Viêm màng bồ đào là gì? Hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh bệnh

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm màng bồ đào thuộc nhóm bệnh về mắt, có nguyên nhân gây bệnh thường gặp là: Nhiễm khuẩn, chấn thương, dị ứng, nhiễm độc…khiến người bệnh đau nhức và giảm dần thị lực. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm, đồng thời có nguy cơ mù lòa cao hơn. Do vậy, khi thấy có biểu hiện bất thường ở mắt đối tượng nên tiến hành điều trị ngay.

Viêm màng bồ đào mắt là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm nội sinh/ngoại sinh, kèm theo sự tổn thương về mặt cấu trúc của tổ chức: Dịch kính, thị thần kinh, củng mạc, võng mạc, giác mạc. Đây cũng là bệnh lý về mắt khá phổ biến, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất khó, do vậy hầu hết quá trình điều trị để dựa trên kinh nghiệm và có mức độ tái phát cao.

Viêm màng bồ đào mắt là bệnh lý nhiều người mắc phải
Viêm màng bồ đào mắt là bệnh lý nhiều người mắc phải

Bệnh nhân bị viêm màng bồ đào mắt nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ xuất hiện các biến chứng như sau:

  • Tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là biến chứng thường gặp khi bị viêm màng bồ đào trước do nghẽn đồng từ và góc tiền phòng. Nếu bệnh nhân bị tăng nhãn áp kéo dài sẽ dẫn chức năng thị giác bị tổn hại và không được hồi phục.
  • Đục thủy tinh thể mắt: Đục thủy tinh thể thường gặp ở bệnh nhân bị viêm màng bồ đào mãn tính hoặc tái phát sau khi điều trị. Nguyên nhân cũng có thể do việc sử dụng quá nhiều corticosteroid trong thời gian điều trị tổn thương viêm đã dẫn tới tính trạng này.
  • Giảm thị lực: Giảm thị lực là biến chứng thường được thấy ở bệnh nhân do tổ chức hóa dịch kính. Nếu chức năng của võng mạc chưa mát hoàn toàn thì vẫn có thể thực hiện cắt dịch kính bằng pars plana.
  • Teo nhãn cầu: Teo nhãn cầu xuất hiện khi viêm màng bồ đào kéo dài và không được điều trị dứt điểm, dẫn tới thể mi giảm chức năng bài tiết vĩnh viễn.
  • Bong võng mạc: Bong võng mạc cũng là một biến chứng nguy hiểm khi bị viêm màng bồ đào. Nguyên nhân là do dịch kính co kéo và dẫn tới việc rách võng mạc.

Những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất:

  • Đối tượng có tiền sử mắc bệnh về mắt trước đó.
  • Người có thói quen dùng tay dụi mắt hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Đối tượng nhân viên văn phòng, thường xuyên bị khô mắt và mỏi mắt do dùng máy vi tính lâu.
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy giảm như: Người cao tuổi, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), phơi nhiễm,…

Viêm màng bồ đào là bệnh lý nguy hiểm, càng điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi dứt điểm càng cao. Và quá trình điều trị nên được thực hiện theo đúng phác đồ và sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm màng bồ đào sau

Để điều trị hiệu quả chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu căn nguyên và triệu chứng thường gặp của tình trạng này. Bác sĩ cũng sẽ dựa vào những thông tin này để chẩn đoán bệnh.

Nguyên nhân viêm màng bồ đào cấp

Nguyên nhân viêm màng bồ đào thường gặp bao gồm:

  • Vi khuẩn: Các vi khuẩn như: Tụ cầu, phế cầu, xoắn khuẩn, liên cầu, trực khuẩn…là nguyên nhân chính gây bệnh. Những vi khuẩn này thường xuất hiện trong trường hợp chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Đồng thời bệnh nhân cũng có thể nhiễm khuẩn từ các ổ viêm gần đó như: Viêm lợi, viêm đường hô hấp trên…hoặc bệnh lý suy giảm miễn dịch: Giang mai, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ.
  • Virus: Một số virus cũng được xác định trong mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân, chủ yếu thường thấy là: Herpes, virus cúm, zona, quai bị, thủy đậu…
  • Nấm: Viêm màng bồ đào có thể là do bị nhiễm nấm ngoại sinh (do chấn thương), nội sinh (tự thân) hoặc sau phẫu thuật. Một số loại nấm được xác định gây ra bệnh: Aspergillus, candida…
  • Ký sinh trùng: Những ký sinh trùng như ấu trùng sán lợn, giun, toxoplasma…cũng được xác định ở một số bệnh nhân. Đặc biệt là người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo hoặc ăn đồ sống.
  • Yếu tố miễn dịch: Viêm màng bồ đào được xác định là có liên quan đến yếu tố kháng nguyên HLA của hệ thống miễn dịch. Và những người có mắc các hội chứng: Behcet, reiter hoặc vogt – koyanagi – harada thì sẽ dễ xuất hiện bệnh lý về mắt hơn.
  • Dùng chất kích thích: VIệc thường xuyên sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá sẽ thúc đẩy phản ứng viêm trong tổ chức mạch máu, khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm và gây viêm màng bồ đào.
Sự xâm nhập của vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh
Sự xâm nhập của vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh

Triệu chứng và hình ảnh bệnh

Trên thực tế các ca lâm sàng thì triệu chứng của viêm màng bồ đào được mô tả như sau:

  • Bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực, nhìn mờ đối với tất cả các vật thể.
  • Kèm theo đó là tình trạng đau nhức do co thắt ở thể mu và các đầu thần kinh tận cùng.
  • Đối tượng sẽ có cảm giác sợ ánh sáng và thường xuyên chảy nước mắt do bị kích thích dây thần kinh số V.
  • Mống mắt nếu quan sát thường sẽ thấy đậm màu hơn bình thường bởi có thể đã bị xuất huyết bên trong.
  • Những tế bào viêm sẽ lắng đọng trong mô giác mạc và gây tủa tại đây. Do vậy bệnh nhân có thể tự quan sát thấy những nốt trắng trên mống mắt.
  • Mắt nếu quan sát kỹ sẽ bị co đồng từ và phân tán sắc tố
Triệu chứng ngứa và đau mắt rất điển hình khi bị viêm màng bồ đào
Triệu chứng ngứa và đau mắt rất điển hình khi bị viêm màng bồ đào

Chẩn đoán và cách điều trị

Để điều trị bệnh viêm màng bồ đào, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thông qua quá trình chẩn đoán. Bệnh nhân cũng nên chủ động trao đổi về triệu chứng và tiền sử bệnh với bác sĩ để lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán viêm màng bồ đào

Chẩn đoán viêm màng bồ đào được thực hiện như sau:

Kiểm tra tại chỗ

Bác sĩ thực hiện kiểm tra tại chỗ để đánh giá thị lực, mức độ đau, sắc tố, kích cỡ đồng tử…của người bệnh. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh và thời điểm bắt đầu cảm thấy khó chịu ở mắt từ người bệnh.

Xét nghiệm

Sau khi kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm công thức máu và tốc độ lắng đọng.
  • Xét nghiệm yếu tố HIV nếu có nghi ngờ.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM, IgG có trong huyết thanh.
  • Xét nghiệm chỉ số men chuyển ACE.
  • Sinh hóa máu và nước tiểu.
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp Rf nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh xương khớp.

Tùy vào thể trạng và tiền sử của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm đã nêu.

Kiểm tra tình trạng mắt ngay khi bệnh nhân thăm khám
Kiểm tra tình trạng mắt ngay khi bệnh nhân thăm khám

Chụp hình ảnh

Ngoài việc thực hiện các xét nghiệm tổ chức, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện chụp x quang phổi hoặc xương khớp để loại bỏ dần nguyên nhân có thể gây bệnh.

Kết luận bệnh

Sau khi có kết quả xét nghiệm và hình ảnh, bác sĩ sẽ kết luận về bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Mẹo dân gian điều trị viêm màng bồ đào chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng, do vậy được sử dụng trong trường hợp nhẹ và chưa thấy xuất hiện biến chứng. Đây cũng không được xem là biện pháp điều trị riêng biệt mà thường được sử dụng kết hợp với điều trị Đông y hoặc Tây y.

Rửa mắt bằng nước muối

Nước muối được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, đây là môi trường nhược trương do vậy sẽ khiến nước trong tế bào bị đẩy ra ngoài và thay đổi cấu trúc vi khuẩn. Bệnh nhân viêm màng bồ đào nên rửa mắt bằng nước muối thường xuyên trong thời gian điều trị.

Thành phần: Nước muối sinh lý 0,9%.

Thực hiện và sử dụng:

  • Bệnh nhân dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ đều vào hai bên mắt.
  • Nên thực hiện ở tư thế nằm và 3 – 4 lần/ngày.

Xông nước trầu không

Trầu không là vị dược liệu có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Bệnh nhân có thể dễ dàng chuẩn bị và thực hiện bào chế bài thuốc Nam này để điều trị triệu chứng viêm màng bồ đào.

Thành phần: Trầu không 5 lá, muối trắng 200g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Trầu không rửa sạch, vò thành vụn rồi cho vào một cái cốc cao cổ, thêm muối và nước (khoảng 70 độ).
  • Dùng một tờ giấy có đục lỗ ở giữa trùm lên miệng cốc và đưa mắt vào gần lỗ này.
  • Bệnh nhân tự điều chỉnh khoảng cách từ mắt đến miệng cốc để giảm nhiệt độ và cảm giác nóng.
  • Thực hiện như vậy sẽ giúp giãn mạch máu ở mắt và tăng khả năng làm lành vết thương tại đây.
Mẹo dân gian điều trị viêm màng bồ đào chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng
Mẹo dân gian điều trị viêm màng bồ đào chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng

Điều trị bằng Đông y

Điều trị viêm màng bồ đào bằng Đông y là biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên đáp ứng của mỗi bài thuốc lại phụ thuộc vào cơ địa và thời gian sử dụng, do vậy bệnh nhân cần kiên trì sử dụng.

Bài thuốc 1

Thành phần: Hoàng bá, hạ khô thảo, tam thất, tri mẫu, sinh địa, thổ phục linh.

Thực hiện và sử dụng:

  • Mỗi ngày bệnh nhân thực hiện sắc 1 thang thuốc như trên.
  • Chia lượng thuốc thành 2 phần và uống vào sáng, tối để đảm bảo hiệu quả.

Bài thuốc 2

Thành phần: Thạch cao sống, tri mẫu, chư linh, cát căn, hoàng liên, cam thảo, ý dĩ nhân, khương truật, phục linh, ích mẫu thảo, hoàng cầm.

Thực hiện và sử dụng:

  • Bệnh nhân thực hiện sắc thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc theo tỉ lệ 6:3, nghĩa là cư 6 bát nước trắng thì cần thu được 3 bát thuốc tương ứng.
  • Chia thuốc thành 3 liều và cho bệnh nhân uống khi nóng.

Viêm màng bồ đào điều trị bằng Tây y

Điều trị viêm màng bồ đào theo Tây y sẽ mang lại đáp ứng nhanh và hiệu quả hơn các biện pháp khác. Tuy nhiên nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ cũng nhiều hơn mức bình thường và có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Do vậy, bác sĩ chịu trách nhiệm cần cẩn thận trong mọi chỉ định liên quan đến bệnh nhân để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.

Điều trị nội khoa

Các thuốc được dùng trong điều trị viêm màng bồ đào bao gồm:

  • Uống thuốc kháng sinh: Tetracyclin, cloramphenicol, amoxicillin, azithromycin. ceftriaxon,…được dùng khi bệnh được xác định là do vi khuẩn gây ra. Tùy vào mức độ của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định liều lượng phù hợp.
  • Thuốc kháng virus thường dùng là Acyclovir với hàm lượng tối đa là 4g/ngày trong trường hợp mới khởi phát. Liều dùng sẽ được giảm dần đến khi đạt được đáp ứng lâm sàng.
  • Thuốc giãn đồng tử như: Atropin, adrenalin…dùng ở dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tiêm và mạch máu mắt để giảm triệu chứng đau và khó chịu cho người bệnh.
  • Thuốc kháng viêm tại chỗ: Fluorometholone, loteprednol, rimexolone…ở dạng thuốc nhỏ mắt được kết hợp với thuốc kháng viêm toàn thân dạng viêm là methylprednisolone để điều trị viêm màng bồ đào. Sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên sẽ khiến bệnh nhân xuất hiện nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch như: Methotrexate, tacrolimus, cyclophosphamide, cyclosporine…được dùng với hàm lượng phù hợp và kèm theo trong thời gian dùng thuốc đặc trị.
Điều trị nội khoa được chỉ định với liều lượng phù hợp
Điều trị nội khoa được chỉ định với liều lượng phù hợp

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được sử dụng khi bệnh nhân không có đáp ứng với các dạng thuốc hoặc đã có biến chứng nghiêm trọng xuất hiện. Dưới đây là một số biện pháp phẫu thuật thường được chỉ định:

  • Thay thủy tinh thể nhân tạo khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thế.
  • Phẫu thuật cắt mống mắt trong điều trị tăng nhãn áp thông qua lỗ dò.
  • Phẫu thuật cắt màng võng mạc và dịch kính.
  • Phẫu thuật lấy võng mạc bị bong.

Viêm màng bồ đào cần kiêng gì? Kiêng gì?

Bệnh nhân bị viêm màng bồ đào bên quan tâm đến chế độ ăn uống trước, trong và sau điều trị để thể trạng bệnh được ổn định, đồng thời tăng khả năng hồi phục sức khỏe.

Những thực phẩm người bệnh được khuyên dùng mỗi ngày:

  • Thực phẩm chứa nhiều beta – caroten như cà rốt sẽ tốt cho võng mạch và tăng cường thị lực.
  • Các loại cá chứa lượng omega 3 đồi dào như: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ…sẽ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, khô mắt và đục thể thủy tinh.
  • Các loại rau xanh: Rau chân vịt, đậu xanh, đậu hà lan, cải xoăn, bơ, súp lơ…chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, giúp cải thiện điểm nhìn của mắt.
  • Các loại tinh bột từ ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch,…cung cấp lượng vitamin E và kẽm cao, giúp tăng khả năng liền vết thương (hậu phẫu).
  • Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bao gồm: Cam, nho, bưởi ngọt,…

Những thực phẩm nên kiêng sử dụng khi bị viêm màng bồ đào:

  • Thực phẩm đã để lâu ngày trong tủ lạnh sẽ là môi trường để vi khuẩn phát triển, do vậy bệnh nhân không nên sử dụng.
  • Những thực phẩm kích thích tăng tiết histamin như: Da gà, vịt, tôm cua…sẽ khiến bệnh nhân ngứa và có phản xạ dụi mắt, như vậy sẽ gia tăng nguy cơ tái phát.
  • Thực phẩm kích thích viêm và hình thành mủ như: Gạo nếp, lòng đỏ trứng, rau muống…
  • Chất kích thích như: Cà phê, thuốc lá, bia rượu sẽ khiến sức đề kháng suy giảm và dễ tái phát bệnh hơn.
Sử dụng thịt các giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Sử dụng thịt các giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Phòng ngừa viêm màng bồ đào hiệu quả nhất

Viêm màng bồ đào là căn bệnh về mắt nguy hiểm, dễ tái phát và có nguy cơ để lại biến chứng rất cao. Do vậy những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thường xuyên kiểm tra thị lực và cấu trúc mắt để nhận biết bệnh và điều trị sớm ngay khi phát hiện.
  • Vệ sinh tay và cơ thể thường xuyên để đảm bảo không mang mầm bệnh. Đồng thời hạn chế chạm tay vào mắt khi ngứa bởi vì sẽ làm tổn thương niêm mạc và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt.
  • Rửa mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn.
  • Hạn chế việc sử dụng máy vi tính để mắt không bị khô hoặc thiếu dưỡng chất.
  • Cung cấp đầy đủ nước theo nhu cầu hàng ngày. Cũng nên thực hiện một số bài tập về mắt sau thời gian làm việc.
  • Dành thời gian để ngủ đủ giấc hàng ngày cũng giúp mắt cải thiện chức năng và ngăn cản quá trình thoái hóa.

Trên đây thông tin về bệnh lý viêm màng bồ đào, hy vọng đã cung cấp thêm kiến thức cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, để hạn chế biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên kiểm tra mắt thường xuyên và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đọc thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *