Viêm loét dạ dày ăn gì? Món ăn tốt cho người bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bổ sung thực phẩm đúng cách là biện pháp hiệu quả đối với người bị đau dạ dày giúp cơ thể nhanh hồi phục và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vậy viêm loét dạ dày ăn gì mới tốt?

viem loet da day an gi
Nhiều người quan tâm đến viêm loét dạ dày ăn gì

Bị viêm loét dạ dày ăn gì?

Các chuyên gia đưa ra một số nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung cụ thể như sau:

Nhóm thực phẩm trung hòa được acid dạ dày và giảm tiết dịch vị

Acid dạ dày có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng viêm loét dạ dày, do đó, lựa chọn những thực phẩm có khả năng làm giảm tiết dịch vị và trung hòa acid trong dạ dày là điều rất cần thiết. 

Nhóm thực phẩm này gồm trứng, sữa, chuối, rau cải xanh, táo…đều rất tốt cho tình trạng viêm loét dạ dày. Đây đều là những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và làm bão hòa nồng độ acid trong dạ dày. Ngoài ra, một số loại bánh quy hay mật ong, đường cũng có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Nhóm thực phẩm có tinh bột giúp hút dịch dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày thường cảm thấy đau khi dịch vị tiết ra quá nhiều gây khó chịu ở những vùng bị tổn thương. Lúc này bạn nên lựa chọn một số loại thực phẩm có khả năng thấm bớt dịch dạ dày. Bạn có thể lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như bánh mì, khoai, sắn hoặc các loại gạo nếp…. 

viem loet da day an gi
Người bị viêm loét dạ dày nên chọn thực phẩm có thế trung hòa dịch vị

Tuy đây chỉ là một giải pháp giúp người bệnh giảm các cơn đau tạm thời nhưng có thể áp dụng thường xuyên đối với người bị viêm loét dạ dày, dư acid dạ dày quá mức.

Thực phẩm có lượng chất xơ thấp

Chất xơ trong thực phẩm được coi là có tác dụng tốt trong việc làm sạch hệ tiêu hóa bằng cách lấy đi các chất cặn bã. Tuy vậy, đối với thắc mắc người bị viêm loét dạ dày ăn gì thì các chuyên gia khuyến cáo, chất xơ có thể trở thành con dao 2 lưỡi khiến dạ dày vốn đang tổn thương trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, bạn nên ưu tiên nạp những thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp như rau chân vịt, súp lơ, hạt đậu xanh, rau cải xanh, lá húng quế, lá bạc hà…. Trong đó, rau cải xanh cung cấp vitamin và tính kiềm tự nhiên giúp cơ thể cân bằng môi trường trong dạ dày tốt nhất.

Thực phẩm giàu Vitamin

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì ngoài tinh bột và thực phẩm có khả năng trung hòa acid? Câu trả lời là các loại thức ăn giàu vitamin. Thông thường, bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa thường ăn không ngon miệng, khó hấp thu các dưỡng chất. Do vậy, họ thường dễ bị thiếu hụt các loại vitamin và chất khoáng tốt cho cơ thể.

Theo đó, việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết. Vitamin có nhiều trong các loại rau củ có xanh đậm, màu đỏ như cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, ớt chuông… Những loại thực phẩm này rất giàu vitamin A, B, C, E, D, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie giúp nâng cao sức khỏe và làm lành vết loét.

Những loại đồ uống nhẹ, không có cồn

Ngoài lời khuyên người bị viêm loét dạ dày ăn gì thì đồ uống cũng là vấn đề mà người bệnh nên lưu tâm. Nước chè loãng, nước ấm hay trà hoa cúc là những thức uống phù hợp đối với người bệnh dạ dày. 

Đặc biệt, trà hoa cúc có tác dụng thanh lọc cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân dạ dày như đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu và trung hòa acid bao tử. Vì vậy, sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh hơn. 

viem loet da day an gi
Người bệnh nên dùng các loại nước ép

Lưu ý: Loại hoa cúc được dùng làm trà có dược tính tốt nhất là loại cúc cánh đơn trắng nhỏ, nhụy vàng.

 Chọn những ăn thức ăn mềm

Trong chế độ ăn uống của người bị viêm dạ dày nên có các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, ít dầu mỡ như các món luộc, hầm, cháo, súp. Nhóm thực phẩm này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa giảm áp lực cho hệ tiêu hóa của bệnh dạ dày.

Thực phẩm có tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, tìm được lời giải cho câu hỏi bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì chính là chìa khóa quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.    

Những món ăn người viêm loét dạ dày nên ăn

Thực đơn của người điều trị viêm loét dạ dày cần được chú ý đặc biệt hơn bởi lúc này chức năng nghiền nát thức ăn và co bóp của dạ dày không còn đảm bảo. Những thực đơn dưới đây sẽ giúp cho người bệnh có những lựa chọn đa dạng trong quá trình điều trị bệnh.

Cháo thịt bò hầm trứng bắc thảo

Như đã nói trong phần trên của bài viết, cháo chính là món ăn và lời giải đáp cho băn khoăn người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì. Công thức của món cháo thịt bò hầm trứng bắc thảo gồm các bước sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 100gr thịt bò.
  • trứng vịt bắc thảo 2 quả.
  • 200gr xương heo.
  • 100gr rau tần.
  • 100gr gạo tẻ.
  • Gia vị các loại gồm: muối, hạt tiêu, nước mắm, mì chính.
viem loet da day an gi
Cháo là món ăn giúp bạn dễ tiêu hóa

Thực hiện

  • Xương heo đem rửa sạch, luộc qua với một chút muối, vớt ra cho vào nồi hầm với 1 lít nước lọc cho tới khi nhừ.
  • Bỏ gạo vào nồi nước xương đã chuẩn bị cho tới khi nhuyễn.
  • Khi cháo chín nêm nếm gia vị và cho rau tần vào.
  • Thịt bò băm nhỏ, cho lên chảo cùng 1 chút dầu ăn rồi đảo tái.
  • Cho thịt bò ra tô, đập trứng và múc cháo vào trộn đều là có thể sử dụng.

Cháo là món ăn dễ làm, phù hợp với mọi đối tượng. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm cách chế biến một số món cháo bổ dưỡng để thay đổi khẩu vị và tốt cho dạ dày như cháo thịt gà, cháo cá, cháo tôm, cháo hàu có tác dụng nhanh lành vết loét. 

Rau củ luộc thập cẩm

Trong rau củ chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nói chung và người bị viêm loét dạ dày nói riêng. Một số loại bạn có thể luộc chung gồm cà rốt, súp lơ, đậu hà lan, su hào… 

Cách thực hiện đơn giản theo các bước như sau:

  • Rau củ loại bỏ vỏ, rửa sạch. 
  • Đun nước sôi và thả rau củ vào.
  • Cho thêm 1 chút muối để giữ được màu sắc của chúng.
  • Nên luộc rau ở lửa lớn.

Lưu ý: Loại củ nào lâu chín bạn nên cho vào trước.

Dạ dày heo hầm đậu tương

Đây là món ăn bài thuốc được nhiều người ưa thích và rất tốt cho người viêm loét dạ dày bởi có tác dụng cân bằng acid dịch vị và giúp bổ sung các chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể. Cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dạ dày heo 1 cái.
  • 100gr đậu tương (hạt đậu nành).
  • 1 quả chanh.
  • 100ml rượu. 
  • Gia vị các loại hành khô, nước mắm, đường, bột ngọt.

Xem thêm

viem loet da day an gi
Món dạ dày không chỉ dễ ăn mà còn tốt cho người đau dạ dày

Thực hiện:

  • Dạ dày heo rửa sạch nhiều lần với nước, rượu và chanh để khử mùi, giúp dạ dày trắng hơn.
  • Thái dạ dày thành từng miếng vừa ăn, ướp với mắm, đường, bột ngọt khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
  • Đậu tương ngâm nước để loại bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo.
  • Cho nồi lên bếp, thêm dầu ăn, hành khô vào phi thơm, cho dạ dày heo đã cắt vào đảo đều cho đến khi săn lại.
  • Đổ nước vừa ăn, thêm đậu tương vào hầm trong 35-40 phút.
  • Nêm nếm gia vị và thưởng thức khi còn nóng.

Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người giúp tăng sức cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương viêm do bệnh viêm loét dạ dày.

Canh thịt nạc hầm nấm

Món ăn này cung cấp chất đạm và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dày, tốt cho thận của chúng ta. Nếu bạn băn khoăn người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì thì đây là một lựa chọn rất hợp lý.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100gr thịt lợn nạc.
  • 100gr nấm rơm.
  • Gia vị gồm muối, hạt nêm.

Thực hiện:

  • Rửa sạch thịt lợn, thái miếng vừa ăn.
  • Cho thịt lợn vào nồi, thêm nước và hầm cho đến khi mềm.
  • Nấm rơm đem rửa sạch, để ráo.
  • Cho nấm vào thịt đã được nấu mềm, thêm gia vị vừa ăn.

Món ăn này có thể ăn riêng hoặc ăn cùng cơm đều rất dễ ăn, tốt cho người viêm loét dạ dày.

Trên đây là một số nhóm thực phẩm và món ăn bổ dưỡng giải đáp thắc mắc người bị viêm loét dạ dày ăn gì. Áp dụng chế độ ăn đúng và nhịp sinh hoạt điều độ sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Gợi ý xem thêm: 

  • [GÓC CHIA SẺ] Hành trình giúp con gái 14 tuổi chấm dứt viêm loét HP dạ dày nhờ bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang
  • Cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh phân biệt các nhóm bệnh dạ dày và tư vấn chữa tận gốc

Dành cho bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *