc mù lòa.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý trẻ: Trẻ thường xuyên đau nhức, ăn không ngon ngủ không yên, gầy yếu, suy giảm miễn dịch.
viem khop thieu nien
Trẻ bị viêm màng bồ đào do viêm khớp thường chảy nước mắt, sợ ánh sáng…

Vì vậy, ngay khi trẻ có các biểu hiện viêm khớp, cần đưa đến các cơ sở y tế ngay để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nặng nề.

Chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm khớp thiếu niên

Các triệu chứng của viêm khớp thiếu niên có nhiều phần tương tự với các bệnh lý khác như viêm đa cơ, nhiễm trùng toàn thân, lupus ban đỏ hệ thống… Nếu không có các chẩn đoán cụ thể, rất dễ nhầm lẫn các bệnh này với nhau. Xác định được đúng bệnh mới có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán

Một số phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng trong bệnh viêm khớp thiếu niên như sau:

Chẩn đoán xác định

Các bác sĩ chủ yếu dựa trên việc khai thác tiền sử của người bệnh và thăm khám lâm sàng để xác định bệnh.

Đôi khi việc khám lâm sàng là không đủ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thêm các test để xác định chắc chắn bệnh mà trẻ đang mắc phải. Các test thông thường được sử dụng gồm có:

  • Xét nghiệm máu: Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tốc độ máu lắng, CRP.
  • Xét nghiệm các yếu tố RF, ANA, IgG: Để xác định tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
viem khop thieu nien
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) đo lượng kháng thể yếu tố thấp khớp có trong máu

Chẩn đoán phân biệt

Do các triệu chứng thoáng qua là như nhau, nên cần phải loại trừ để chắc chắn bệnh mà trẻ mắc phải không phải là các bệnh lý sau:

  • Các bệnh lý về khớp: Bệnh tự viêm, bệnh thấp khớp cấp, bệnh viêm đa cơ, bệnh viêm mạch, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống….
  • Các bệnh nhiễm trùng: Viêm khớp nhiễm khuẩn do Haemophillus influenza type B, hoặc do lậu cầu khuẩn.
  • Viêm khớp do virus: Virus rubella, virus viêm gan B, virus Shigella, Salmonella… Viêm khớp thiếu niên hoàn toàn không liên quan đến các yếu tố virus.
  • Bệnh ác tính: Bạch cầu cấp, u lympho,…
  • Bệnh lý không viêm sau chấn thương: Bệnh Hemophillia, Osteochondoses,…

Điều trị viêm khớp thiếu niên bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian được áp dụng rất nhiều để điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên. Các mẹo này đơn giản, dễ thực hiện lại an toàn, tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cũng nên quá lạm dụng vì chúng chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, chứ không điều trị dứt điểm.

Sử dụng ngải cứu

Ngải cứu được dùng từ lâu trong dân gian để chữa các bệnh về khớp. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện nhiều hoạt chất chống viêm tốt như tinh dầu, flavonoid,…trong ngải cứu. Do đó nó thật sự có hiệu quả trong điều trị viêm khớp.

Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi khoảng 200g, mật ong nguyên chất khoảng 50ml.

Thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch với nước, để ráo.
  • Dùng chày cối giã nát lá ngải cứu, sau đó lọc lấy nước cốt.
  • Pha khoảng 50ml mật ong nguyên chất vào nước cốt lá ngải cứu.
  • Uống mỗi lần 50ml nước ngải cứu mật ong, ngày uống 2 lần.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày để có hiệu quả.

Sử dụng lá đinh lăng

Đinh lăng có nhiều saponin, lysin, vitamin B1… là các chất làm tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.

viem khop thieu nien
Từ xa xưa, lá đinh lăng đã được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả

Chuẩn bị: Lá đinh lăng, nước sạch.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá đinh lăng, đem phơi khô. Tốt nhất là phơi trời râm mát, tránh phơi quá héo lá.
  • Nấu lá đinh lăng khô cùng nước sạch, đun sôi khoảng 20 phút.
  • Uống mỗi ngày thay nước.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được hiểu quả mong muốn.

Xem thêm

Điều trị theo Đông y

Các bài thuốc cổ truyền có hiệu quả điều trị bệnh tốt và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc đông y thường mất thời gian sắc và phải rất kiên trì thì người bệnh mới thấy được hiệu quả.

Bài thuốc từ Đương quy

Đương quy có tác dụng tốt trong điều trị đau nhức, đặc biệt là đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn giúp tăng tuần hoàn máu, bổ dưỡng cho đối tượng thiếu niên đang phát triển.

Thành phần (cho một thang thuốc) gồm: Đương quy 16g. Cẩu tích, quế chi, độc hoạt mỗi vị 10g. Ngưu tất, tri mẫu mỗi vị 12g. Hy thiêm và đỗ trọng mỗi vị 8g. Phòng phong 6g.

Cách thực hiện:

  • Đun mỗi thang thuốc với khoảng 400ml nước sạch bằng ấm sắc thuốc.
  • Đun nhỏ lửa đến khi còn lại nước lượng nước ban đầu.
  • Chia phần thuốc thành 2 – 3 phần để uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc.

Bài thuốc từ Dây Đau xương

Dây đau xương thường được sử dụng để làm thuốc điều trị các bệnh xương khớp. Trong thành phần có chứa nhiều alkaloid, tinosinen… có tác dụng rất tốt trong giảm đau, viêm sưng…

Thành phần (cho 1 thang thuốc) gồm: Dây đau xương 20g. Ngoài ra còn hồng tơ xanh và vương cốt đằng mỗi vị 10g. Thạch cao, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc và độc hoạt mỗi loại 12g. Hy thiêm và cẩu tích mỗi vị 6g và Hối hạc 8 g

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc được làm sạch rồi đem sao khô.
  • Đun các dược liệu với khoảng 400ml nước, đun cho cô cạn còn nửa lượng nước.
  • Phần nước được chia thành 2-3 phần để uống. Nên uống khi nóng.

Điều trị theo Tây y

Điều trị theo Tây y là hướng phổ biến trong điều trị viêm khớp thiếu niên, gồm những phương pháp sau:

Điều trị bằng thuốc

Thuốc có tác dụng nhanh chóng giảm thiểu các cơn đau, nhưng thường đi kèm tác dụng phụ.

Các thuốc được dùng trong viêm khớp thiếu niên là:

  • Thuốc điều trị viêm khớp: Methotrexate với liều dùng từ 5 đến 10 mg/m2 da/ tuần. Có thể dùng tăng liều khi có chỉ định, nhưng không quá 20mg.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Có thể dùng nhiều thuốc phù hợp với trẻ em như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac… Các thuốc được tính theo kg cân nặng của trẻ và tùy thuộc vào tình trạng bệnh như: Ibuprofen: Dạng viên dùng 35mg/kg/ngày và dạng siro uống 45mg/kg/ngày – chia 3 lần uống.
  • Các corticoid: Các corticoid hường dùng là: Hydrocortisol acetat, Methylprednisolon acetat, Tobradex (Tobramycin + Dexamethazon)… Các corticoid thường dùng trong điều trị toàn thân hoặc tiêm tại khớp. Nhiều trường hợp cần phối hợp với các kháng sinh.
viem khop thieu nien
Sử dụng kháng sinh để giảm nhanh các triệu chứng

Vật lý trị liệu

Các động tác trị liệu giúp hồi phục xương khớp làm vận động trở lại bình thường.

Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến như:

  • Chiếu tia hồng ngoại: Ánh sáng hồng ngoại giúp làm giảm đau ở các ổ khớp.
  • Chườm nóng: Đắp miếng đệm nhiệt lên ổ khớp làm khớp được thư giãn và nhanh hồi phục.
  • Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc khăn bọc đá đắp lên vùng khớp bị đau. Không để đá lạnh trực tiếp lên vết thương vì dễ gây ra bỏng lạnh.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Giúp cải thiện tình trạng đau xung quanh vùng khớp.

Điều trị ngoại khoa

Khi thuốc và vật lý trị liệu không làm giảm bệnh, điều trị ngoại khoa được chỉ định. Các kỹ thuật thường được sử dụng là:

  • Nội soi khớp: Làm sạch khớp và cắt bỏ màng hoạt dịch. Nội soi giúp tránh tác động đến thẩm mỹ của người bệnh.
  • Thay khớp nhân tạo: Khi khớp không còn chức năng vận động, phải tiến hành thay khớp nhân tạo. Sau đó, cần tiến hành trị liệu để có thể sử dụng khớp mới.
viem khop thieu nien
Thay các khớp nhân tạo là sự lựa chọn tối ưu khi khớp mất hoàn toàn chức năng

Lời khuyên cho người bị bệnh và cách phòng tránh

Khi đã mắc bệnh, người bệnh không thể duy trì chế độ ăn như người bình thường. Họ phải có chế độ ăn riêng biệt để tránh làm nặng thêm bệnh. Đồng thời đối với người chưa mắc bệnh, cũng cần chú ý trong sinh hoạt để phòng tránh nguy cơ viêm khớp thiếu niên.

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh

Chế độ ăn hằng ngày giữ vai trò quan trọng trong thời gian điều trị bệnh. Đối với bệnh nhân viêm khớp thiếu niên, cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau đây:

  • Cá: Thịt cá và mỡ cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp. Một số loài cá biển như cá hồi, cá thu, cá cơm…
  • Rau xanh: Nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ viêm khớp các loại rau có chứa dịch nhờn tự nhiên như mồng tơi, đậu bắp… Các dịch nhờn này có tác dụng rất tốt đối với xương khớp trong cơ thể.
  • Đậu nành: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đậu nành chứa các hoạt chất kích thích sự phát triển xương khớp ở trẻ nhỏ.
  • Hoa quả: Cần bổ sung đầy đủ các vitamin cho trẻ bằng cách ăn nhiều trái cây mọng nước như dâu tây, mâm xôi, cam, nho,… Các loại trái cây này còn cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa, và các chất tăng cường mật độ xương, làm xương trở nên chắc khỏe.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn các loại thức ăn gây hại cho xương khớp như:

  • Những đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên,… do làm tăng phản ứng viêm của cơ thể.
  • Các món ăn có lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo… làm bào mòn xương khớp.
  • Các đồ uống có ga gây mòn canxi
  • Các loại thức ăn quá cay, nhiều muối như bim bim, đồ khô… tác động làm phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn.
viem khop thieu nien
Một chế độ ăn uống khoa học

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp thiếu niên

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm khớp thiếu niên là áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng và xương khớp đưa ra lời khuyên sau:

  • Khuyến khích trẻ tập thể thao hằng ngày, nhưng không bắt ép trẻ tập luyện quá độ, ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Có thể cho trẻ tập bơi lội, chạy bộ, đánh cầu lông, đá bóng… Chú ý trước khi tập thể thao, cần xoay các khớp cổ tay, cổ chân thật kỹ để tránh tình trạng cứng khớp hoặc chuột rút.
  • Uống nước mỗi ngày từ 1 đến 2 lít nước để đảm bảo các khớp xương được bôi trơn và đàn hồi tốt.
  • Không để trẻ ăn quá nhiều đồ ăn, dẫn đến béo phì. Thừa cân là một yếu tố dẫn đến tình trạng đau và viêm khớp.
  • Khi trẻ bị viêm khớp thiếu niên, cần hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ nướng, rán, chiên… vì làm cho tình trạng viêm đau thêm nghiêm trọng.
  • Chú ý không để trẻ mang vác nặng vì ảnh hưởng lớn đến cột sống và các khớp xương.
  • Đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên, để có thể phát hiện sớm viêm màng bồ đào. Tiến hành soi đáy mắt mỗi 4 tháng một lần trong trường hợp phát hiện trẻ viêm khớp.

Viêm khớp thiếu niên là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Bố mẹ cần hết sức lưu ý vì căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc có các hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *